Phương pháp ăn dặm BLW với những điều mẹ nên và không nên làm

Rate this post

Phương pháp ăn dặm blw (baby led weaning) – bé tự chỉ huy là cách cho bé ăn dặm không còn quá xa lạ hiện nay. Phương pháp ăn dặm phổ biến ở nhiều nước Châu Âu và Châu Mỹ này đang ngày càng được nhiều mẹ áp dụng cho bé. 

Bạn đang đọc: Phương pháp ăn dặm BLW với những điều mẹ nên và không nên làm

Phương pháp ăn dặm BLW với những điều mẹ nên và không nên làm

Với phương pháp ăn dặm blw, bé sẽ là nhân vật chính đúng nghĩa. Con sẽ tự quyết định ăn gì và ăn bao nhiêu. Phương pháp này có nhiều mặt tích cực nhưng chỉ với điều kiện mẹ áp dụng đúng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những gì mẹ nên và không nên làm khi cho con ăn dặm theo cách này nhé.

1. Hiểu đúng về phương pháp ăn dặm blw

Phương pháp ăn dặm blw là phương pháp cho phép và khuyến khích trẻ tập ăn các loại thức ăn ngoài sữa, bằng cách “tự phục vụ” mình. Theo đó, trẻ sẽ được cung cấp thức ăn phù hợp với độ tuổi dưới dạng thanh, miếng để tự bốc ăn. Bạn sẽ không rây, nghiền hay xay thức ăn và đút cho trẻ bằng muỗng.

Điểm quan trọng của ăn dặm blw là bé được quyền quyết định về vấn đề ăn uống ngay từ đầu. Con được lựa chọn ăn gì, ăn như thế nào, ăn bao nhiêu và tự chịu trách nhiệm kiểm soát mọi thứ chứ không phải ba mẹ.

Ăn dặm blw cũng tạo cơ hội cho trẻ được tự do trải nghiệm, khám phá mùi vị các loại thực phẩm. Đồng thời trẻ không bị áp lực phải ăn lượng cụ thể một loại thức ăn bắt buộc.

Rất nhiều bậc cha mẹ dường như muốn áp dụng cách ăn dặm này cho trẻ thứ hai của mình hơn là cho trẻ đầu. Vì trẻ thường hay bắt chước anh chị của chúng. Trẻ thích bốc đồ ăn từ đĩa của anh chị mình và ăn một cách vui vẻ. Lúc này, việc ăn dặm sẽ trở nên khá nhẹ nhàng đối với cả phụ huynh và trẻ. 

Phương pháp ăn dặm BLW với những điều mẹ nên và không nên làm

2. Cho trẻ ăn dặm blw đúng thời điểm

Các chuyên gia đều nhất trí rằng, trẻ nên được bắt đầu làm quen với thức ăn ngoài sữa khi được 6 tháng tuổi. Vì lúc này, phần lớn trẻ đã có hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện. Tuy vậy một số bé có thể phải đến 8 tuổi mới sẵn sàng cho việc ăn dặm.

Vì thế bạn cần phải dựa vào các dấu hiệu sẵn sàng của con để bắt đầu cho con ăn dặm vào thời điểm thích hợp.

Các dấu hiệu này bao gồm:

  • Bé có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ
  • Bé không còn phản xạ dùng lưỡi đẩy thức ăn ra khỏi miệng
  • Bé đã phát triển các kĩ năng giúp mình tự ăn được như: bốc đồ ăn bằng ngón cái và ngón trỏ (không phải bằng ngón tay và lòng bàn tay), và đưa vào miệng
  • Bé có thể nhai thức ăn dù chưa hoặc mới mọc ít răng
  • Bé thể hiện sự hứng thú tham gia vào bữa ăn. Và bé có thể cố bốc thức ăn từ đĩa của bạn hoặc của anh chị để đưa vào miệng

Về lý thuyết, bạn có thể cho bé ăn dặm blw ngay khi con đủ các điều kiện để bước vào quá trình ăn dặm.

Tuy nhiên trên thực tế, bạn không nên áp dụng phương pháp ăn dặm blw một cách quá cứng nhắc. Hãy dựa vào đặc điểm cũng như phản ứng của trẻ để điều chỉnh cho phù hợp. 

Phương pháp ăn dặm BLW với những điều mẹ nên và không nên làm

3. Bạn chuẩn bị cho bé ăn dặm blw như thế nào

Một điểm khá tuyệt của phương pháp ăn dặm blw là bạn không phải chuẩn bị quá nhiều thứ. Các bước bạn cần lưu ý gồm:

3.1. Chuẩn bị chỗ ngồi an toàn cho bé

Điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị để bé bắt đầu ăn dặm blw đó là một chỗ ngồi an toàn, thuận tiện. Đó có thể là:

  • Một chiếc ghế ăn cao có dây đai an toàn
  • Đùi của bạn

Cả hai chỗ ngồi trên đều là lựa chọn tuyệt vời khi trẻ đã tự ngồi vững được.

3.2. Lựa chọn thức ăn cho bé

Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác nhau. Chúng nên phù hợp với độ tuổi và khả năng nhai của bé. Đồng thời, chúng cũng cần có kết cấu giúp trẻ dễ cầm nắm khi ở dạng ngón tay, như:

  • Chuối
  • Khoai lang
  • Táo nấu mềm
  • Cà rốt, đậu que, bí ngòi, củ cải đường nấu mềm
  • Quả đào, lê, mận, dưa chín kĩ
  • Bí ngô
  • Lòng đỏ trứng
  • Thịt hoặc thịt gia cầm
  • Gan
  • Bánh mì cắt lát, mì ống nấu chín, cơm gạo lứt

Một số phụ huynh đợi đến khi trẻ mọc răng hàm mới cho trẻ thử các loại ngũ cốc. Riêng lúa mì, bạn nên đợi đến khi trẻ được 1 tuổi mới nên giới thiệu cho trẻ 

Phương pháp ăn dặm BLW với những điều mẹ nên và không nên làm

3.3. Những điều bạn nên lưu ý đối khi áp dụng phương pháp ăn dặm blw

Khi cho trẻ ăn dặm blw, bạn hãy lưu ý một số điểm sau:

  • Bạn hãy bắt đầu một cách từ từ: hãy dựa vào biểu hiện và phản ứng của trẻ. Bạn có thể cho trẻ ăn 1 lần/ ngày sau đó tăng dần khi trẻ thể hiện dấu hiệu cần hoặc muốn nhiều hơn.
  • Bạn và gia đình hãy kiên trì và cùng tham gia với trẻ. Bạn hãy cho trẻ ăn dặm trong bữa ăn của gia đình. Vì trẻ học tốt nhất bằng cách quan sát và bắt chước. Khi mọi người ăn cùng nhau và cùng một loại thức ăn, trẻ sẽ cảm thấy mình là một phần của gia đình. Lúc này con sẽ thấy bữa ăn là một trải nghiệm thú vị hơn là một trận chiến. Nếu việc ăn cùng không thể thực hiện được, bạn có thể ăn một bữa ăn nhẹ khi cho bé ăn dặm .
  • Bạn hãy quan sát trong lúc trẻ ăn để nắm được phản ứng của con cũng như theo dõi được các dấu hiệu trong trường hợp con bị dị ứng hoặc hóc thức ăn.

Tìm hiểu thêm: Ăn dặm cho bé và 4 lưu ý cơ bản mẹ nào cũng cần nắm

Phương pháp ăn dặm BLW với những điều mẹ nên và không nên làm

  • Bạn hãy nhớ rằng quá trình cho trẻ ăn dặm blw không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Đôi khi bạn có thể mất kiên nhẫn vì trẻ ăn quá ít. Bạn cũng có thể bị quá tải vì phải dọn dẹp. Do trẻ chơi đùa với thức ăn và làm văng vãi chúng khắp nơi. Lúc này bạn hãy linh động kết hợp với một phương pháp khác mà bạn thấy hiệu quả và giúp mình thoải mái hơn. Ví dụ như:

+ Đút thêm cho trẻ thịt xay hoặc nước dùng

+ Cho trẻ uống thêm sinh tố bằng ống hút

Bạn có thể thử bất kì cách nào bạn thấy hiệu quả với trẻ và phù hợp nhất với thói quen sinh hoạt của gia đình mình.

  • Nếu trẻ thể hiện rằng con chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm blw, điều này cũng khá bình thường. Bạn hãy cho trẻ thêm vài tuần nữa và thử lại nhé.

4. Những điều mẹ nên và không nên làm khi áp dụng phương pháp ăn dặm blw cho bé 

Phương pháp ăn dặm BLW với những điều mẹ nên và không nên làm

Khi quyết định cho con ăn dặm blw, bạn cần nắm được những việc mình nên và không nên làm. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc ăn dặm. Cũng như thái độ của trẻ đối với vấn đề ăn uống sau này. Những điều nên và không nên đó gồm:

4.1. Điều mẹ nên làm

  • Bắt đầu với thực phẩm mềm như bơ, chuối, quả mọng. Mỗi lần 1 loại
  • Nấu thực phẩm mềm đủ để trẻ cắn và nhai được
  • Cắt thức ăn thành những miếng mỏng, dài hoặc khúc nhỏ để trẻ có thể bốc và cầm được
  • Luôn ở cùng khi trẻ ăn
  • Để trẻ tự ăn và tự quyết định ăn bao nhiêu
  • Cho trẻ ăn vào giữa cữ ăn chính và cữ ngủ hoặc khi con vui vẻ
  • Kiên nhẫn
  • Cho trẻ thử các loại thực phẩm đa dạng (kể cả loại giàu đạm, sắt và chất béo lành mạnh), mỗi loại nhiều lần
  • Chuẩn bị tinh thần cho sự hỗn độn. Chắc chắn trẻ sẽ là “thủ phạm” tạo ra mớ hỗn độn đó 

Phương pháp ăn dặm BLW với những điều mẹ nên và không nên làm

4.2. Điều mẹ không nên làm

  • Cho trẻ ăn thực phẩm cứng, dễ hóc như nho nguyên quả hay các loại hạt
  • Nấu thực phẩm quá mềm khiến trẻ khó bốc và giữ trong tay
  • Cắt thức ăn quá nhỏ khiến trẻ khó bốc ăn, và cũng khiến trẻ dễ bị hóc hơn
  • Để trẻ tự ăn một mình
  • Ép trẻ ăn
  • Cho trẻ ăn khi con quá đói hoặc đang quấy khóc. Một đứa trẻ quá giấc, quá bữa hoặc đang mệt mỏi sẽ không hợp tác với bạn
  • Hối thúc trẻ. Việc tập tự ăn uống cần thời gian, đặc biệt trong giai đoạn đầu
  • Vội bỏ cuộc khi trẻ không hứng thú hay không chấp nhận món ăn bạn phục vụ
  • Cáu gắt và la mắng khi trẻ nghịch phá thức ăn

Phương pháp ăn dặm blw nếu áp dụng đúng cách, sẽ rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt khi trẻ chuyển sang ăn thô hoàn toàn. Vì ngay từ khi bắt đầu làm quen với thức ăn, trẻ đã được tự do lựa chọn, quyết định theo ý muốn và nhu cầu của mình. Điều này rất quan trọng đối với quá trình hình thành ấn tượng, sở thích, và thói quen ăn uống lành mạnh của trẻ. 

Phương pháp ăn dặm BLW với những điều mẹ nên và không nên làm

>>>>>Xem thêm: Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé và 9 câu hỏi thường gặp

Có thể nhấn mạnh rằng, khi lựa chọn phương pháp ăn dặm blw áp dụng cho con, bạn hãy luôn ghi nhớ những điều mình nên và không nên làm. Điều này sẽ giúp bữa ăn của trẻ là niềm vui của cả con và bạn chứ không phải là một cuộc chiến, bạn nhé.

Theo Mama Natural, Parents & Baby Centre

Lily Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *