Sơ đồ phát triển của trẻ sơ sinh là bảng đánh giá chính xác nhất sự phát triển của trẻ. Nhìn vào đây bố mẹ sẽ hiểu tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình ra sao từ đó có những phương án hợp lí nhất trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Bạn đang đọc: Sơ đồ phát triển của trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời
Từ khi được sinh ra thì bé sẽ có những sự thay đổi nhất định qua từng giai đoạn. Dù những thay đổi này chỉ rất nhỏ bé nhưng cũng đủ khiến nhiều bậc phụ huynh ngập tràn niềm vui sướng. Xem sơ đồ phát triển của trẻ là một cách xem sự chuyển biến rõ ràng nhất của con.
Contents
- 1 1. Tìm hiểu các giai đoạn trong sơ đồ phát triển của trẻ
- 1.1 1.1 Giai đoạn 1 tháng tuổi
- 1.2 1.2 Giai đoạn 2 tháng tuổi
- 1.3 1.3 Giai đoạn 3 tháng tuổi
- 1.4 1.4 Giai đoạn 4 tháng tuổi
- 1.5 1.5 Giai đoạn 5 tháng tuổi
- 1.6 1.6 Giai đoạn 6 tháng tuổi
- 1.7 1.7 Giai đoạn 7 tháng tuổi
- 1.8 1.8 Giai đoạn 8 tháng tuổi
- 1.9 1.9 Giai đoạn 9 tháng tuổi
- 1.10 1. 10 Giai đoạn 10 tháng tuổi
- 1.11 1.11 Giai đoạn 11 và 12 tháng tuổi
- 2 2. Có nên áp đặt con vào những chỉ số này hay không?
1. Tìm hiểu các giai đoạn trong sơ đồ phát triển của trẻ
1.1 Giai đoạn 1 tháng tuổi
Theo sơ đồ phát triển của trẻ thì bé 1 tháng tuổi có thể nhìn bố mẹ bắt đôi mắt chăm chú, biết kéo căng và duỗi thẳng người khi cảm thấy mỏi. Bé cũng có thể phân biệt được giọng nói của một số thành viên trong gia đình và biết ngẩng đầu trong khi đang phải nằm sấp.
1.2 Giai đoạn 2 tháng tuổi
Khi vào tháng thứ 2 bé bắt đầu cười và nhìn mọi thứ xung quanh bằng con mắt tò mò. Bố mẹ có thể nghe thấy tiếng cười của con và tạo ra những âm thanh khác. Bé cảm thấy phấn khích sẽ huơ tay và chân liên tục. Một số bé sẽ đưa tay vào miệng rất đáng yêu đấy.
1.3 Giai đoạn 3 tháng tuổi
Đây là thời gian mà bé có thể thực hiện động tác lật và có thể chụp lấy những thứ đang trong tầm ngắm. Bé cũng có thể tì sức nặng lên 2 chân khi nhận được sự hỗ trợ từ người thân. Bé bắt đầu mút và chơi với ngón tay của mình.
1.4 Giai đoạn 4 tháng tuổi
Con đã thành “một ông/ bà cụ non” khi biết lắng nghe người khác nói chuyện và có sự thay đổi với những âm thanh lạ. Bé bắt đầu ê a những ngôn ngữ chỉ bé mới hiểu, bé lật thuần thục và thích ngồi dậy. Một số bé sẽ ngoặm cả bàn chân mình vào miệng bằng một tâm thái rất là thích thú.
1.5 Giai đoạn 5 tháng tuổi
Bé sẽ vươn tay và choài tới lấy những thứ bé thích, trẻ sẽ thổi bong bóng bằng miệng. Thao tác lật thuần thục hơn và cố gắng ngồi dậy.
1.6 Giai đoạn 6 tháng tuổi
Tìm hiểu thêm: Thuốc phá thai Alsoben và những điều có thể bạn chưa biết
Bé thích chơi một số trò chơi với người lớn như ú òa. Thị lực của bé đã phát triển và có thể nhìn mọi thứ trong phòng. Con đã có thể tự ngồi vững và giơ tay thích thú khi bạn xuất hiện.
1.7 Giai đoạn 7 tháng tuổi
Bé chộp lấy mọi thứ bé thích, ê a nhiều hơn. Thao tác trườn mình mạnh mẽ hơn và có thể đứng khi vịn vào một vật cố định.
1.8 Giai đoạn 8 tháng tuổi
Lúc này con đã có thể cầm chắc bình sữa, đưa thức ăn vào miệng một cách dễ dàng.
1.9 Giai đoạn 9 tháng tuổi
Con đã có thể phát ra những âm thanh chi tiết theo sự bắt chước của người lớn. Con đã biết vỗ tay, đứng vững một vài giây mà không cần sự trợ giúp của người thân. Con thích thú với việc trèo cầu thang và nhận ra tên của mình khi được gọi.
1. 10 Giai đoạn 10 tháng tuổi
Trẻ có thể đi một vài bước khi không cần sự trợ giúp của người thân tuy nhiên những bước đi này chưa thực sự thuần thục.
1.11 Giai đoạn 11 và 12 tháng tuổi
Bé đã trải qua gần 10 tháng sơ sinh đầu đời, lúc này bé đã phát triển khá hoàn chỉnh mọi thứ. Việc cầm nắm với bé bây giờ khá dễ dàng, việc uống nước từ cốc không còn là điều khó khăn. Mỗi bé sẽ có một sự phát triển khác nhau vì vậy mẹ không nên so sánh con mình với con người khác tránh gây hoang mang nhé.
2. Có nên áp đặt con vào những chỉ số này hay không?
Đây là một phương pháp bằng cách so sánh các chỉ số đo của bé như chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu để kết luận liệu bé có phát triển bình thường so với các bạn cùng trang lứa hay không. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên quá phụ thuộc vào các chỉ số này bởi vì đó không phải là giải đáp cuối cùng khi nói về tình trạng phát triển hiện tại của con. Điều quan trọng nhất đó chính là con phát triển thể chất ổn định, cân đối chứ không phải sống phụ thuộc vào các con số.
>>>>>Xem thêm: Cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cho mẹ
Đã là người cha người mẹ ai cũng muốn con mình phát triển theo đúng chuẩn của từng giai đoạn. Tuy nhiên mỗi con sẽ có một cách phát triển riêng. Nếu con quá xê dịch theo sơ đồ phát triển của trẻ thì mẹ phải đưa con đến ngay bệnh viện để bác sĩ phát hiện ra những thay đổi bất thường và có biện pháp xử lí phù hợp.
Tuyết Nguyễn tổng hợp