Có gì thay đổi khi
thai nhi 27 tuần tuổi? Mẹ cùng khám phá xem con mình trong bụng đã làm bằng chừng
nào và phát triển ra sao trong tuần thai này nhé!
Bạn đang đọc: Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi và những điều mẹ nên làm để thai kỳ khỏe mạnh
Khi bước sang tuần 27 là bạn đã sắp sửa khép lại giai đoạn 2 của thai kỳ để sẵn sàng cho giai đoạn nước rút. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi tiếp theo nhé!
Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi
Tuần này, bé đã nặng khoảng hơn 1kg và dài hơn 37cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Bé ngủ và thức dậy đều đặn, mở và nhắm mắt lại, thậm chí còn mút ngón tay nữa đấy! Với tốc độ phát triển của mô não, trong tuần này não của bé đã có những dấu hiệu rất tích cực. Trong khi đó, phổi của bé vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành và phải cần thêm nhiều sự hỗ trợ y tế để có thể thở được bằng phổi nếu phải ra đời vào lúc này. Nhịp tim sẽ tăng lên và mạnh mẽ hơn. Bé có thể đập từ 120-160 nhịp/phút và khi áp tai vào thành bụng có thể nghe nhịp tim thai rất rõ ràng. Vì thế, nếu muốn cảm nhận rõ sự hiện diện của con, mẹ có thể lắng nghe nhịp tim thai nhi 27 tuần nhé!
Cuộc sống của mẹ thay đổi gì khi thai nhi 27 tuần tuổi?
Tam cá nguyệt thứ hai sắp kết thúc và đây là lúc cơ thể bạn đang tăng tốc cho cuộc đua cuối cùng. Chính vì vậy, bạn có thể bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng mới xuất hiện vào thời điểm này. Cùng với những cơn đau lưng, bạn có thể thấy cơ bắp đau như bị chuột rút. Trên hết, bạn đang cảm thấy sức nặng và áp lực dần tăng lên của chiếc bụng ngày một lớn. Tử cung mở cũng khiến áp lực đè lên các tĩnh mạch và cản trở máu lưu thông từ chân đến trái tim cũng như đến các dây thần kinh chạy khắp cơ thể.
Tìm hiểu thêm: 6 dấu hiệu mang thai bé trai bạn dễ nhận biết nhất
>>>>>Xem thêm: Áo ngực cho bà bầu triumph Diva 151 không gọng – loại áo giúp chăm sóc sức khỏe bà bầu hoàn hảo
Đáng sợ nhất, chuột rút có thể ngày một nặng hơn khi thai ngày càng phát triển. Ban đêm chuột rút có thể khiến bạn đau đớn và mất ngủ. Nếu thấy tình hình tồi tệ hơn và không thể giải được cơn chuột rút vào ban đêm, bạn nên gọi cứu trợ nhé! Cách đơn giản nhất để bạn thoát khỏi chuyện này là duỗi chân và sau đó nhẹ nhàng uốn cong các ngón về phía ống chân. Khi đã thấy đỡ hơn, nên đi bộ trong vài phút hoặc xoa bóp bắp chân trong ít nhất 15 phút. Hoặc nếu không, hãy thử một biện pháp nhẹ nhàng hơn nhiều đó là tăng cường bổ sung vitamin C. Vitamin có nhiều trong ớt chuông đỏ và nó còn gấp đôi so với lượng vitamin C có trong một quả cam đấy!
Chuột rút còn có thể khiến bạn sợ hãi khi nghĩ về lần mang thai kế tiếp và bắt đầu nhen nhóm ý định dùng biện pháp ngừa thai an toàn sau sinh. Nếu điều này có trong tâm trí bạn, hãy xem đó như một động thái cần thiết để bạn có đủ thời gian và sức khỏe cho việc làm mẹ.
Sau cùng, nếu thấy đau đớn nhiều, xuất huyết, sưng phù và phát sinh những xúc cảm kỳ lạ trong thời gian này dẫn đến cáu gắt, buồn bực, khóc lóc và nổi giận vô cớ,… hãy gọi ngay cho bác sĩ nhé!. Để vấn đề phức tạp hơn nữa, một số triệu chứng có thể được nhiều hơn hoặc ít khẩn cấp hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hoặc lịch sử cụ thể của bạn và làm thế nào xa cùng bạn đang ở trong thời kỳ mang thai của bạn.
Trên đây là tóm tắt những gì diễn ra cho mẹ khi thai nhi 27 tuần tuổi. Mẹ hãy cố gắng để tiếp tục duy trì một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)