Mùa nóng với bà bầu sẽ gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của chị em. Do đó, các bầu nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, để cả mẹ và thai nhi đều mạnh khỏe. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn cập nhật ngay những bí quyết hay bỏ túi tránh nóng hiệu quả, giúp các bầu thoải mái suốt mùa nóng nhé.
Bạn đang đọc: Mùa nóng với bà bầu và tất tần tật những điều mẹ cần nhớ
Contents
- 1 1. Mùa nóng với bà bầu cần lưu ý những gì?
- 2 2. Chế độ ăn uống mùa nóng với bà bầu
- 3 3. Những điều mẹ bầu cần làm vào mùa nóng
- 4 4. Những nguy cơ mẹ bầu thường gặp vào mùa nóng
- 5 5. Những điều cần tránh ở mùa hè với bà bầu
1. Mùa nóng với bà bầu cần lưu ý những gì?
- Vào mùa nóng sẽ rất dễ làm mẹ bầu kén ăn, ngủ thì dễ thất thường. Mẹ cần cố gắng thực hiện theo nguyên tắc “đêm tranh thủ ngủ, sáng dậy sớm, ban ngày hoạt động” để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Mẹ bầu cũng nên giữ tâm trạng thoải mái tránh buồn phiền nôn nóng hay nổi cáu. Điều này sẽ làm cho thai nhi bị náo động, không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Để bà bầu trải qua mùa nóng một cách dễ chịu, thì bầu cần chú ý đến sức khỏe của mình thật kỹ, để tránh rơi vào tình trạng cơ thể mất nước, thiếu nước, dễ bị tấn công bởi nhiều loại vi khuẩn, virus sản sinh trong mùa này,…
- Thời tiết nắng nóng sẽ làm cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu thêm nghiêm trọng, nhất là trong ba tháng cuối. Việc kê cao chân khi ngồi làm việc hoặc thư giãn sẽ giúp cho mẹ bầu vừa thoải mái vừa hạn chế được chứng phù chân.
2. Chế độ ăn uống mùa nóng với bà bầu
2.1 Bà bầu ăn gì mùa nóng
2.1.1 Những lưu ý cho mẹ bầu về chế độ ăn uống mùa nóng
- Mỗi bà bầu cần có đủ 300 calo/ngày.
- Bầu nên ăn nhiều loại thực phẩm và đủ chất dinh dưỡng. Khoảng 6-11 khẩu phần ngũ cốc (ở Việt Nam thường là cơm và bánh mì); 2-4 khẩu phần hoa quả, 4 khẩu phần rau xanh, 4 khẩu phần sữa và 3 khẩu phần protein (có trong trứng, thịt lợn, cá, thịt gia cầm, đậu đỗ, lạc…)
- Ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc, bánh mì, mì ý, gạo, rau củ quả.
- Hấp thu vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, nếu hấp thu đủ vitamin và khoáng chất từ bữa ăn thì không cần hấp thu vitamin tổng hợp nữa.
- Ăn ít nhất 3 khẩu phần thực phẩm giàu sắt trong ngày để chắc chắn rằng mỗi ngày bạn có khoảng 27mg sắt.
- Uống ít nhất 4 cốc sữa trong ngày hoặc các sản phẩm chứa canxi để bạn nhận được khoảng 1000-1300mg canxi cần thiết cho thai nhi và cho cơ thể bạn.
- Bạn cần khoảng 70mg vitamin C mỗi ngày vì thế nên ăn nhiều nguồn có chứa vitamin C như bưởi, cam, dâu tây, bông cải xanh, mật ong, đu đủ, súp lơ.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A. Tuy nhiên, nếu hấp thu vitamin A quá nhiều sẽ gây ra dị tật cho thai nhi. Những nguồn thực phẩm chứa vitamin A là cà rốt, bí ngô, khoai lang, dưa đỏ, rau bina, củ cải, lá củ cải đường.
- Mỗi phụ nữ mang thai vẫn phải hấp thu 0.4mg axit folic mỗi ngày để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật. Ngoài ra, bầu cũng chú ý nguồn thực phẩm như các lá rau xanh thẫm, các loại họ đậu như đậu lima, đậu đen…chính là giải đáp ưu tiên cho nỗi băn khoăn bà bầu nên ăn gì vào mùa hè , mùa nóng để giải nhiệt, đánh bay những cơn nóng oi ả.
2.1.2 Những thực phẩm cần bổ sung
Các loại đậu và ngũ cốc
- Loại thực phẩm này có tính mát, lợi tiểu, giải nhiệt, giảm căng thẳng,…
- Giảm thiểu các nguy cơ thiếu sắt và máu trong suốt giai đoạn thai kỳ.
- Lượng magie dồi dào có trong thực phẩm này giúp các tế bào thần kinh trong cơ thể được thư giãn và tăng khả năng hấp thu canxi, vitamin, đặc biệt là nước giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn trong những ngày hè nóng bức này.
Sữa chua
- Sữa chua giúp mẹ bầu giải nhiệt và cung cấp lượng nước đáng kể cho cơ thể, trong sữa chua cũng chứa rất nhiều canxi và lợi khuẩn, có ích giúp phòng tránh những nguy cơ đầy hơi, chướng bụng thường gặp ở phụ nữ có thai, khi dùng điều độ. Mẹ bầu nên ăn sữa chua hàng ngày.
- Các loại rau
- Mẹ bầu cần bổ sung ăn rau nhiều, đặc biệt là vào mùa nóng này vì trong rau chứa một lượng sắt, canxi và chất xơ dồi dào, rau còn giúp phòng tránh chứng táo bón ở bà bầu, và giúp bé phát triển tốt hơn trong bụng mẹ.
- Mẹ nên ăn những loại rau có màu xanh đậm như rau mồng tơi, rau bí, rau cải, mướp đắng,.. để giải nhiệt mùa hè mẹ nhé.
Các loại thực phẩm từ sen
Sen là “thần dược” giúp thanh mát cơ thể. Mẹ có thể sử dụng hạt sen, ngó sen, củ sen,.. để chế biến món ăn cho mình vào mùa nóng nhờ đó điều hòa, giảm sự hình thành nhiệt lượng trong cơ thể, điều này mang lại cảm giác mát mẻ hơn trong mùa nóng này.
2.2 Trái cây giải nhiệt mẹ bầu không nên bỏ qua
2.2.1 Những loại quả mọng
- Có các loại quả như dâu tây, dâu đen, việt quất, nam việt quất, cherry,… là những loại hoa quả giải nhiệt và tốt cho bé .
- Những loại trái cây này cung cấp một lượng lớn vitamin, khoáng chất giúp làm tăng sức đề kháng và giải nhiều hiệu quả trong mùa nóng này.
2.2.2 Những loại trái cây giàu vitamin C
Các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi,… là những loại trái cây giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, bổ sung thêm axit folic và kali tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
2.2.3 Măng cụt
- Trong quả mang cụt có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, chất béo, canxi, sắt, photpho,… tốt cho bầu.
- Ngoài ra măng cụt còn chứa dẫn xuất của serotonin giúp mẹ ngủ ngon hơn, thư thái và kháng khuẩn tốt.
2.2.4 Đu đủ chín
- Trong đu đủ chứa 70% là nước giúp bổ sung độ ẩm và làm mát cho cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng chống oxy hóa giúp làm đẹp và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Với lượng chất sơ dồi dào và thành phần protease giúp phân giải protein và axit amin có tác dụng chống táo bón hiệu quả.
2.2.5 Dưa hấu
Việc mẹ bầu ăn dưa hấu cũng sẽ cung cấp một lượng nước đáng kể cho cơ thể mẹ. Tuy nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều dưa hấu cùng một lúc sẽ rất dễ bị tiêu chay và lạnh bụng.
2.3 Nước uống dành cho bàu bầu mùa nóng
2.3.1 Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả có nhiều chất xơ và vitamin giúp bà bầu hạn chế tình trạng táo bón, tăng cường làn da đẹp mịn hơn cho chị em. Nước ép hoa quả sẽ một sự lựa chọn tốt cho bà bầu trong mùa nắng nóng này.
2.3.2 Nước chanh tươi
1 ly nước chanh và uống mỗi ngày sẽ giúp cơ thể người bầu cảm thấy tốt hơn, đỡ đi những mệt mỏi, khó chịu hay bứt rứt vì trời quá nắng nóng. Ngoài ra bà bầu sẽ hấp thu được chất sắt tốt hơn vì vitamin C cung cấp cho cơ thể. Điều này thật tốt cho mẹ và bé đúng không nào.
2.3.3 Nước ép bưởi
Nước ép bưởi nhiều vitamin C tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng… Đây sẽ là thức uống tốt mà chị em cần cung cấp cho cơ thể khi mang thai , nhất là trong mùa nắng nóng.
2.3.4 Nước cam
Uống nước cam vào mùa nắng nóng giúp mẹ bầu giải nhiệt hiệu quả bởi những chất dinh dưỡng như axit folic, kali, canxi, Vitamin C…
2.3.5 Nước dừa
Sau 3 tháng đầu mẹ có thể uống nước dừa. Nước dừa giúp làm sạch đường tiêu hóa, là loai thức uống giải nhiệt vào mùa nóng rất tốt cho mẹ bầu. Từ tháng thứ 5 trở đi đến hết tháng thứ 7, bà bầu nên uống nước dừa với khoảng 2-3 quả mỗi tuần, vừa giúp làm mát cơ thể, làm sạch nước ối cho bé nữa.
3. Những điều mẹ bầu cần làm vào mùa nóng
3.1 Uống nước nhiều
Vào mùa nắng nóng này mẹ bầu nên uống nhiều nước để chống nóng hiệu quả. Mỗi mẹ bầu nên uống khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày và uống theo các khoảng thời gian cách nhau đều đặn để luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tránh uống dồn no một lúc, hoặc để cơ thể bị khát mới uống nước.
3.2 Nơi ở luôn thoáng mát
Làn da bà bầu nhạy cảm, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh đặc biệt là với ánh nắng. Do vậy các mẹ cần phải sinh hoạt ở những nơi thoáng mát, có bóng râm để có thể tự làm mát cơ thể mình. Mẹ bầu có thể sử dụng quạt hơi nước, máy phun sương để giữ độ ẩm trong phòng lạnh, tạo cảm giác thoải mái nhất mỗi khi ngủ hoặc nghỉ.
3.3 Giấc ngủ của bà bầu vào mùa nóng
- Khi thời tiết nắng nóng mẹ bầu sẽ khó ngủ hơn bình thường và có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng xấu đén sức khỏe của mẹ và bé.
- Mẹ bầu nên mở của sổ hoặc giúp không gian phòng ngủ đủ thoáng đãng, đảm bảo cảm giác mát mẻ cho các bầu khi ngủ nhưng luôn an toàn.
- Mẹ bầu nên tránh chọn các loại ga trải giường bằng nylon, lụa hoặc plyester. Các chất liệu này làm tăng nhiệt độ cơ thể nên bạn sẽ khó ngủ hơn.
- Trước khi đi ngủ bạn có thể ngâm chân để giấc ngủ được ngon và sâu hơn.
- Bầu cũng cần chú ý chọn đồ ngủ có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, thiết kế tạo sự thoải mái, điều này cũng góp phần làm cho giấc ngủ của các bầu được dễ chịu hơn.
3.4 Mùa nóng mẹ bầu nên mặc gì?
- Lựa chọn những trang phục mùa hè đơn giản, thoải mái, mát mẻ.
- Hạn chế những đồ bó sát vừa nóng bức vừa ảnh hưởng đến thai nhi.
- Lựa chọn trang phục phù hợp với hình thể của bản thân để đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Không nên kết hợp quá nhiều phụ kiện, giày cao gót để tránh nguy hiểm đến mẹ và bé.
- Về chất liệu : Mẹ bầu nên chọn vải voan, thun hay cotton sẽ thấm hút mồ hôi và thoáng mát hơn các chất liệu khác.
- Màu sắc : Mẹ nên ưu tiên những đồ có màu pastel: hồng nhạt, vàng nhạt, xanh nhạt hay trắng để tạo cảm giác mới mẻ.
- Mẹ có thể mặc váy bầu suông rộng, váy maxi, đầm bầu xòe, áo,…
3.5 Những hoạt động mùa hè
3.5.1 Đi bơi
- Bà bầu nên đi du lịch biển, đi bơi hay tắm nước mát.
- Trước khi đi bơi ngoài trời mẹ bầu nên thoa kem chống nắng để tránh tác hại từ tia UV. Thêm nữa, mẹ bầu cũng đặc biệt lưu ý không nên tắm biển vào những khoảng thời gian mặt trời nắng gắt.
- Mẹ bầu cũng cần khởi động đúng cách trước khi bơi để tránh chuột rút gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
- Cần chọn những bể bơi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nước đã sát khuẩn, để hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Bà bầu không nên đi bơi vào những tháng cuối thai kỳ vì lúc này tử cung đã bắt đầu mở rộng, khả năng nhiễm trùng ngày càng cao.
3.5.2 Tắm vào mùa nóng với bà bầu
- Thai phụ không được ngâm nước quá lâu dù cơ thể nóng. Trong cuộc sống mẹ bầu , ngay cả bình thường, hầu như mọi bà bầu luôn cảm thấy nóng, tất nhiên vào mùa nóng càng cảm thấy khó chịu hơn. Nhiều mẹ bầu thường tắm nhiều và tắm lâu nhằm làm cho cơ thể bớt nóng và sảng khoái hơn. Song các bầy cần lưu ý tránh điều này nhé.
- Bà bầu nên tắm nhanh để các mao mạch mở rộng, lưu thông máu lên não nhanh và không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, chỉ cần tắm từ 10 – 15 phút.
- Nhiệt độ nước tắm cho bà bầu vào mùa hè là nước ấm, từ 35 đến 37 độ C.
- Bà bầu cũng nên tắm nắng để cung cấp vitamin D cho cơ thể, nhưng phải đảm bảo tắm nắng đúng cách.
3.5.3 Những hoạt động khác
- Đi xem phim trong thời gian hè cũng giúp mẹ bầu tránh được nắng nóng và cũng giảm stress đáng kể.
- Đi bộ hằng ngày vào chiều tối hoặc sáng sớm để nâng cao sức khỏe, tinh thần thoải mái hơn.
- Yoga cũng là những hoạt động tuyệt vời cho hầu hết phụ nữ mang thai, nhưng hãy chắc chắn về tình trạng sức khỏe của thai kỳ của mình và có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước cho an tâm hơn, khi bắt đầu bất kỳ chương trình thể dục cho bà bầu nào các bầu nhé.
Thực hiện bài tập Kegels
Mục đích khi tập bài thể dục Kegels là tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ bàng quang, ruột và tử cung giúp việc chuyển dạ của bạn dễ dàng hơn và ngăn ngừa các vấn đề sau này.
Các thực hiện bài tập kegel :
- Thực hành vắt như thể bạn đang ngăn dòng nước tiểu khi đi vệ sinh.
- Giữ trong ba giây, giau đó thư giãn trong ba giây.
- Lặp lại 10 lần.
Tìm hiểu thêm: Kiêng kỵ phong thủy ở nhà và nơi làm việc bà bầu nên tránh để tốt cho sức khỏe
4. Những nguy cơ mẹ bầu thường gặp vào mùa nóng
4.1 Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là một trong những bệnh xuất hiện nhiều hơn vào mùa nóng gây ra nhiều khó chịu trong quá trình mang thai.
Nguyên nhân :
- Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh.
- Sử dụng phải nguồn nước bị ô nhiễm.
- Thức ăn trong ngày nóng dễ bị ôi thiu và nhiễm khuẩn.
- Và sức đề kháng của mẹ bầu yếu khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Cách phòng tránh :
- Vệ sinh sạch sẽ khi chế biến thức ăn.
- Ăn chín uống sôi, không ăn những đồ ăn chế biến sẵn bên ngoài mà không được đảm bảo chất lượng.
4.2 Sốt xuất huyết
- Vào mùa nóng đây là cơ hội để cho muỗi truyền bệnh suốt xuất huyết phát triển. Nếu không phòng tránh muỗi đốt, mẹ bầu vốn là đối tượng rất dễ mắc sốt xuất huyết do sức đề kháng kém.
- Đặc điểm khi bị bệnh sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột, mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, chảy máu răng, chảy máu cam, đau họng, viêm long, xuất tiết và đau mỏi cơ xương khớp,…
Cách phòng tránh :
- Dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như bụi rậm, nước đọng trong chum, thùng, lốp xe hỏng, vỏ dừa, cống rãnh, ao tù…
- Mặc quần áo dài, sáng màu, chân đi tất để tránh bị muỗi đốt.
- Nằm ngủ và sinh hoạt trong màn.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây, đu đủ chín, bông cải xanh…
4.3 Thủy đậu
- Vào mùa nóng bệnh thủy đậu bùng phát mạnh.
Những điều mẹ có thể gặp khi bị thủy đậu trong thai kỳ :
- Tam cá nguyệt thứ nhất : Nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh vào khoảng 0,4 % và nguy cơ sảy thai cũng khá cao.
- Tam cá nguyệt thứ hai : Em bé có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh khoảng 2% vfa không bị ảnh hưởng gì khi mắc bệnh sau tuần 20.
- Tam cá nguyệt thứ ba : 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh, nếu mẹ mắc thủy đậu, em bé có nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ khá cao, bé có nguy cơ tử vong lên đến 30%.
Cách phòng tránh :
- Mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất ba tháng.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày, đồng thời uống thêm viên bổ sung vitamin thiết yếu.
- Tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh thủy đậu.
- Mẹ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa và tăng cường các thức ăn dồi dào vitamin C để hỗ trợ hệ miễn dịch đẩy lùi bệnh.
- Chú ý giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ các bóng nước, vì dễ gây bội nhiễm.
4.4 Bệnh về da
Các bệnh về da như: Ngứa da, nổi mần, đổ mồ hôi trộm,… Trong những trường hợp bị viêm, nhiễm da hoặc sốt, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị dứt điểm, nhằm tránh những biến chứng không đáng có về sau.
Cách khắc phục
- Uống nhiều nước.
- Nếu ngứa, hạn chế gãi, làm da bị tổn thương, gây viêm nhiễm da.
- Hãy rửa bằng nước mát và để khô tự nhiên sẽ hiệu quả hơn.
- Thoa kem chống nắng và mặc áo chống nắng để tránh da bị tiếp xúc trực tiếp với mặt trời.
4.5 Bệnh phụ khoa
Thời tiết nóng, cơ thể toát nhiều mồ hôi, đặc biệt là vùng kín khiến độ ẩm tăng cao, tạo môi trường điều kiện cho vi khuẩn, Virus xâm nhập, tấn công và gây ra các bệnh phụ khoa như:
- Viêm nhiễm âm đạo do nấm.
- Viêm âm đạo do loạn khuẩn.
- Viêm âm đạo do trùng roi.
- Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn.
- Viêm đường tiết niệu.
- Viêm phần phụ.
Cách khắc phục
- Luôn giữ vùng kín được khô thoáng, sạch sẽ.
- Tránh mặc đồ lót quá chật.
- Quần áo thoáng mát, nên chọn những loại vải thấm hút mồ hôi tốt.
- Nên tắm bằng vòi hoa sen và hạn chế việc ngâm mình quá lâu.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh thích hợp và an toàn cho thai phụ.
5. Những điều cần tránh ở mùa hè với bà bầu
5.1 Những hoạt động mẹ bầu cần tránh
- Trò mạo hiểm : Những trò chơi mạo hiểm không dành cho bà bầu vì nó có thể gây tổn hại cho em bé.
- Đi xe đạp : Vận động mạnh trên chiếc xa đạp có thể ảnh hưởng đến trọng lượng bụng bầu gây nguy hiểm ngoài ý muốn.
- Tắm nóng và xông hơi : Có thể nguy hiểm cho sự phát triển của bé bởi nhiệt độ cơ thể người mẹ quá nóng, có thể gây ra những khuyết tật bẩm sinh. Nên tắm nước ấm, gần với nhiệt độ cơ thể bạn để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Cần gặp bác sĩ khi :
- Chảy máu âm đạo.
- Khó thở.
- Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Đau đầu.
- Đau ngực.
- Bắp chân đau hoặc sưng (có thể nhìn thấy một cục máu đông).
- Dấu hiệu sinh non.
- Giảm thiểu sự chuyển động của thai nhi.
- Rò rỉ dịch lỏng từ âm đạo.
5.2 Những điều cần tránh khác
5.2.1 Tránh mất nước
- Khi mất nước sẽ khiến cho lượng máu lưu thông đến tử cung giảm mạnh, đồng thời kích thích hormone giải phóng và gây ra co bóp tử cung, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé.
- Cũng tránh tình trạng mồ hôi ra nhiều vào mùa nóng gây khó chịu và có thể làm bầu mất ngủ và cảm lạnh.
- Thiếu nước có thể gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mắt, tụt huyết áp, ngất xỉu… cho mẹ bầu.
- Mẹ bầu cần uống đủ nước để điều hòa cơ thể và mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi, tốt nhất là chọn chất liệu cotton mềm mại để thấm hút mồ hôi.
5.2.2 Thực phẩm cần tránh khi mang thai vào mùa nóng
- Những thức ăn như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm nhiều protein, hoa quả có tính nóng hay các loại hạt… mẹ bầu cần tránh để đảm bảo an toàn thai nhi trong mùa nóng.
- Tránh ăn uống bừa bãi, phải ăn uống hợp lý đủ 4 nhóm thức ăn (đường (bột), đạm, béo, vitamin) đủ calo.
5.2.3 Tránh ánh nắng gay gắt
- Ánh nắng gay gắt sẽ làm ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khỏe của bà bầu, làm mẹ bị choáng, mất nước hoặc say nắng.
- Khi phơi mình quá lâu dưới ánh nắng gắt sẽ khiến thân nhiệt của mẹ bầu sẽ tăng lên và nhiệt độ bào thai cũng thay đổi đột ngột, khiến bé bị dị tật bẩm sinh.
- Mẹ có thể sử dụng kem chống nắng, đội nón, che dù, mặc áo chống nắng… để bảo vệ da mình, tránh bị ánh nắng tiếp xúc trực tiếp.
- Hạn chế tiếp xúc hoặc ở lâu dưới ánh mặt trời.
- Khi ngoài nắng về mẹ bầu nên tránh vào phòng lạnh ngay.
- Thường xuyên uống một số đồ uống có tính thanh nhiệt, giải khát như nước đỗ đen, nước nhân trần, chè thanh nhiệt.
5.2.4 Tránh ngồi trực tiếp dưới máy lạnh
- Nếu mẹ mở máy lạnh với nhiệt độ thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn phá triển.
- Sự thay đổi nóng, lạnh thất thường còn là “thủ phạm” gây bệnh cảm cúm trong mùa nóng.
- Mẹ bầu cũng nên chỉnh nhiệt độ vừa phải vì phụ nữ mang thai, phần lớn khí huyết suy nhược, dễ bị nhiễm gió độc, từ đó sinh ra bệnh tật.
- Không nằm hoặc ngồi trực tiếp dưới máy lạnh, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
- Đêm hè khi ngủ vẫn nên để sẵn một chăn mỏng để đắp nếu thấy lạnh.
>>>>>Xem thêm: Thai 37 tuần – những bước cuối của cuộc hành trình thai kỳ
Mùa nóng với bà bầu cần có cách chăm sóc bà bầu phù hợp với thời tiết, để mẹ khỏe mạnh, bé phát triển tốt. Bố cũng nên quan tâm và chăm sóc mẹ chu đáo hơn để mẹ bầu bớt khó chịu, tránh được những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lẫn tâm trạng bởi thời tiết. Hãy để cho mùa nóng qua đi nhẹ nhàng, và mẹ bầu thì vẫn luôn thật thoải mái và vui vẻ, thật khỏe mạnh nhé.
Chi Lê tổng hợp