Quy trình thụ tinh nhân tạo IVF, hay còn có cách gọi khác là thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là phương pháp điều trị hiếm muộn hiệu quả, tỷ lệ đậu thai trung bình tại Việt Nam khoảng 35 – 40%. Đã có 10.000 em bé đã ra đời nhờ kỹ thuật này. Tuy nhiên, một thực tế là không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình thụ tinh nhân tạo IVF, cũng như những lưu ý quan trọng khi thực hiện phương pháp này.
Bạn đang đọc: Quy trình thụ tinh nhân tạo IVF giúp các gia đình hiếm muộn sớm có con yêu
Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật lấy noãn và tinh trùng kết hợp với nhau ở ngoài cơ thể, tạo thành phôi. Phôi được nuôi từ 2 đến 5 ngày sau đó chuyển vào trong buồng tử cung của người vợ.
Tại Việt Nam, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bắt đầu được thực hiện vào năm 1997.
Trước khi đến với chi tiết của quy trình thụ tinh nhân tạo IVF, ta hãy cùng điểm qua khái niệm IVF là gì? Để có cái nhìn khái quát về nó.
Contents
1. Thụ tinh nhân tạo IVF là gì
IVF là viết tắt của từ In vitro fertilization hay còn gọi là thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật tiên tiến hoạt động với cơ chế kết hợp noãn và tinh trùng tạo thành phôi ở ngoài cơ thể.
Sau khi được nuôi 2 đến 5 ngày, phôi khỏe mạnh sẽ được đưa vào tử cung của mẹ. Theo số liệu trong thực tế thì có tới hơn 50% túi phôi sau khi đưa vào cơ thể mẹ ngừng phát triển nên tỷ lệ thành công của phương pháp này chỉ đạt khoảng trên 30% mà thôi.
Hiện nay, có 3 quy trình thụ tinh nhân tạo IVF, bao gồm:
1.1 Quy trình IVF cổ điển
Quy trình thụ tinh nhân tạo IVF cổ điển, đó là đặt trứng được trộn lẫn với hàng ngàn tinh trùng trong một chiếc đĩa chuyên khoa vào tủ cấy mô phỏng môi trường tự nhiên.
Cả quá trình đều thực hiện trong phòng thí nghiệm. Sau khi phôi thai hình thành thì cấy vào tử cung của người vợ.
1.2 Quy trình IVF với chu kỳ tự nhiên
Quy trình thụ tinh nhân tạo IVF với chu kỳ tự nhiên đó là thu thập và thụ tinh một trứng trong quá trình rụng trứng tự nhiên khi đến chu kỳ của người phụ nữ. Không sử dụng biện pháp kích thích rụng trứng.
1.3 Quy trình IVF với kích thích nhẹ
Quy trình thụ tinh nhân tạo IVF với kích thích nhẹ, đó là dùng một lượng nhỏ chất kích thích rụng trứng trong quá trình thụ tinh, rút ngắn được thời gian hoàn thành hơn IVF cổ điển.
Sau khi các cặp vợ chồng có cái nhìn khái quát hơn về thụ tinh nhân tạo IVF là gì? Hãy cùng chúng tôi bước vào chi tiết của cả quy trình
2. Quy trình thụ tinh nhân tạo IVF
Tìm hiểu thêm: Những điều bạn nên thuộc nằm lòng khi chuẩn bị làm mẹ
2.1 Xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản
Xét nghiệm vợ:
- Xét nghiệm nội tiết: Xét nghiệm nội tiết là xét nghiệm định lượng nồng độ các loại nội tiết sinh dục trong máu như FSH, LH, estradiol, testosterone, SHBG nhằm đánh giá tình trạng nội tiết của buồng trứng và các cơ quan có liên quan đến hoạt động sinh sản. Đây là một trong những xét nghiệm góp phần chẩn đoán số lượng noãn còn lại trong buồng trứng cũng như tiên lượng đáp ứng của buồng trứng với thuốc kích thích trong trường hợp sẽ làm thụ tinh trong ống nghiệm hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung.
- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục : Thông thường, tất cả bệnh nhân đến khám hiếm muộn đều được cho thực hiện các xét nghiệm máu về HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai và Chlamydia trachomatis.
- Siêu âm phụ khoa, đếm nang noãn trên buồng trứng : Siêu âm phụ khoa qua ngả âm đạo giúp phát hiện các bất thường về phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, các bất thường bẩm sinh của đường sinh dục (tử cung đôi, tử cung 2 sừng, tử cung có vách ngăn, không có tử cung,…), buồng trứng dạng đa nang.
Xét nghiệm chồng:
- Tinh dịch đồ: Tinh dịch đồ là một xét nghiệm đơn giản, chi phí chấp nhận được, đồng thời cung cấp nhiều thông tin quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Mẫu tinh dịch được lấy bằng cách thủ dâm sau 2-7 ngày kiêng quan hệ tình dục. Lấy tinh dịch khi kiêng quan hệ dưới 2 ngày thường cho kết quả với số lượng tinh trùng ít. Ngược lại, khi kiêng quan hệ quá lâu sẽ làm cho tỷ lệ phần trăm tinh trùng di động giảm. Mẫu tinh dịch phải được chứa trong một dụng cụ đặc biệt, được làm bằng chất liệu không độc cho tinh trùng.
- Các xét nghiệm khác: Người chồng cũng được làm xét nghiệm tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan, HIV, giang mai. Đối với trường hợp không có tinh trùng, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện tiếp các xét nghiệm chuyên biệt khác như định lượng nội tiết sinh dục trong máu (FSH, LH, Testosterone), siêu âm bìu, siêu âm qua ngả trực tràng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được mổ sinh thiết tinh hoàn trước khi có quyết định điều trị.
2.2 Xét nghiệm tiền mê
Bệnh nhân được xét nghiệm máu, nước tiểu, đo điện tim, X-quang phổi giúp đánh giá thể trạng trước khi thực hiện thủ thuật chọc hút noãn và mang thai.
2.3 Kích thích buồng trứng
Kích thích buồng trứng được thực hiện tùy từng trường hợp cụ thể. Thời gian kích thích buồng trứng có thể thay đổi từ 2 tuần đến 4 tuần lễ, tùy bệnh nhân được áp dụng phác đồ tiêm thuốc ngắn ngày hay dài ngày.
2.4 Chọc hút noãn
Bệnh nhân sẽ được chọc hút noãn khoảng 36 – 40 giờ sau tiêm HCG. Chọc hút noãn được thực hiện qua ngả âm đạo và bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ và gây mê toàn thân. Bệnh nhân không ăn uống trước chọc hút trứng 4 giờ.
Noãn sau khi được chọc hút sẽ được chuyển qua phòng labo để xử lý và kết hợp với tinh trùng người chồng để tạo thành phôi.
Sau khi kết hợp trứng và tinh trùng tạo thành phôi, phôi sẽ được nuôi cấy trong ống nghiệm từ 2 đến 3 ngày hay 5 ngày trước khi chuyển vào buồng tử cung của người vợ.
2.5 Chuyển phôi
Phôi sau khi được nuôi trong ống nghiệm 2-3 ngày (hoặc 5 ngày) sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người vợ. Số phôi chuyển tùy thuộc vào tuổi người vợ, nguyên nhân hiếm muộn, số chu kỳ thực hiện trước đó cũng như chất lượng hiện tại của phôi.
Bác sĩ sẽ quyết định số phôi chuyển sao cho đạt tỷ lệ có thai cao nhất và giảm thiểu nguy cơ đa thai.
2.6 Thử thai
Thực hiện sau 2 tuần chuyển phôi. Bệnh nhân sẽ được định lượng beta-hCG trong máu. Nếu kết quả thử thai dương tính, bệnh nhân được hẹn siêu âm để xác định thai 3 tuần sau. Giá trị beta-hCG càng cao, khả năng đa thai càng cao.
2.7 Siêu âm thai là bước cuối cùng của quy trình thụ tinh nhân tạo IVF
Siêu âm thực hiện sau 3 tuần nếu kết quả beta-hCG dương tính. Siêu âm nhằm xác định chính xác có thai hay không, số lượng thai và tình trạng thai.
[caption-7]3. Những điều nên và không nên làm khi thực hiện quy trình thụ tinh nhân tạo IVF
3.1 Chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân ăn uống bình thường, không cần kiêng cữ bất cứ thức ăn gì trong quá trình kích thích buồng trứng và sau chuyển phôi.
Những bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng nên ăn nhiều chất đạm (thịt, cá) và uống nhiều nước có thể giúp giảm nhanh tình trạng quá kích buồng trứng.
3.2 Lối sống
Người chồng không nên hút thuốc lá vì có thể ảnh hưởng lên chất lượng tinh trùng, từ đó ảnh hưởng lên chất lượng của phôi và kết quả có thai.
Người vợ không làm việc nặng cũng như không tập những môn thể thao nặng, trong quá trình kích thích buồng trứng và sau chuyển phôi.
Quan hệ vợ chồng nên tránh trong giai đoạn kích thích buồng trứng và sau chuyển phôi.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng mang thai giả chị em cần hiểu rõ để vượt qua
không hút thuốc lá khi thực hiện quy trình IVF. Ảnh: Internet
Để có được đứa con như mong ước, có thể các cặp vợ chồng cần tìm đến quy trình thụ tinh nhân tạo IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Tuy nhiên, đây không hẳn là biện pháp tối ưu, với 35% khả năng thành công. Do đó, các cặp vợ chồng nên suy nghĩ, tìm hiểu kỹ và bảo đảm mình đáp ứng được yêu cầu của phương pháp thụ tinh nhân tạo, để sớm có con yêu nhé.
Bích Ngọc tổng hợp