Sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu là an toàn?

Rate this post

Trong cuộc sống hiện đại, khá nhiều chị em đều trở lại làm việc sớm sau kỳ nghỉ sinh. Với họ, việc trữ sữa cho con trở thành vấn đề nan giải. Cũng có những mẹ sữa về nhiều, để tránh lãng phí thì cần phải trữ sữa. Thời gian trở lại đây, trữ sữa bằng bình giữ nhiệt là chủ đề hầu hết các bà mẹ đều rất quan tâm. Vậy sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu? Dùng bình giữ nhiệt trữ sữa sao cho an toàn? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu là an toàn?

1. Về nguyên tắc bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra

1.1. Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra

Liên quan đến việc bảo quản sữa mẹ, có một số lưu ý cần thực hiện đúng. Điều này nhằm bảo toàn dinh dưỡng cao nhất cho bé. Một cách cụ thể, theo CDC Hoa Kỳ (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), sữa mẹ ngay sau khi vắt ra:

  • Để được 4 tiếng ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C hoặc thấp hơn).
  • Để được tối đa 4 ngày trong tủ lạnh.
  • Để được 6-12 tháng trong tủ đông. 

Sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu là an toàn?

1.2. Điều kiện cần khi bảo quản sữa mẹ

Ngoài nhiệt độ, đồ đựng và cách bảo quản cũng là điều kiện cần kèm theo, khi bảo quản sữa mẹ . Đồ đựng, cách thực hiện có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sữa, lẫn thời gian bảo quản.

1.2.1. Về đồ đựng sữa

Chúng ta nên dùng túi trữ sữa mẹ chuyên dụng, hộp đựng bằng thủy tinh, nhựa an toàn hoặc chất liệu an toàn khác. Các loại hộp đựng đều có nắp đậy.

Không dùng hộp hay chai nhựa tái chế. Không dùng các loại túi hay chai hoặc hộp dùng 1 lần. Cũng như, không dùng túi nhựa không chuyên dùng bảo quản sữa mẹ.

1.2.2. Về cách thực hiện bảo quản

  • Khi cho sữa vào đồ đựng, cần chừa một khoảng trống miệng túi hoặc miệng hộp.
  • Gián nhãn ngày tháng rõ ràng cho mỗi túi/ hộp đựng sữa.
  • Chia sữa thành phần đủ cho mỗi một lần dùng của bé.
  • Nếu không dự định dùng sữa ngay trong 4 tiếng, nên trữ đông ngay sau khi vắt ra.
  • Ngay sau khi vắt, sữa mẹ có thể được bảo quản trong tủ mát cách nhiệt với túi đá đông lạnh trong 24h. Sau đó sử dụng hoặc bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông.
  • Không để sữa ở cửa tủ lạnh hay cửa tủ đông. Điều này tránh được việc làm thay đổi nhiệt độ khi đóng hay mở cửa tủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 

Sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu là an toàn?

2. Có nên bảo quản sữa mẹ trong bình giữ nhiệt hay không?

Như thông tin chia sẻ ở trên, sữa mẹ cần được giữ bằng túi trữ sữa mẹ chuyên dụng, các loại hộp/ lọ có chất liệu an toàn. Theo đó, bình giữ nhiệt có chất liệu an toàn, cũng có thể dùng để trữ sữa mẹ được.

Hiện nay trên thị trường có cung cấp bình giữ nhiệt đựng sữa mẹ chuyên dụng. Hay, cũng có những sản phẩm trữ hoặc bảo quản sữa đi kèm máy vắt sữa. Tuy nhiên, thực tế, không phải bà mẹ nào cũng đủ điều kiện, để mua các loại bình hay máy vắt sữa loại này. Do đó, bình giữ nhiệt tốt trở thành lựa chọn khá phổ biến.

3. Sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu là an toàn?

3.1. Bảo quản sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu là an toàn?

  • Ở nhiệt độ phòng : Ngay sau khi vắt ra, sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được trong 1 tiếng là an toàn.
  • Ở ngăn mát tủ lạnh : Sau khi mang sữa đã giữ lạnh ra khỏi tủ lạnh, đổ vào bình giữ nhiệt, đậy nắp. Mẹ cần lưu ý thời gian sử dụng, tốt nhất trong 1 tiếng và dưới 2 tiếng. Vì khi chuyển sang bình giữ nhiệt, nhiệt độ tăng dần, vi khuẩn bắt đầu hoạt động, chất lượng sữa giảm đi và nhanh hư hơn.
  • Ở ngăn đông : Sữa mẹ trữ đông sau khi được rã đông, tiến hành giữ sữa bằng bình giữ nhiệt, tốt nhất trong 1 tiếng và không quá 2 tiếng. 

Tìm hiểu thêm: Cho bé bú nằm nghiêng mẹ nên áp dụng khi nào?

Sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu là an toàn?

3.2. Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Tuy bảo quản kỹ lưỡng và đúng cách, đôi khi cũng không tránh khỏi những tác động ngoài mong muốn, khiến sữa mẹ nhanh bị hỏng hơn. Có một số dấu hiệu giúp mẹ phát hiện ra điều này ngay:

  • Sữa mẹ có mùi hôi : Ngay cả khi bảo quản đúng cách, thời gian không quá dài nhưng nếu mùi sữa khó chịu khiến mẹ nghi ngờ, mẹ đừng ngần ngại bỏ sữa đi. Vì lúc này, khả năng cao là sữa đã bị hư rồi.
  • Sữa không hòa quyện khi khuấy đều lên : Sữa mẹ tách lớp một cách tự nhiên khi bị lắng xuống, chất béo thì nổi lên trên. Nếu chúng ta khuấy đều, các lớp đã tách sẽ trộn lẫn. Trường hợp khi khuấy mà các lớp không hòa quyện, phần lớn là sữa đã bị hư.
  • Sữa mẹ để lạnh lâu hơn 4 ngày : Sữa mẹ sau khi vắt và tiến hành giữ lạnh ngay, chúng ta có thể bảo quản tối đa đến 4 ngày. Điều kiện là sữa phải được đặt để trong tủ lạnh, không đặt ở cửa tủ. Sữa để lâu hơn 4 ngày mẹ không nên cho bé dùng.
  • Sữa có vị chua : Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sữa đã bị hư, không thể sử dụng được nữa.

4. Nguyên tắc giữ sữa mẹ trong bình giữ nhiệt để được lâu

Như chúng ta đều biết, bình giữ nhiệt có thể giữ lạnh hoặc ấm hay nóng thực phẩm. Nhiệt độ thực phẩm trong bình được bảo toàn một khoảng thời gian và giảm dần. Bình giữ nhiệt không dùng để bảo quản thực phẩm. Do vậy, tương tự với sữa mẹ, khi dùng bình giữ nhiệt để giữ sữa, chúng ta cũng cần lưu ý điều này.

4.1. Nguyên tắc giữ sữa ấm

Sữa mẹ được làm ấm có thể giữ ấm bằng bình giữ nhiệt một khoảng thời gian rồi cho bé dùng. Thời gian giữ ấm này dưới 1 tiếng, không để lâu hơn. Việc giữ sữa ấm lâu hơn 1 tiếng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của sữa hoặc khiến sữa nhanh hỏng hơn. 

Sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu là an toàn?

4.2. Nguyên tắc giữ sữa lạnh

Sữa mẹ để lạnh hoặc rã đông đúng cách, sau đó có thể bảo quản lạnh bằng bình giữ nhiệt. Thời gian bảo quản lạnh tốt nhất 1 tiếng và không quá 2 tiếng, tùy thuộc thêm vào nhiệt độ bên ngoài.

Bình giữ nhiệt giữ lạnh sữa thường được dùng trong thời gian di chuyển là phổ biến. Ví dụ, mẹ giữ lạnh sữa ở nơi làm việc, cần chuyển qua bình giữ nhiệt để mang về nhà sau giờ làm việc. Hoặc, mẹ cho bé đi ra ngoài hay đi du lịch, cần bảo quản sữa trong thời gian di chuyển.

5. Những điều cần lưu ý khi giữ sữa mẹ trong bình giữ nhiệt

5.1. Lưu ý khi giữ sữa mẹ trong bình giữ nhiệt

Sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt, được bảo toàn dinh dưỡng khi mẹ thực hiện đúng cách. Những lưu ý sau đây mẹ chắc chắn rất cần và hữu ích cho mẹ.

  • Luôn đảm bảo bình và nắp bình sạch, khô trước khi mẹ cho sữa vào.
  • Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C), mẹ đổ sữa vào bình giữ nhiệt ngay sau khi vắt ra. Thời gian bảo quản tối đa là 1 tiếng.
  • Nếu bảo quản sữa lạnh hoặc ấm, sữa được làm lạnh hoặc ấm đúng cách, đổ qua bình giữ nhiệt, cần sử dụng trong 1 tiếng.
  • Tùy thuộc vào loại bình, mức giữ nhiệt của bình và nhiệt độ môi trường, thời gian giữ sữa mẹ bằng bình giữ nhiệt có thể khác nhau.
  • Thời gian tốt nhất để sữa mẹ trong bình giữ nhiệt là 1 tiếng và tối đa 2 tiếng.
  • Không nên đặt bình giữ nhiệt đựng sữa vào tủ lạnh.
  • Luôn kiểm tra tình trạng sữa sau khi đổ ra từ bình giữ nhiệt. Điều này nhằm bảo đảm an toàn cho bé sử dụng sau đó. 

Sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu là an toàn?

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị sốt và 7 điều có thể bạn chưa biết

5.2. Cách chọn bình giữ nhiệt đựng sữa mẹ tốt và chất lượng

  • Lưu ý về thương hiệu : Thương hiệu uy tín cung cấp các sản phẩm bình giữ nhiệt chất lượng. Các thương hiệu đáng tin cậy hiện nay bạn có thể tham khảo như Lock&Lock, Zebra, Tiger, Thermos, Elmich.
  • Lưu ý về chất liệu : Bình giữ nhiệt có 2 hoặc 3 lớp. Trong đó, lớp trong cùng rất quan trọng, đảm bảo về độ an toàn khi đựng thực phẩm không bị thôi nhiễm. Chất liệu tốt được quan tâm nhất hiện nay là inox 304,316 không bị oxy hóa hay han gỉ.

Bạn và Blogtretho.edu.vn vừa tìm hiểu chủ đề sữa mẹ để trong bình giữ nhiệt được bao lâu là an toàn. Qua đề cập chi tiết, tin rằng các mẹ khi cần giữ sữa bằng bình giữ nhiệt sẽ yên tâm hơn. Cũng như, những thông tin hữu ích này giúp mẹ giữ sữa cho con an toàn và bảo toàn cao nhất dinh dưỡng cho bé.

Hằng Lâm tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *