Bé sốt tay chân lạnh có nguy hiểm không? Do nguyên nhân nào gây ra và phải điều trị như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hẳn đây là các câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Và bài viết dưới đây với thông tin chi tiết liên quan sẽ giúp các ông bố bà mẹ giải tỏa được thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Bé sốt tay chân lạnh và những lưu ý dành cho các bậc phụ huynh
Theo như lý giải của các chuyên gia y tế, hiên tượng bé sốt tay chân lạnh là do cơ thể bé bị bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch của bé sẽ hoạt động và tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hoặc virus. Quá trình này sản sinh ra năng lượng, dẫn tới nhiệt độ cơ thể bé tăng lên, đồng thời, trung tâm điều hòa nhiệt trong hệ thần kinh trung ương sẽ chỉ huy cơ thể thoát nhiệt ra ngoài. Vì thế, một số bé sẽ lạnh tay chân dù đầu, thân mình rất nóng.
Contents
1. Nguyên nhân khiến bé sốt tay chân lạnh
Bé sốt tay chân lạnh chứng tỏ bé đang bị bệnh. Vì thế, các chị em cần phải tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của bé thì mới có thể điều trị dứt điểm. Theo các bác sĩ, bé sốt cao tay chân lạnh là do hai nguyên nhau sau:
1.1 Bé sốt tay chân lạnh do nhiễm khuẩn
Ở trẻ em, bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp là nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm họng, viêm amydan, viêm phổi), nhiễm khuẩn tiêu hóa (tiêu chảy, lị). Các bé cũng có thể gặp các bệnh lý nhiễm khuẩn nặng như viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mũ, thương hàn hoặc nhiễm ký sinh trùng (rốt rét), lao. Đây đều là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé sốt tay chân lạnh.
1.2 Bé sốt tay chân lạnh không do nhiễm khuẩn
Một số nguyên nhân khác như: mọc răng, tiêm phòng, cảm nắng, mặc quần áo quá ấm… cũng có thể khiến bé sốt tay chân lạnh. Trong một số trường hợp nhất định, nếu bị bỏng, nhồi máu, gặp phải các chấn thương mô…, bé cũng có thể bị sốt tay chân lạnh đấy các mẹ.
2. Điều trị bé sốt tay chân lạnh
2.1 Những việc nên làm khi bé sốt tay chân lạnh
Khi thấy bé sốt tay chân lạnh, các bố mẹ hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:
– Đầu tiên, mẹ nên cho bé nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, mặc đồ rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt. Sau đó, mẹ hãy dùng khăn ấm lau khắp cơ thể bé để nhanh chóng hạ nhiệt cho con.
– Vẫn cho bé bú mẹ bình thường, đồng thời cho bé uống nhiều nước hơn để bù nước.
– Bố mẹ phải liên tục theo dõi tình trạng của con để có cách xử lý thích hợp:
- Nếu thấy bé sốt dưới 38 độ C thì bố mẹ thực hiện theo hướng dẫn trên, không cần dùng thêm thuốc hạ sốt cho bé.
- Trường hợp bé nhà mình sốt trên 38 độ C thì ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn trên, các chị em có thể kết hợp với thuốc hạ sốt (cho bé uống hoặc nhét hậu môn) nhưng lưu ý là phải có sự hướng dẫn cụ thể và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau đó, phụ huynh hãy đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị an toàn, hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Cách đặt tên cho bé trai và bé gái hợp phong thủy năm 2018, bố mẹ cùng tham khảo nhé!
2.2 Những việc cần tránh khi bé sốt tay chân lạnh
– Khi phát hiện bé sốt tay chân lạnh, các mẹ tuyệt đối không nên cho bé mặc nhiều quần áo, đắp chăn quá ấm lên người bé. Vì như thế sẽ khiến cho thân nhiệt của con tăng cao hơn.
– Bố mẹ tuyệt đối không được lạm dụng thuốc hạ sốt để điều trị cho bé.
– Không dùng khăn lạnh để lau người hoặc nước đá lạnh để chườm lên người bé. Điều này dễ khiến cho da bé bị bỏng.
– Không dùng rượu, giấm, cồn pha vào nước để tắm cho bé. Điều này không chỉ làm bé bị bỏng da, mà còn có thể gây nguy hiểm cho bé.
– Không cho bé ngủ nơi gió lùa hoặc ngủ trong phòng máy lạnh, không bật máy quạt xông thẳng trực tiếp vào người bé.
>>>>>Xem thêm: Đốt dây rốn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh?
Bé sốt tay chân lạnh khiến các phụ huynh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé được theo dõi, điều trị đúng cách thì tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất. Blogtretho.edu.vn hy vọng rằng bài viết trên có thể cung cấp một số kiến thức cơ bản về hiện tượng sốt tay chân lạnh ở trẻ nhỏ , giúp các phụ huynh chăm sóc con yêu thật tốt.
Mỹ Tiên tổng hợp