Ốm nghén xuất hiện ở 80% phụ nữ đang trong thời kì mang thai. Các bà mẹ thường phải trải qua rất khó chịu trong thời gian ốm nghén này. Hẳn nhiên, không ít bà mẹ thắc mắc tại sao khi mang thai lại phải ốm nghén? Tác dụng của ốm nghén là gì? Nó có nguy hiểm hay không? Tất cả sẽ được trả lời ở bài viết, mà Blogtretho.edu.vn chia sẻ dưới đây. Các bạn cùng theo dõi nhé!
Bạn đang đọc: Ốm nghén và tất tần tật những điều bạn nhất định phải biết
Contents
- 1 1. Ốm nghén là gì và có tốt không?
- 2 2. Ốm nghén như thế nào?
- 3 3. Ốm nghén có những biểu hiện gì?
- 4 4. Cách phòng và trị ốm nghén hiệu quả
- 5 5. Các câu hỏi thường gặp
- 6 6. Lưu ý dành cho chị em phụ nữ khi ốm nghén
1. Ốm nghén là gì và có tốt không?
1.1 Ốm nghén là gì
Ốm nghén còn gọi là buồn nôn và nôn khi mang thai (NVP), là một trong số những hiện tượng sinh lý mà khá nhiều phụ nữ gặp phải trong thời gian mang thai. Thông thường những triệu chứng này xảy ra giữa tuần thứ 4 cho đến tuần 16 của thai kỳ. Khoảng 10% thai phụ vẫn có triệu chứng sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Một dạng nghiêm trọng của tình trạng này được gọi là nôn nghén, dẫn đến giảm cân ở thai phụ.
1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra ốm nghén vẫn chưa được làm rõ nhưng có thể liên quan đến việc thay đổi mức độ của nội tiết tố tuyến sinh dục ở người. Là sự kết hợp của các yếu tố vật lý và trao đổi chất có thể dẫn đến tình trạng ốm nghén, bao gồm:
- Nồng độ cao của hormone, đặc biệt là estrogen.
- Giảm huyết áp.
- Thay đổi quá trình trao đổi chất của carbohydrates.
- Căng thẳng về thể chất và tâm lý.
- Do thói quen ăn uống thất thường, không đủ chất dinh dưỡng và lượng đường trong máu thấp.
- Do yếu tố di truyền.
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ bị ốm nghén như:
- Buồn nôn và nôn trước thai kỳ.
- Bệnh sử gia đình về buồn nôn và nôn trong thai kỳ hoặc ốm nghén.
- Bệnh sử say tàu xe , ví dụ khi đi xe hơi.
- Buồn nôn khi sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen.
- Béo phì với chỉ số cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
- Đa thai, chẳng hạn như sinh đôi hoặc sinh ba.
- Mang thai lần đầu.
- Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường trong thai kì.
- Mẹ bầu bị mắc bệnh cường giáp tức là có tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ hơn so với bình thường.
- Mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm, có tiền sử bị tiền đình,…
1.3 Ốm nghén xuất hiện khi nào?
Thông thường, ốm nghén sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ . Nó có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4 – 6 và kết thúc sau 12-14 tuần. Tuy nhiên, có một số mẹ bầu có sức khỏe yếu thì tình trạng ốm nghén có thể diễn ra trong suốt thai kỳ cho đến khi em bé chào đời, có thể ngừng rồi lại trở lại. Đặc biệt, có một số trường hợp bà bầu không hề bị ốm nghén khi mang thai hoặc chỉ bị một số triệu chứng nhẹ.
1.4 Ốm nghén có tốt không?
Câu trả lời là “có”. Ốm nghén thông thường được cho là không có hại . Về mặt sinh học, thai nghén có tác dụng bảo vệ thai nhi. Các chuyên gia cho rằng, những bà bầu bị ốm nghén chính là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Mặc dù khi bị nghén, mẹ bầu phải hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm, nhưng qua đó các mẹ có thể tránh các nguy cơ truyền bệnh cho bé qua đường thức ăn. Bên cạnh đó, các bà bầu bị ốm nghén thường ít bị sảy thai hơn và những chị em trong thai kỳ bị ốm nghén thì chỉ có 30% khả năng bị bệnh ung thư vú. Và các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.
Tuy nhiên nếu ốm nghén quá nghiêm trọng và có biểu hiện nôn mửa quá nhiều, không thể ăn uống được gì thì các mẹ bầu nên tư vấn ý kiến bác sỹ chuyên khoa để có cách chăm sóc sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng tốt nhất trong thời gian ốm nghén.
2. Ốm nghén như thế nào?
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà sự xuất hiện các biểu hiện của ốm nghén cũng khác nhau và nó kéo dài bao lâu cũng tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người. Dưới đây là các mốc thời gian trung bình các dấu hiệu ốm nghén bắt đầu xuất hiện, mẹ có thể tham khảo:
- Chuột rút và chảy máu nhẹ: từ tuần thứ 1 đến tuần 4.
- Mệt mỏi: tuần 4.
- Buồn nôn: tuần 4 – tuần 6.
- Ngứa hoặc tức ngực: tuần 4 – tuần 6.
- Đi tiểu thường xuyên: tuần 4 – tuần 6.
- Đầy hơi: tuần 4 – tuần 6.
- Cảm giác như say xe: tuần 5 – tuần 6.
- Tâm trạng lâng lâng: tuần 6.
- Nhiệt độ tăng cao: tuần 6.
- Huyết áp cao: tuần 8.
- Ợ nóng, đầy bụng: tuần 9.
- Nhịp tim nhanh: tuần 8 – tuần 10.
- Thay đổi vú và núm vú: tuần 11.
- Mụn trứng cá: tuần 11.
- Tăng cân: tuần 11.
2.1 Ốm nghén nhẹ
Khi có thai nhi, nó chính là một vật lạ đối với cơ thể của người mẹ, nên hệ thống miễn dịch của người mẹ sản sinh ra những chất chống lại thai nhi. Những triệu chứng nghén chính là biểu hiện của việc đó. Có một số người sẽ bị ốm nghén nhẹ, khi cơ thể họ khỏe manh với các triệu chứng thông thường như đầy hơi, mệt, khó chịu, ợ hơi,… Nó thường xuất hiện trong một thời gian ngắn và sẽ mất đi.
- Đôi lúc có cảm giác buồn nôn , không liên tục.
- Lượng nước trong cơ thể không bị giảm.
- Vẫn ăn uống được, ít ăn một số đồ ăn có mùi.
2.2 Ốm nghén nặng
Ốm nghén nặng cũng có những biểu hiện như ốm nghén thường, tuy nhiên khi bị ốm nghén nặng thì tình trạng nôn ói chiếm phần lớn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, nôn nhiều và nôn khan. Ốm nghén nặng có thể là tình trạng nhiễm độc thai nghén. Tỉ lệ mẹ bầu mắc ốm nghén nặng chiếm khoảng 10% tổng số người ốm nghén. Ốm nghén nhiều có thể gây mê sảng, co giật, gây viêm tắc ruột, viêm đường tiết niệu làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Còn thai nhi có thể nhẹ cân hoặc thai chết lưu.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị nôn ói nhiều trong 3 tháng cuối thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, nhau bong non,… những biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm, gây nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con. Các triệu chứng ốm nghén nặng thường xuất hiện là:
- Nôn liên tục, khó có thể kiểm soát.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Không ăn uống được trong thời gian dài.
- Mất nước, sụt cân.
- Nhiều trường hợp, các mẹ chỉ có thể nằm trên giường, không đủ sức đi lại.
- Khác với triệu chứng ốm nghén bình thường chỉ thỉnh thoảng trong ngày, ốm nghén nặng xảy ra cả ngày lẫn đêm.
2.3 Ốm nghén hộ
Có nhiều trường hợp người chồng bị ốm nghén thay vợ, với những biểu hiện ốm nghén như hay buồn ngủ, nhạy cảm với mùi thức ăn…
Nguyên nhân :
- Vì đắp chung chăn : Vợ chồng có mối liên quan với nhau, sẽ có sở thích giống nhau hoặc tương tự nhau. Điều này làm họ dễ sinh ra dòng điện sinh vật. Đây là điều khiến cho các ông chồng ốm nghén thay vợ mình.
- Vì yêu thương : Điều này là ở tâm lý, khi người chồng yêu thương vợ mình, chia sẻ với vợ những điều mệt mỏi, lo lắng cho vợ, dọn dẹp nhà cửa,… làm tất cả mọi việc chỉ mong vợ và con mình đều khỏe. Từ đó, các ông chồng sẽ cảm thấy chán ăn, uể oải và mệt mỏi như đang ốm nghén thay vợ mình.
3. Ốm nghén có những biểu hiện gì?
3.1 Biểu hiện của ốm nghén
3.1.1 Các biểu hiện phổ biến
Có rất nhiều dấu hiệu cho chị em biết được mình đang bị ốm nghén.
- Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Thường nôn sau khi ăn, uống.
- Xảy ra tình trạng mất nước.
- Tiểu ít.
- Thường xuyên buồn ngủ, mệt mỏi, khó tập trung, thiếu năng lượng.
- Cảm thấy nhức đầu, chóng mặt,…
- Chuột rút và chảy máu nhẹ.
- Vú thay đổi.
- Rối loạn tiêu hóa.
3.1.2 Nghén ngủ
Nguyên nhân làm cho bà bầu nghén ngủ là do hormone progesterone sản sinh, tác động đến benzodiazepine kích thích thụ thể GABA, từ đó giúp làm dịu nội bộ, giấc ngủ được phục hồi.
- Cơn ngủ ập đến bất chợt dù bà bầu ngủ đã rất nhiều trong ngày.
- Chứng nghén ngủ diễn ra mạnh mẽ nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
3.1.2 Nghén cay
- Là một trong những hiện tượng có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai.
- Khi nghén cay , bà bầu sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi có vị cay, tuy nhiên bầu không nên ăn quá nhiều đồ cay.
3.1.3 Nghén bầu con gái theo kinh nghiệm dân gian
- Bầu nghén ngọt và ốm nghén nặng.
- Ăn tỏi và mùi mồ hôi.
- Thói quen ăn bánh mì.
Tìm hiểu thêm: Thai phụ nghỉ việc trước khi sinh liệu có được hưởng trợ cấp?
3.1.4 Nghén bé trai theo kinh nghiệm dân gian
- Tình trạng ốm nghén nhẹ.
- Màu nước tiểu vàng sánh.
- Ngực lệch.
- Bầu nghén đồ chua và mặn.
3.2 Khi nào cần gặp bác sĩ
- Những chị em buồn nôn, nôn ói kéo dài và đặc biệt nghiêm trọng, nôn ói đến mức khiến cơ thể mất nước.
- Chị em bị giảm cân nhanh chóng.
- Thai phụ bị hạ huyết áp, có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt liên tục khi đứng lên ngồi xuống.
- Nước tiểu tối màu, không đi tiểu liền trong vòng trong 8 giờ.
- Bị đau bụng thường xuyên, bị sốt trên 38 độ C, và nhịp tim đập nhanh bất thường.
- Khó chịu, chán ăn, nôn mửa, không thể ăn.
4. Cách phòng và trị ốm nghén hiệu quả
Ốm nghén luôn làm các bầu khó chịu và mệt mỏi. Các mẹ nên xem những thông tin dưới đây để có cách phòng và trị nghén hiệu quả.
4.1 Với những ốm nghén bình thường
- Mẹ không nên ăn những đồ ăn tanh, có mùi,…
- Nên uống trà gừng, trà chanh, nước cam, nước ép cà chua, dứa chuối,… những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt.
- Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, để giảm cảm giác chán ăn.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ và uống nhiều nước để tránh mất nước.
- Lựa chọn gối và tư thế nằm phù hợp khi đang mang thai.
- Đừng bao giờ để bụng đói.
- Mẹ bầu nên ăn một bữa nhẹ với thực phẩm nhiều protein trước khi đi ngủ.
- Ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.
- Mặc quần áo thoải mái, không gò bó.
- Không di chuyển đột ngột.
- Không được dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có đơn của bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày.
- Nơi ở luôn khô thoáng.
- Không nên nằm liền sau khi ăn.
- Thường xuyên đi bộ, hít thở.
4.2 Với những ốm nghén nặng
Ngoài những cách phòng và chữa ốm nghén ở trên thì với các bà bầu bị ốm nghén nặng thì cần lưu ý thêm những điều sau đây:
- Truyền dung dịch nước, muối/chất điện giải và glucose để điều chỉnh mất cân bằng điện giải.
- Tránh các loại thực phẩm gây nôn ói, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và không gây ngán.
- Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, đi bộ, tập yoga,…
- Cải thiện tâm lý cho mẹ để mẹ không có tình trạng suy nghĩ tiêu cực.
- Bổ sung chất sắt và vitamin.
- Tốt nhất là nên đưa bà bầu vào bệnh việc để kịp thời chăm sóc.
- Không nên suy nghĩ và lo lắng quá nhiều về tình trạng ốm nghén hiện tại.
- Không bỏ bữa sáng và nên ăn bữa sáng bằng bánh quy.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1 Ốm nghén nên và không nên ăn gì?
Ốm nghén xảy ra làm cho các bà bầu mệt mỏi và chán ăn. Có rất nhiều loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu trong giai đoạn ốm nghén này và cũng có nhiều thực phẩm bà bầu nên tránh nếu không muốn tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn. Mẹ nên ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé nhưng cũng nhớ những thức ăn hạn chế sử dụng trong giai đoạn này.
5.1.1 Những thực phẩm bà bầu nên ăn để hạn chế ốm nghén
- Gừng : Có tác dụng hạn chế nôn hiệu quả. Có thể ăn và uống đều được.
- Bạc hà : Có tính âm, hạn chế nôn.
- Chanh tươi : Bạn có thể ngửi chanh hoặc uống đều tốt và hiệu quả giảm ốm nghén.
- Củ cải : Với tính mát, giảm trừ buồn nôn.
- Tía tô : Có tác dụng an thai, tính ấm, hiệu quả rõ rệt khi bà bầu sử dụng thường xuyên.
- Chuối : Có tác dụng bù nước, Kali,… Những chất bị mất khi nôn, ốm nghén.
- Dưa hấu : Thực phẩm rất tốt cho bà bầu khi bị mất nước.
- Me : giảm chán ăn và chữa ốm nghén.
- Nước ép đu đủ : Ngăn ngừa mất canxi, chứa các loại enzyme giúp thúc đẩy sự cân bằng trao đổi chất của người mẹ trong quá trình mang thai.
- Nước ép cà chua : Giàu vitamin A, C bổ sung dưỡng chất cho mẹ.
- Sữa, sữa chua : Giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm mỡ, giảm chất béo, giảm nghén.
- Bánh quy : Nên ăn vừa đủ, khắc phục tình trạng ốm nghén.
- Táo : Trong táo có chất xơ giúp giảm buồn nôn.
- Bí đao : Vị ngọt, thanh nhiệt giúp giảm cảm giác khó chịu của ốm nghén.
- Cam : Có vị ngọt, mọng nước.
- Nước vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay còn gọi là trần bì) : Có tác dụng chống nôn rất tốt.
- Nước : Uống đủ nước, dù không khát cũng nên uống đủ nước.
- Bổ sung protein từ loại hạt vỏ cứng : như hạt dẻ, lạc, hạnh nhân, đậu phộng,… rất hiệu quả cho bà bầu bị nghén.
- Thanh Long : Có chất xơ, vitamin C giải nhiệt và giảm nghén.
- Hỗn hợp nước gừng, chanh, bạc hà, mật ong : Dùng khi bà bầu cảm thấy khó chịu.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 : trứng, thịt, ngũ cốc và các loại hạt,…
- Kem trái cây : ĂN 1 ít những đồ lạnh giúp giảm tình trạng nôn ói.
- Nho : Ổn định dạ dày và tiêu hóa, giảm cảm giác nôn nao, khó chịu.
5.1.2 Những thực phẩm bà bầu nên tránh khi ốm nghén
- Đồ chiên nhiều dầu mỡ : Ảnh hưởng đến dạ dày, gây buồn nôn.
- Gia vị cay, hạt tiêu : Những nguyên nhân gây nên tình trạng nôn ói cho bà bầu. Bạn có thể sử dụng hành và tỏi để thay thế.
- Thực phẩm giàu chất béo : Những chất này làm tình trạng ốm nghén của bà bầu trở nên càng trầm trọng.
- Các thực phẩm gây sảy thai : Rau răm, rau sam, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm,…
- Không dùng thực phẩm tái sống : có mùi tanh, kích thích nôn.
- Thực phẩm nhiễm độc : Ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.
- Thực phẩm chưa tiệc trùng : Khiến bà bầu ốm nghén nặng hơn .
- Thực phẩm đóng gói sẵn : Có các chất bảo quản không tốt cho mẹ và bé.
- Sử dụng các uống uống có chất kích thích : Cafe, nước ngọt, rượu, bia,…
- Thịt nguội và xúc xích : Những thực phẩm có hạn sử dụng ngắn và được bảo quản lâu trong tủ lạnh, không tốt cho mẹ và thai nhi.
-
Tránh những đồ ăn làm tình trạng nghén của mẹ trầm trọng hơn gây ảnh hưởng tới em bé. Ảnh Internet
5.1.3 Thực đơn cho bà bầu ốm nghén
Trong giai đoạn ốm nghén này, bà bầu nên có chế độc ăn dinh dưỡng nhưng các món ăn phải dễ tiêu hóa, thanh đạm để chống cảm giác buồn nôn và chán ăn ở các bầu. Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng lại giúp hạn chế nghén ở bầu.
5.1.3.1 Canh nấm thịt bò
Nguyên liệu :
- 100 g nấm bào ngư.
- 100 g thịt bò mềm.
- 1/2 củ cà rốt.
- 200 ml nước dùng.
- 1 thìa cà phê hành phi băm.
- 1/3 thìa cà phê muối iốt.
- 1/4 thìa cà phê tiêu.
- 1 thìa cà phê dầu ăn.
- 1/2 thìa cà phê gừng sắt sợi.
- Hành ngò xắt nhuyễn.
Cách làm :
- Bước 1 : Nấm cắt gốc, ngâm nước muối rửa sạch. Thịt bò xắt mỏng, ướp thịt bò với hành tím, tiêu, dầu ăn. Cà rốt xắt mỏng.
- Bước 2 : Nấu sôi nước dùng, cho cà rốt và gừng vào nấu. Cà rốt vừa mềm cho tiếp nấm, thịt bò vào, nêm muối vừa ăn. Chờ sôi lại tắt bếp.
5.1.3.2 Canh cá nấu me
Nguyên liệu :
- Cá trắm cỏ 300 g.
- Me.
- Cà chua.
- Rau cải trắng 100 g.
Cách làm :
- Cá được xử lý và rửa sạch, bổ đôi, ướp gia vị trong 20 phút.
- Me cạo vỏ, cà chua thái miếng, rau cải thái nhỏ.
- Cho cá, cà chua vào nồi xào. Khi cà chua chín nát thì đổ thêm nước, thả me.
- Đun tới khi me chín thì cho cải trắng vào đảo đều, khi canh sôi thì nêm lại lần nữa cho vừa miệng.
5.1.3.3 Canh sườn với sấu
Nguyên liệu :
- 50g sấu (5 quả).
- 100g bí xanh.
- 200g sườn lợn.
Cách làm :
- Sấu cạo sạch vỏ, rửa sạch.
- Sườn lợn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp gia vị.
- Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng.
- Sườn đem xào chín, bỏ thêm nước rồi đun tới khi sườn nhừ. Bỏ thêm bí xanh, sấu, đun tới khi sôi thì dừng.
- Trước khi ăn dầm nát sấu, bà bầu có thể ăn lúc đói hoặc dùng kèm với cơm, ăn liên tục 3 ngày sẽ làm giảm các triệu chứng nghén.
5.1.3.4 Cháo ý dĩ
Nguyên liệu :
- Ý dĩ 15 g.
- Gạo 100 g.
- Đường đỏ 20 g.
- Gừng.
Cách làm :
- Ý dĩ và gạo đem nghiền thành bột, gừng giã nhỏ bỏ vào nồi, thêm nước.
- Đun với lửa nhỏ cho sôi kỹ, tới khi cháo nhừ thì bỏ đường đỏ vào đảo đều, đợi cháo sôi là có thể dùng được.
- Cháo ý dĩ phải ăn nóng, mỗi ngày ăn 2 lần vào lúc đói.
- Ăn liền 3 ngày chứng ốm nghén của mẹ bầu sẽ giảm rõ rệt.
5.1.3.5 Súp tôm vị gừng
Nguyên liệu :
- 250 g tôm tươi
- 250 ml nước dùng.
- 1 củ nhỏ gừng.
- 1/2 thìa cà phê hạt nêm.
- 1/5 thìa cà phê tiêu.
- 1 thìa cà phê bột năng.
- 1/2 thìa cà phê tỏi phi.
- Ngò xắt nhuyễn.
Cách làm :
- Tôm lột vỏ bỏ đầu đuôi.
- Gừng gọt vỏ, một nửa đập giập, nửa còn lại xắt chỉ.
- Đặt nước dùng lên bếp, cho 2 thứ gừng vào nấu cùng, khi nước sôi cho hạt nêm và tôm vào.
- Khuấy bột năng với ít nước lạnh cho vào nước đang sôi.
- Chờ súp sôi lại, múc vào chén, rắc tiêu, ngò và tỏi phi trên mặt, dùng khi còn nóng. Là một món ăn lạ, kích thích cảm giác thèm ăn và chống ốm nghén hiệu quả.
5.2 Ốm nghén có đoán được giới tính thai nhi?
Ốm nghén cũng được xem là một dấu hiệu để nhận biết giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian. Cùng xem sự khác biệt khi ốm nghén con trai và con gái nhé. Tuy nhiên, mẹ cũng nên nhớ rằng, kết quả chỉ mang tính tương đối thôi.
- Ốm nghén thường xuyên vào buổi sáng thì khả năng đang mang thai bé gái là rất cao.
- Không xuất hiện dấu hiệu ốm nghén thì rất có khả năng bầu đang mang thai con trai.
- Thèm chua là sinh bé trai, thèm ngọt là sinh bé gái.
- Trường hợp chồng nghén thay vợ thì khả năng cao là bầu đang có bé gái.
5.3 Ốm nghén có bị sốt không?
- Sốt không phải là một dấu hiệu của ốm nghén với bà bầu trong giai đoạn mang thai. Sốt là một trong những phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng.
- Nguyên nhân: Có thể bà bầu đang bị viêm nhiễm đường tiết niệu, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng túi ối,…
- Nếu sốt từ 38 độ trở lên và sốt kéo dài thì có thể ảnh hưởng rất nguy hiểm đến em bé, gây ra một số trường hợp như: dọa sảy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kì, để lại di tật cho bé,…
Cách trị sốt cho bà bầu :
- Mặc quần áo thoải mái, không gò bó.
- Dùng khăn ấm để chườm nách, tay, chân,…
- Ở nơi khô thoáng, tránh gió lùa.
- Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, lỏng, hạn chế đồ dầu mỡ.
- Uống nhiều nước ấm, ăn nhiều trái cây để bù nước.
- Ăn gừng, tỏi thường xuyên để tăng sức đề kháng.
- Không sử dụng thuốc tùy ý, thành phần hạ sốt như Ibuprofen, Aspirin có thể khiến thai nhi bị chảy máu, rất nguy hiểm với phụ nữ có thai.
5.4 Ốm nghén có nên truyền nước hay không?
Truyền dịch trong giai đoạn mang thai là điều rất quan trọng vì nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Dịch truyền và được chia ra thành ba nhóm chính :
Nhóm cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9% và bicarbonate natri 1,4%…).
Nhóm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể (glucose các loại, các dung dịch chứa chất đạm, vitamin và chất béo).
Nhóm đặc biệt (dung dịch dextran, dung dịch albumin, dung dịch cao phân tử, huyết tương tươi…).
- Biến chứng có thể xảy ra khi truyền dịch: rối loạn điện giải, phù toàn thân, phù phổi, suy hô hấp, tăng huyết áp đột ngột, suy tim, gây tử vong,…
- Việc truyền nước hay không phụ thuộc vào tình trạng ốm nghén của bầu nặng hay nhẹ. Chỉ nên truyền dịch khi bầu bị mất nước, không ăn uống được,… trong thời gian dài.
- Truyền nước chỉ thực sự tốt và phát huy hết tác dụng của nó khi truyền đúng người, đúng bệnh, đúng thời điểm cần phải truyền.
6. Lưu ý dành cho chị em phụ nữ khi ốm nghén
- Các bố nên chia sẻ, lắng nghe và an ủi vợ trong lúc vợ phải chịu cơn ốm nghén hành hạ.
- Không nên quá lo lắng, cần tạo tâm trạng thoải mái, an tâm.
- Ăn những món mình thích, mình thèm và hạn chế những thức ăn ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé.
- Ăn ít nhưng duy trì chế độ ăn đều đặn.
- Chỉ uống vitamin khi đã no.
- Ưu tiên thực phẩm giàu carbohydrates, protein.
- Tránh những mùi khó chịu.
- Không nên lạm dụng gừng.
- Đến gặp bác sĩ để tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích cho giai đoạn này của mẹ và bé.
- Theo dõi em bé trong bụng thường xuyên để chắc chắn em bé vẫn bình thường.
>>>>>Xem thêm: 4 loại khói độc hại mẹ bầu nên tránh tiếp xúc trong thai kỳ
Ốm nghén ở phụ nữ là vậy đó. Nếu muốn cả mẹ và bé khỏe mạnh thì cần phải có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Hãy để cho giai đoạn mang thai của các mẹ diễn ra thoải mái, không gây khó chịu, áp lực, vì hành trình này cũng sớm qua đi thôi, nên các bầu hãy thật lạc quan và cố gắng, đừng để chuyện ốm nghén ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Blogtretho.edu.vn chúc các bà bầu đi qua những cơn nghén thật dễ dàng và có những trải nghiệm thật thú vị trong suốt quá trình mang thai của mình nhé.
Chi Lê tổng hợp