Người giữ trẻ phải làm gì để giữ an toàn cho trẻ nhỏ?

Rate this post

Người giữ trẻ là người trực tiếp chăm sóc và trông nom trẻ mỗi ngày, có thể là ba mẹ, ông bà, người thân hoặc người được thuê để giữ trẻ. Dù người giữ trẻ là bất kỳ ai thì cũng phải luôn có trách nhiệm trông nom trẻ thật tốt, tránh những tai nạn có thể xảy ra với trẻ vì những bất cẩn và sự chủ quan của mình.

Bạn đang đọc: Người giữ trẻ phải làm gì để giữ an toàn cho trẻ nhỏ?

Trẻ nhỏ rất hiếu động và không biết các mối nguy hiểm có thể xảy, vì vậy người giữ trẻ cần phải luôn để ý và giữ an toàn cho trẻ là điều hết sức cần thiết. Bởi, chỉ cần lơ là vài giây là trẻ có thể bị thương, hay thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Trong cuộc sống ngày nay, người giữ trẻ không chỉ là bố mẹ hay ông bà, nhiều gia đình có xu hướng thuê người giữ trẻ để bố mẹ có thể đi làm. Đặc biệt với những trường hợp này, mẹ cũng cần hiểu rõ và nắm kỹ, để đảm bảo con mình được trông coi tốt và thật an toàn. 

Người giữ trẻ phải làm gì để giữ an toàn cho trẻ nhỏ?

1. Giữ trẻ an toàn từ các đồ vật trong nhà

Với một đứa trẻ nhỏ chưa ý thức được sự an toàn và nguy hiểm thì các đồ vật trong nhà, ngoài sân,… đều ẩn chứa nguy cơ gây tai nạn nguy hiểm cho bé. Vì vậy, người giữ trẻ cần hết sức lưu ý,  đảm bảo khu vực trẻ chơi không có gì gây nguy hiểm cho trẻ. Sau đây là những vật dụng trong nhà thường gây nguy hiểm cho trẻ mà chúng ta cần phải rất lưu ý: 

  • Tủ quần áo, kệ sách, kệ tivi đều là những thứ có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ cố gắng leo trèo lên. Với trẻ đang tập đi, hãy mới biết đi, các loại tủ kệ này đều là những đồ vật tiểm ẩn nhiều rủi ro. 
  • Bồn cầu, xô chậu chứa nước trong nhà tắm. Có thể chúng ta không chú ý lắm đến những đồ vật này, song, trẻ dễ bị ngã vào mà không thể thoát ra được.
  • Máy giặt cửa trước sẽ nguy hiểm với trẻ nếu trẻ chui vào mà người giữ trẻ không phát hiện kịp.
  • Bếp gas, lò nướng và các vật dụng trong bếp đều có thể gây hại nếu người giữ trẻ không cẩn thận.
  • Ổ điện, dây sạc điện thoại có thể nguy hiểm tới tính mạng của trẻ khi trẻ tiếp xúc.
  • Phích nước nóng, bình thuỷ có thể gây bỏng cho trẻ nếu bị đổ vào người trẻ.

Trên đây chỉ là liệt kê những đồ vật, vật dụng phổ biến đều có trong mọi gia đình và những đồ vật đồ dùng này thường gây ra tai nạn cho trẻ. Tùy vào mỗi gia đình, chắc chắn sẽ còn rất nhiều đồ vật khác có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, người giữ trẻ ngoài việc quan sát đồ vật, cũng luôn để mắt đến trẻ, không được để trẻ một mình trong nhà. Nếu cho trẻ tự chơi thì nên cho trẻ vào trong cũi, hoặc khu vực chơi dành riêng cho trẻ có giới hạn an toàn. Đương nhiên, khu vực cũi hay khu vực chơi của trẻ, cũng phải được kiểm tra thật kỹ lưỡng, trước khi cho trẻ vào chơi. 

Người giữ trẻ phải làm gì để giữ an toàn cho trẻ nhỏ?

Ngoài ra, người giữ trẻ, bố mẹ cũng nên để ý đến những khu vực có nhiều nguy hiểm cho bé như bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, ban công, cửa sổ…Cần thiết phải lắp những cửa rào, thanh chắn để chặn trẻ tự ý ra vào những khu vực này, cũng như tránh để ghế hay bắt/ kê kệ gần cửa sổ, trẻ dễ có khả năng leo trèo lên ngó qua cửa sổ, dễ té nhào ra ngoài.

2. Giữ trẻ an toàn khi chăm sóc trẻ

Đã có rất nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra, khi người giữ trẻ chăm sóc không đúng cách. Do đó, ngoài việc trông nom những vật dụng đồ dùng ở môi trường xung quanh trẻ, việc chăm sóc trẻ cũng rất cần phải lưu tâm kỹ lưỡng vì sự an toàn của trẻ. 

2.1 Tắm cho trẻ

Khi tắm cho trẻ người giữ trẻ cần chú ý đến nhiệt độ nước tắm phải phù hợp tránh quá nóng gây bỏng cho trẻ. Ngoài ra, người giữ trẻ tuyệt đối không được để trẻ trong thau tắm một mình dù là chỉ vài phút. Vì, trẻ có thể bị ngã hoặc úp mặt xuống thau nước bất kỳ lúc nào và trẻ hầu như đều chưa đủ khả năng để tự xoay sở trong các tình huống này. Dù thời gian xảy ra chỉ vài phút thôi, cũng có thể để lại ảnh hưởng lớn đến trẻ.

Tìm hiểu thêm: Thời gian nằm sấp – tummy time đối với trẻ sơ sinh

Người giữ trẻ phải làm gì để giữ an toàn cho trẻ nhỏ?

2.2 Cho bé bú hay ăn

Việc trẻ bị hóc sữa, thức ăn vào đường thở gây nhiều nguy hiểm cho trẻ cũng là những tình huống rất thường xảy ra. Vì vậy người giữ trẻ nên chú ý khi cho trẻ ăn, cho trẻ  trẻ bú đúng cách . 

  • Không nên cho trẻ bú hay ăn ở tư thế nằm.
  • Không nên đùa giỡn khi trẻ đang ăn hay bú.
  • Thức ăn của trẻ phải được chế biến phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
  • Không nên cho trẻ nhỏ ăn các loại hạt, hạt đậu nhỏ còn nguyên hạt hay những loại thức ăn có dạng tròn nhỏ, dạng trơn dễ hóc.
  • Người giữ trẻ nên biết cách xử lý kịp thời và đúng cách khi trẻ bị hóc.

Người giữ trẻ phải làm gì để giữ an toàn cho trẻ nhỏ?

>>>>>Xem thêm: Cách tập cho trẻ 12 tháng tuổi ăn cơm như thế nào?

Trên đây là những lưu ý rất cơ bản để người giữ trẻ có thể chăm sóc trẻ được an toàn. Với trẻ nhỏ tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu, cũng như bất kỳ tình huống nào. Do đó, người giữ trẻ dù là bất cứ ai cũng luôn cần phải quan tâm đến trẻ bằng sự cẩn thận chu đáo của mình, không ngừng học hỏi thêm những kỹ năng chăm sóc, sơ cứu trẻ trong những tình huống nguy cấp, để có thể chủ động xử lý kịp thời những tình huống không mong muốn có thể xảy ra.

Thanh Ngân tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *