Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

Rate this post

Quá trình phát triển của thai nhi trong lòng mẹ được xem là một trong những hành trình kỳ diệu và đặc biệt nhất. Ở đó, qua mỗi tuần, thai nhi lại có những thay đổi không ngừng để có một hình hài hoàn thiện, trước khi chào gặp thế giới bên ngoài. Chúng ta hãy cùng điểm qua một cách súc tích nhất, với những đặc điểm tiêu biểu nhất, trong suốt quá trình này qua các tuần, như dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

1. Tuần 1 – tuần 2 của thai kỳ

Trong tuần đầu tiên của thai kỳ này, bạn chưa thực sự có thai. Đây là khoảng thời gian bạn đang sẵn sàng để có một em bé. Tức trứng của bạn chuẩn bị rụng để chờ đón tinh trùng, sẽ diễn ra quá trình thụ thai khi chúng gặp nhau. 

Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

Vì không biết chính xác được thời điểm thụ thai xảy ra, nên thường tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối trước thụ thai và quá trình mang thai sẽ được tính bằng tuần với hành trình 40 tuần thai. Trong đó, hành trình này chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm 3 tháng mà chúng ta vẫn gọi là tam cá nguyêt.

Như vậy, tuần 1 – tuần 2 của hình trình mang thai ở tam cá nguyệt đầu tiên được xem như thời gian chờ đợi trước khi việc thụ thai thực sự xảy ra. Nếu vợ chồng bạn quan hệ không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào và cả hai đều có sức khỏe tốt, đúng vào khoảng thời gian trứng rụng và mọi hoạt động của cơ quan sinh sản đều bình thường. Với điều kiện này, một em bé rồi sẽ sớm xuất hiện không bao lâu nữa.

2. Tuần 3 của thai kỳ – phôi hình thành

Việc quan hệ diễn ra, có hiện tượng xuất tinh vào âm đạo, tinh trùng sẽ tiến tới đi qua cổ tử cung vào ống dẫn trứng. Tại đó, 1 tinh trùng gặp gỡ trứng – sự thụ thai diễn ra, 1 hợp tử hình thành. Hợp tử này chứa mọi thông tin di truyền (DNA) cần thiết cho việc hình thành một em bé. Trong số DNA này có một nửa là từ trứng và một nửa là từ tinh trùng.

Sau khi hình thành, hợp tử sẽ di chuyển dần xuống ống dẫn trứng. Trong quá trình di chuyển, hợp tử sẽ phân chia tạo thành phôi. Phôi thai sẽ có lớp màng bên ngoài hình thành từ một nhóm tế bào do hợp tử phân chia. Lớp màng này vừa nuôi dưỡng vừa bảo vệ phôi. 

Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

4. Tuần 4 của thai kỳ

Khi phôi di chuyển đến tử cung, phôi sẽ cấy vào thành tử cung. Tại thời điểm này niêm mạc tử cung sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của phôi thay vì đào thải ra ngoài trong trường hợp không diễn ra sự thụ tinh.

Phôi bám chặt vào thành tử cung và nhận được sự nuôi dưỡng từ máu của người mẹ.

5. Tuần 5 của thai kỳ – tuần thai nhạy cảm nhất trong giai đoạn phát triển đầu tiên của thai nhi

  • Ở tuần này, các tế bào trong phôi sẽ nhân lên và đảm nhận các chức năng cụ thể. Các tế bào máu, tế bào thận và tế bào thần kinh phát triển mạnh. Phôi phát triển cực kỳ nhanh chóng và các đặc điểm bên ngoài của em bé bắt đầu hình thành.
  • Cũng ở tuần 5, não và tủy sống của em bé bắt đầu phát triển.
  • Đường tiêu hóa của bé bắt đầu hình thành.

Trong quá trình phát triển của thai nhi, tuần thứ 5 được xem là tuần cực kỳ nhạy cảm và mọi tác động đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nguy cơ tổn thương và bị dị tật thai nhi cũng là cao nhất trong tuần này nếu mẹ đang sử dụng các loại thuốc , chất kích thích, rượu, bị nhiễm trùng nặng hoặc bị rubellla,… 

Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

6. Quá trình phát triển của thai nhi ở tuần 6-tuần 7

  • Cánh tay và chồi chân của bé bắt đầu phát triển.
  • Não của con lúc này hình thành 5 khu vực khác nhau và một số dây thần kinh có thể được nhìn thấy.
  • Mắt và tai bắt đầu hình thành.
  • Mô phát triển thành cột sống và xương của con.
  • Tim của bé tiếp tục phát triển và bắt đầu đập theo nhịp đều đặn.

7. Quá trình phát triển của thai nhi ở tuần 8

  • Tay và chân của con đã dài ra, trọng như những mái chèo nhỏ vậy.
  • Não của con tiếp tục phát triển.
  • Ở tuần này, phổi của bé bắt đầu hình thành. 

Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

8. Tuần 9 của thai kỳ

  • Núm vú và nang lông hình thành.
  • Cánh tay và khuỷu tay phát triển.
  • Ở tuần 9, đã có thể thấy ngón chân của em bé và các cơ quan chính của bé đã bắt đầu phát triển.

9. Tuần 10 của thai kỳ

  • Mí mắt của thai nhi đã phát triển hơn và bắt đầu khép lại.
  • Tai ngoài của con bắt đầu hình thành.
  • Các đặc điểm trên khuôn mặt của bé bắt đầu rõ nét hơn.
  • Ở tuần thứ 10 này, con đã lớn, không còn là phôi thai nữa mà đã trở thành một bào thai. 

Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

10. Tuần 11-tuần 14 của thai kỳ

  • Mí mắt của con khép lại cho đến khoảng tuần 28 của thai kỳ.
  • Tay chân dài hơn ra dáng hơn, món tay và móng chân của bé hình thành.
  • Trong khoảng tuần này, bộ phận sinh dục xuất hiện.
  • Gan của bé đang tạo ra các tế bào hồng cầu.
  • Ở tuần thai thứ 11 đến khi thai 14 tuần , đầu của bé rất to bằng cả nửa kích thước của bé.
  • Chồi răng của con đã xuất hiện.

11. Quá trình phát triển của thai nhi từ tuần 15 – tuần 18

  • Da của con trong suốt.
  • Tóc tơ đã phát triển trên đầu của con.
  • Mô cơ và xương tiếp tục phát triển, xương trở nên cứng cáp hơn.
  • Con bắt đầu cử động và duỗi người ra.
  • Gan và tuyến tụy của bé bắt đầu sản xuất dịch tiết.
  • Em bé lúc này có thể mút tay. 

Tìm hiểu thêm: 10 thức uống, món ăn an thai ba tháng đầu thai kỳ

Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

12. Tuần 19 – tuần 21

  • Thính giác của bé phát triển, con có thể nghe rồi.
  • Bé hoạt động nhiều hơn, mẹ sẽ nhanh chóng cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé.
  • Đến khoảng cuối tuần 21, con có thể nuốt.

13. Quá trình phát triển của thai nhi ở tuần 22

  • Lông tơ trên toàn bộ cơ thể con xuất hiện. Lông mày và lông mi hình thành.
  • Bé hoạt động nhiều hơn, cơ bắp cũng phát triển hơn.
  • Nhu động ruột hình thành trong ruột.
  • Nhịp tim của bé có thể được nghe thấy rõ qua ống nghe và mẹ có thể cảm nhận được bé di chuyển. 

Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

14. Tuần 23 – tuần 25 của thai kỳ

  • Tủy xương bắt đầu tạo ra các tế bào máu.
  • Đường hô hấp dưới của bé phát triển.
  • Em bé bắt đầu lưu trữ chất béo.

15. Quá trình phát triển của thai nhi ở tuần 26

  • Lông mày và lông mi của con đã rất rõ nét.
  • Tất cả các bộ phận trong cơ thể bé đều rất phát triển.
  • Con bắt đầu phản ứng rõ rệt với tiếng ồn. Một tiếng ồn lớn đột ngột xuất hiện có thể làm bé giật mình trong bụng mẹ.
  • Vân tay và vân chân đang hình thành.
  • Túi khí hình thành trong phổ của con, tuy nhiên phổi vẫn chưa sẵn sàng để hoạt động được bên ngoài tử cung. 

Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

16. Tuần 27 – tuần 30 của thai kỳ

  • Não của con phát triển rất nhanh chóng.
  • Hệ thống thần kinh phát triển đầy đủ để kiểm soát một số chức năng của cơ thể.
  • Mí mắt con ở tuần này có thể mở và đóng linh hoạt.
  • Hệ thống khô hấp dù chua hoàn thiện nhưng tạo ra chất hoạt động bề mặt để giúp túi khí lấp đầy không khí.

17. Tuần 31 – tuần 34

  • Bé phát triển rất nhanh, tăng nhiều chất béo hơn.
  • Bé đã có nhịp thở nhưng phổi vẫn còn đang phát triển để hoàn thiện.
  • Xương của con đã phát triển hoàn chỉnh nhưng còn khá mềm.
  • Cơ thể bé lúc này đã bắt đầu lưu chữ các chất như sắt, canxi và phố pho. 

Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

18. Tuần 35 – tuần 37

  • Khoảng thời gian này, con nặng khoảng 2.5kg. Con tiếp tục tích trữ chất béo, trong quá trình phát triển của thai nhi , đây có lẽ là khoảng thời gian tăng cân rõ rật nhất của bé.
  • Bé bắt đầu có giờ ngủ nhất định.
  • Tim và mạch máu nhỏ đã hoàn thiện.
  • Cơ bắp và xương của bé phát triển đầy đủ.
  • Nhờ lớp mỡ dưới da, da con không còn nhăn.

19. Tuần 38 – tuần 40

  • Lông măng biến mất ngoại trừ ở trên cánh tay và vai.
  • Móng tay con có thể đã dài hơn rồi.
  • Tóc của con cứng và dày hơn.
  • Đến 40 tuần thai hay tuần 38 kể từ khi thụ thai, con đã sẵn sàng để ra ngoài lòng mẹ và lúc này bạn có thể sinh con bất cứ lúc nào. 

Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần

>>>>>Xem thêm: Thể dục cho bà bầu và 9 loại hình thể dục phù hợp để bạn duy trì sức khỏe thai kỳ

Chắc chắn một điều rằng, khi chưa có dịp tìm hiểu rõ quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần với các đặc điểm như trên, bạn hẳn chưa thấy hành trình mang thai diễn ra kỳ diệu thế nào. Một khi biết qua tóm tắt này, Chuyên mục 40 tuần thai tin rằng, chưa cần đến các hình ảnh minh họa hay các thước phim mô phỏng lại, bạn cũng đã có thể hình dung thực sự quá trình hình thành một sinh linh bé bỏng đến khi con cất tiếng khóc chào đời thực sự là một hành trình đặc biệt nhất của con người.

Theo Medline Plus & Live Science

Cát Lâm lược dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *