Ngày dự sinh có chính xác không có lẽ là điều thắc mắc của khá nhiều mẹ bầu, vì họ thường dựa vào ngày này để sắp xếp và chuẩn bị nhiều thứ cho việc sinh nở cũng như mọi thứ cần thiết khác. Vậy ngày dự sinh được xác định như thế nào và thực tế nó có chính xác không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Ngày dự sinh có chính xác không và những điều chị em nên biết
Contents
1. Ngày dự sinh được tính như thế nào
Thông thường, ngày dự sinh được tính bằng cách lấy ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt cuối cộng thêm 280 ngày hoặc 40 tuần.
Tiếp theo sẽ là siêu âm để tính ngày dự sinh bằng việc xác định tuổi thai dựa vào kích thước của thai nhi.
Nếu hai ngày trên không khớp nhau thì ngày dự sinh từ kết quả siêu âm sẽ được xem là ngày chính xác hơn.
Cách tính trên được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát triển.
Tuy nhiên theo dữ liệu từ Viện Chu Sinh, một tổ chức phi lợi nhuận, thì ngày dự sinh hiếm khi chính xác. Thực tế một em bé sinh đúng theo thời gian đã được dự đoán chỉ chiếm 4% số ca sinh. Nếu không tính các ca sinh có biến chứng cũng như các ca sinh non, thì tỷ lệ này vào khoảng 4,4%.
Trong khi việc biết trước ngày em bé chào đời rất hữu ích đối với các bậc cha mẹ thì thực tế, mục đích chính của việc xác định ngày dự sinh là để chúng ta có kế hoạch chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ. Bên cạnh đó, nó là cơ sở để tiến hành các xét nghiệm sớm và cần thiết liên quan đến dị tật thai nhi , vì để đưa ra quyết định thực hiện các xét nghiệm này, các bác sỹ phải biết được thai kỳ đã đi được bao xa.
Mặc dù hầu hết thai kỳ của các mẹ bầu đều có ngày dự sinh, nhưng lời khuyên dành cho những bà mẹ tương lai là em bé có thể chào đời vào bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian từ 37 tuần (259 ngày) đến 42 tuần (294 ngày) – một khoảng thời gian được gọi là “tới hạn” – vì em bé đã đủ trưởng thành.
Đối với những phụ nữ có thai kỳ bình thường hoặc nguy cơ thấp thì em bé thường được sinh ra trong vòng 1 tuần kể từ ngày dự sinh. Hơn 90% em bé được sinh ra trong vòng 2 tuần trước hoặc sau ngày dự sinh.
Nhưng như đã lưu ý ở trên, chỉ có 4% (hoặc 4,4% bỏ qua những thai kỳ có biến chứng) trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh – nói cách khác thì điều này xảy ra với tỷ lệ ít hơn 1 trên 20.
Tìm hiểu thêm: 6 lợi ích bất ngờ từ việc ốm nghén ít bà bầu nào biết
2. Ý nghĩa thực sự của ngày dự sinh
Các số liệu thống kê đưa ra một thông điệp quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Đó là việc sử dụng “ngày dự sinh” là sai lệch vì cụm từ này nghe có vẻ quá chính xác, nó thực sự nên được gọi là “ngày ước tính” thì đúng hơn.
Khi mang thai , nhiều bà mẹ lo lắng hoặc thiếu kiên nhẫn một cách không cần thiết khi quá phụ thuộc vào ngày sinh dự kiến. Chúng ta nên hiểu rằng đây chỉ là một ngày giúp các bác sỹ xác định những mốc quan trọng khác trong thai kỳ mà thôi.
3. Cách tính ngày dự sinh ở một số nước
Ở một số nước, cách tính ngày dự sinh có một chút khác biệt so với cách tính phổ biến là cộng thêm 280 ngày hoặc 40 tuần vào ngày bắt đầu của chu kỳ kinh cuối, cụ thể như:
- Tại Đức, bác sỹ sản khoa Franz Kari (1778-1851) đề nghị tính ngày dự sinh bằng cách lấy ngày đầu tiên của kì kinh cuối, cộng thêm 1 năm, sau đó trừ đi 3 tháng và thêm vào 7 ngày. Cách tính này có thể thay đổi tối đa 3 ngày so với cách tính hiện nay.
- Tại Pháp, cách tính ngày dự sinh tiêu chuẩn là thêm 9 tháng, 2 tuần vào ngày đầu của kỳ kinh cuối, hoặc tổng cộng 41 tuần.
- Tại Mỹ và Anh, ngày dự sinh được tính theo cách tính thông thường đó là cộng 280 ngày hoặc 40 tuần vào ngày đầu của kỳ kinh cuối.
Trong khi các bác sỹ sản khoa Mỹ và Anh cho phụ nữ mang thai đợi thêm 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi tiến hành giục sinh, thì các bác sỹ sản khoa Pháp cho thai phụ thêm 1 tuần nữa sau đó sẽ tiến hành giục sinh nhanh hơn.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn mẹ bầu cách bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách tránh gây hại cho bé
Như vậy, ngày dự sinh là một thông tin các bác sỹ cung cấp cho chúng ta để ước tính được khoảng thời gian em bé sẽ chào đời. Điều này giúp chúng ta có sự chuẩn bị cần thiết cho việc sinh con , cũng như những việc khác liên quan đến gia đình, công việc hay những đứa trẻ khác…
Về mặt chuyên môn, ngày dự sinh được dùng để xác định các mốc quan trọng khác trong thai kỳ để có thể tiến hành các xét nghiệm cần thiết một cách hợp lý. Vì vậy, các mẹ bầu không nên quá lo lắng hay cảm thấy bị áp lực vì mình có dấu hiệu sinh trước ngày dự sinh, hoặc không có dấu hiệu gì của quá trình sinh nở dù đã qua ngày dự sinh. Điều quan trọng là bạn cần chăm sóc sức khỏe (cả mẹ và bé) thật tốt và hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi bước qua tuần thứ 37 của thai kỳ để đón em bé bất cứ lúc nào nhé.
Theo BBC
Lily Nguyễn lược dịch