Hẳn là mẹ bầu nào cũng thích thú muốn biết sự phát triển của thai nhi theo tuần diễn ra như thế nào. Bài viết này là dành riêng cho mẹ, để có cái nhìn khái quát, về sự phát triển đều đặn của bé qua từng tuần. Chắc chắn mẹ sẽ thấy hành trình mang thai còn kì diệu, thú vị hơn nữa, khi biết con thay đổi mỗi ngày như thế nào bên trong cơ thể của mình và cảm thấy ngày càng yêu bé nhiều hơn.
Bạn đang đọc: Sự phát triển của thai nhi theo tuần diễn ra như thế nào?
Bạn có biết rằng sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi được các chuyên gia phân thành 3 giai đoạn gồm 40 tuần tuổi: giai đoạn thụ thai (2 tuần), giai đoạn phôi thai (8 tuần kế tiếp), giai đoạn bào thai (32 tuần còn lại).
Contents
1. Giai đoạn thụ thai (2 tuần đầu)
Là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng trong quá trình thụ tinh. Sau thụ tinh, trứng đã thụ tinh phân chia tế bào liên tục nhanh chóng, tạo thành tế bào mới gọi là phôi thai, di chuyển xuống tử cung làm tổ.
2. Giai đoạn phôi thai (8 tuần kế tiếp)
Tuần 3: Phôi thai đã phát triển, nhau thai hình thành lấy chất dinh dưỡng từ mẹ nuôi thai. Đây là thời điểm biết chính xác bạn có thai không.
Tuần 4: Thai nhi bằng hạt mè, có 3 lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì.
Tuần 5: Thai nhi bắt đầu có nhịp tim, tai, mũi, miệng nhưng rất bé.
Tuần 6: Thai nhi lớn dần, bắt đầu có tay và chân.
Tuần 7: Thai nhi hình thành hệ thần kinh sơ khai và có ngón tay, ngón chân.
Tuần 8: Thai nhi phát triển tương đối đầy đủ hình hài ban đầu.
3. Giai đoạn bào thai (32 tuần còn lại)
Tuần 9: Thai nhi phát triển thành bào thai nhanh chóng (nặng gần 7gram)
Tuần 10: Các bộ phận thai nhi phát triển đầy đủ, xương cứng lại, chắc chắn hơn.
Tuần 11: Thai nhi tương đương một trái chanh (15 gram và dài 5 cm).
Tuần 12: Thai nhi có tĩnh mạch, nội tạng có thể nhìn thấy thông qua làn da, có vân tay và tăng trưởng nhanh.
Tuần 13: Thai nhi có những cử động nhẹ (nheo mắt, cau mày, mút tay).
Tuần 14: Biết được giới tính bằng siêu âm (dài 10 cm và nặng 70 gram).
Tuần 15: Bào thai tương ứng với một quả cam. Lúc này, tim thai nhi đập mạnh (bơm khoảng 28 lít máu/ ngày).
Tuần 16: Thai nhi có thể xoay chuyển các khớp và tuyến mồ hôi phát triển.
Tuần 17: Thai nhi tương đương một củ hành tây và liên tục co duỗi tay chân, có cảm nhận thấy các cử động ngay trong tuần này.
Tuần 18: Giác quan của thai nhi phát triển khá mạnh, nghe được giọng nói của mẹ.
Tuần 19: Cơ quan tiêu hóa phát triển mạnh, thai nhi nuốt nhiều nước ối hơn và có phân su.
Tuần 20: Thai nhi nặng khoảng 340 gram, dài khoảng 27cm. Những chuyển động trở nên rõ ràng hơn.
Tìm hiểu thêm: Quan hệ sau bao nhiêu ngày thì biết có thai hay không?
Tuần 21: Thai đã hình thành khuôn mặt rõ ràng (môi, mí, lông mày).
Tuần 22: Có thể cảm nhận rõ các chuyển động của thai nhi và thai nhi cũng nhạy cảm âm thanh bên ngoài.
Tuần 23: Thai nhi trở nên đầy đặn hơn, não và vị giác phát triển.
Tuần 24: Chiều dài khoảng 34 cm và nặng khoảng 680 gram. Làn da thai nhi bắt đầu căng ra và có thể đã mọc tóc.
Tuần 25: Các giác quan của thai nhi hoạt động tốt, nhạy cảm hơn và tập hít thở một lượng nhỏ nước ối của mẹ.
Tuần 26: Bộ não của thai nhi phát triển và hoạt động tích cực, nhắm mở mắt đều đặn và mút ngón tay.
Tuần 27: Cảm nhận thấy ánh sáng mờ qua thành tử cung, phát triển khá nhanh.
Tuần 28: Bổ sung các chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện trọng lượng của bé khoảng 1.1 kg và chiều dài khoảng 38 cm.
Tuần 29: Mắt có thể phản ứng lại với ánh sáng nhưng còn yếu, trọng lượng thai nhi đạt khoảng 1.4 kg và dài hơn 40 cm.
Tuần 30: Một số mẹ đã có thể xuất hiện sữa non, thai nhi nặng khoảng 1.4 kg và dài hơn 40.6 cm.
Tuần 31: Thai nhi nặng khoảng 1.7 kg và dài khoảng 42.5 cm, xuất hiện móng chân, móng tay và lông tơ.
Tuần 32: Thai nhi nặng hơn 1.8 kg, dài hơn 43 cm, da không còn nhăn nheo và khung xương cứng cáp hơn.
Tuần 33: Thai nhi nặng khoảng 2.15 kg, dài gần 46 cm và da dẻ căng mịn vì lớp mỡ dưới da đã dày lên.
Tuần 34: Các bộ phận thai nhi đã hoàn thiện, những tuần sau chủ yếu phát triển về cân nặng và chiều cao.
Tuần 35: Lớp lông tơ trên da thai nhi bắt đầu rụng và có xu hướng nằm trút đầu xuống dưới.
Tuần 36: Cân nặng khoảng 2.8 kg, chiều dài hơn 48 cm, một số mẹ đã cảm thấy có sự xuất hiện các cơn co thắt tại tử cung.
Tuần 37: Chiều dài khoảng 50 cm và cân nặng khoảng 3 kg, các cơ quan của thai nhi đã hoàn thiện.
Tuần 38: Thai nhi dài hơn 50 cm và cân nặng khoảng 3.2 kg, lớp da liên tục được làm dày lên (giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi sinh).
Tuần 39: Bé nặng tới 3.2 – 3.4 kg, dài khoảng 50 cm và xương sọ chưa khít lại được, chúng có thể chồng lên nhau một chút để bé dễ dàng lọt qua khung xương chậu của mẹ ra ngoài. Báo hiệu sắp sinh.
Tuần 40: Cơ thể nặng tới 3.6 kg và dài hơn 50 cm, thai nhi sẵn sàng chào đời.
>>>>>Xem thêm: Vắt sữa non trong thai kỳ: Hại nhiều hơn lợi!
Như vậy, sự phát triển của thai nhi theo tuần đã cho mẹ thấy sự lớn lên kỳ diệu của bé. Một sinh linh bé bỏng trải qua 40 tuần trong bụng mẹ sẽ cất tiếng khóc đầu tiên, chắc chắn sẽ làm vỡ òa niềm hạnh phúc gia đình. Chúc các bạn có một thời kì mang thai tràn đầy hạnh phúc, khỏe mạnh và sẽ đón một thiên thần thật đáng yêu.
Hoàng Hoài tổng hợp