Các mẹ có bao giờ tự hỏi nhịp tim thai xuất hiện khi nào? Nhịp tim thai có vai trò ra sao trong việc chăm sóc thai nhi? Tim thai bao nhiêu là bình thường? Đây cũng chính là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu hiện trong quá trình thai kỳ. Mẹ đừng lo! Bài viết này sẽ giúp các mẹ nằm lòng những điều cần biết về nhịp tim thai, để giúp trẻ được phát triển tốt hơn.
Bạn đang đọc: Nhịp tim thai và những điều mẹ bầu cần lắng nghe trong thai kỳ
Nếu sự xuất hiện của thai nhi là món quà kỳ diệu của tạo hóa, thì giây phút lắng nghe từng tiếng tim đập thình thịch của thai nhi càng khiến chúng ta xúc động hơn nữa.
Lắng nghe từng nhịp tim của con có lẽ là kỷ niệm tràn đầy ngọt ngào khó quên đối với những người lần đầu được làm cha mẹ. Vì đó là bằng chứng cho thấy có sự tồn tại thật sự của một thiên thần nhỏ bé trong bụng bạn.
Contents
1. Nhịp tim thai hình thành khi nào?
Tim thai nhi thật sự được hình thành từ rất sớm. Từ ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai đã bắt đầu xuất hiện ống dẫn của tim. Vào giai đoạn này, hình dáng quả tim chưa hình thành cụ thể nhưng nó đã bắt đầu hoạt động co bóp đặc trưng của mình. Đến tuần thứ 4 tim thai bắt đầu phát triển. Đặc biệt phải kể đến trong quá trình hình thành tim thai từ tuần thứ 6, đây được xem là mốc thời gian quan trọng, bởi giai đoạn này thai bắt đầu bước vào giai đoạn hình dạng.
Tuần thứ 7, tim thai lớn lên vào phân cách thành hai buồng tim trái, phải rõ rệt. Ở tuần thứ 11, tim thai dần hoàn thiện và lúc này bắt đầu đập nhẹ. Đến tuần thứ 16, tim thai có thể tiến hành hoạt động bơm máu, hiệu suất làm việc của tim đạt khoảng 24 l/ngày.
2. Nhịp tim bao nhiêu là bình thường?
Ở giai đoạn từ sau tuần thứ 5, nhịp tim thai nhi gần giống với nhịp tim người mẹ từ 80 – 85 lần/phút. Sau đó, nhịp tim thai thường rất nhanh từ 160 – 180 lần/phút, đặc biệt ở tuần thứ 9 có thể đạt tới 170 – 200 lần/phút. Sau 30 tuần, nhịp tim thai bắt đầu giảm nhẹ từ 120 – 160 lần/phút. Nếu vượt qua ngưỡng hoặc thấp hơn thì đó có thể là dấu hiệu cho thất tim trẻ có sự bất ổn nên được theo dõi cẩn thận. Ngoài ra, khi mẹ căng thẳng hoặc hoạt động mạnh có thể dẫn đến tim thai đập nhanh.
Tìm hiểu thêm: Cách chế biến một số món ăn bổ dưỡng từ lươn tốt cho mẹ bầu
3. Ý nghĩa sức khỏe
Nhịp tim thai không chỉ khẳng định, đánh dấu sự xuất hiện của thai nhi mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc thai nhi. Theo dõi nhịp tim thai có thể đoán định được tỷ lệ sảy thai. Nếu nhịp tim thai đã tắt từ 1 tuần trở lên, có nghĩa là tỷ lệ sẩy thai là 100%. Ngoài ra, nhiều người tin rằng có thể dùng nhịp tim xác định giới tính thai nhi trong quá trình mang thai.
Nhịp tim thai nếu dưới 140 lần/phút thì đó là con trai. Nếu trên 140 lần/phút đó là con gái, cách xác định này đơn giản nên thường được các mẹ áp dụng. Về độ tin cậy thì chưa được nghiên cứu uy tín nào công bố. Bạn có thể xem đây là một nguồn tham khảo.
4. Có thể nghe nhịp tim thai qua cách thức nào?
Đầu tiên phải kể đến là thiết bị siêu âm. Khi đi khám thai các bác sĩ sẽ theo dõi được quá trình hình thành phát triển và hoạt động của tim thai nhi, kết quả này mang tính chính xác và có độ tin cậy cao.
>>>>>Xem thêm: Hạt bí đỏ: Món ăn vặt cực tốt cho mọi mẹ bầu
Một cách khác, là bạn có thể mua ống nghe. Đặc biệt đến tuần thứ 18 trở về sau, nhịp tim của bé đã đủ mạnh mẽ để bạn có thể tự nghe ở nhà. Hãy đến quầy thuốc hay các cửa hàng bán thiết bị dụng cụ y tế và sắm cho mình một bộ ống nghe nhé. Ngoài ra, với sự phát triển mãnh mẽ của kỹ thuật, bạn có thể download các ứng dụng nghe tim thai trên smartphone rất dễ dàng.
Trên đây là những nội dung liên quan đến nhịp tim thai mà các mẹ thường thắc mắc. Blogtretho.edu.vn hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn có thể chủ động chăm sóc theo dõi sự phát triển của thai nhi. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
Tiếu Linh tổng hợp