Đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

Rate this post

Đái tháo đường thai kỳ là trường hợp mà mức đường huyết của thai phụ tăng cao trong thời gian mang thai. Tình trạng này sẽ diễn tiến càng nhanh khi thai nhi càng lớn, từ đó gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi ra sao, cũng như hướng điều trị thế nào,…Blogtretho.edu.vn mời các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, được phát hiện trong thời kỳ mang thai và sẽ tự khỏi sau khi sinh. Không loại trừ trường hợp thai phụ đã có tình trạng rối loạn dung nạp glucose từ trước, nhưng chưa được phát hiện.

Trong vòng 6 tuần sau khi sinh, nếu người mẹ chưa khỏi bệnh thì lúc này không được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ nữa mà thuộc thể bệnh đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2, đái tháo đường do dinh dưỡng hoặc triệu chứng.

Đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

Khoảng 5% phụ nữ mang thai bị bệnh đái tháo đường thai kỳ. Theo thống kê, tỉ lệ bà bầu Châu Á mắc bệnh cao hơn so với Châu Âu, Châu Mỹ. Những bà mẹ trên 35 tuổi, có thể trạng béo phì, tăng huyết áp, tiền căn cha mẹ bị đái tháo đường hay bản thân bị đái tháo đường, tiền căn sảy thai, thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ mang thai có sức khoẻ tốt.

2. Thai nhi bị ảnh hưởng ra sao khi mẹ bị đái tháo đường thai kỳ? 

2.1. Thai nhi bị tật bẩm sinh

Các dị tật bẩm sinh có thể gặp ở hệ thần kinh, tim mạch… sau khi bé ra đời nếu thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ mà không được kiểm soát tốt. Tỉ lệ này là 6 – 12% so với những đứa trẻ mà mẹ được kiểm soát tốt tình trạng đường huyết chỉ là 2%. Vì thế, các mẹ cần phải kiểm soát tích cực hàm lượng đường huyết trước khi có thai và trong suốt thời kỳ mang thai, để tránh nguy cơ thai nhi bị dị tật.

Đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

2.2. Thai to hoặc kém phát triển

Khi mẹ không được kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm thai nhi bị tăng đường huyết kích thích thai phát triển to. Ngược lại, thai của các mẹ bị đái tháo đường lâu, đã có biến chứng mạch máu thường bị kém phát triển trong tử cung. Một nguyên nhân khác là do kiểm soát đường huyết quá chặt cũng làm thai kém phát triển. 

2.3. Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ đa ối

Đa ối là tình trạng có quá nhiều nước ối làm cho các bà bầu rất khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ. Tăng thể tích nước ối có liên quan với nồng độ đường huyết và các yếu tố khác như thai giảm nuốt, rối loạn vận chuyển nước qua các khoang trong buồng tử cung… Mẹ bầu kiểm soát tốt đường huyết rất hiếm gặp tình trạng này.

Tìm hiểu thêm: Tiêm ngừa uốn ván cho thai phụ

Đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

2.4. Sảy thai hoặc thai chết lưu

Một số trường hợp sảy thai hoặc thai chết lưu là do bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ, dẫn đến một số biến chứng phổ biến như sản giật hoặc tiền sản giật. Ngày nay, nhờ được khuyến cáo xét nghiệm tiểu đường thai kỳ kịp thời và kiểm soát đường huyết tốt nên tỉ lệ này giảm xuống rõ rệt.

3. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ bằng cách nào?

Đái tháo đường thai kỳ rất khó phát hiện vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường trong thời kỳ mang thai để sớm phát hiện ra bệnh. Các bác sĩ khuyến cáo bà bầu cần thực hiện xét nghiệm này vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. 

Đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

4. Điều trị đái tháo đường cho bà bầu

Khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian mang thai, thai phụ phải được kiểm soát đường huyết tích cực để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Theo đó, bà bầu mắc bệnh nên kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường như sữa đặc, bánh kẹo, nước ngọt, giảm mỡ và tinh bột. Bên cạnh đó, các mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn.

Nếu các mẹ đã thực hiện đúng theo nguyên tắc trên mà đường huyết ổn định, thì không cần phải dùng thuốc và chỉ thử đường huyết mỗi tuần 1 lần. Trong trường hợp đường huyết vẫn cao thì mẹ phải điều trị bằng insulin và theo dõi đường huyết mỗi ngày. Bà bầu cần liên hệ với bác sỹ ngay nếu thấy kết quả đường huyết cao hoặc thấp bất thường.

Đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm Double test và những điểm quan trọng mẹ bầu cần biết

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ cao gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì thế, khi được chẩn đoán mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, mẹ bầu phải kiểm soát tích cực đường huyết trước khi có thai và trong suốt thời kỳ mang thai.

Ánh Ngọc tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *