Mẹ có nên đánh thức bé dậy cho bú không?

Rate this post

Đối với những ai lần đầu làm mẹ luôn cảm thấy băn khoăn không biết “ có nên đánh thức bé dậy cho bú” trong khi bé đang say giấc hay không? Một phần mẹ không nỡ gọi bé dậy, nhưng mẹ cũng sợ bé đói. Vậy phải làm thế nào là hợp lý nhất? Hãy cùng Blogtretho.edu.vn phân tích vấn đề này xem như thế nào mẹ nhé.

Bạn đang đọc: Mẹ có nên đánh thức bé dậy cho bú không?

Trẻ thường ngủ suốt ngày đêm, cứ 2-3 tiếng/ ngày là thời gian bé dậy để bú. Tuy nhiên, trong những tháng đầu đời, nhu cầu ăn của bé lại cần phải được đáp ứng nhiều hơn so với các nhu cầu khác. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi có nên đánh thức bé dậy cho bú không? Và câu trả lời là: Có

Mẹ có nên đánh thức bé dậy cho bú không?

1. Vì sao mẹ nên đánh thức bé dậy cho bú?

Mẹ nên đánh thức bé dậy cho bú, nhằm đảm bảo bé được cung cấp đủ dinh dương theo nhu cầu của cơ thể sau khi lọt lòng mẹ. Trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp cho sự phát triển của bé, đặc biệt sau khi sinh. Hầu hết trẻ sơ sinh cần ít nhất 600ml sữa/ ngày (sữa mẹ hoặc sữa công thức) để có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản, mỗi lần bú bé bú khoảng 90ml. Một trẻ sơ sinh trung bình cần được bú mẹ sau mỗi 2 – 3 giờ, có nghĩa là được bú khoảng 8 – 12 lần trong ngày, và một số cữ bú là lúc bé đang ngủ.

Đa số trẻ sơ sinh có khả năng sẽ tự động tỉnh dậy và đòi ăn khi bé đói, nhưng nếu bé không tự thức dậy thì mẹ nên đánh thức bé dậy cho bú, có như vậy sẽ cung cấp đủ lượng sữa cho bé. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ bị thiếu nước thường bị mệt, sẽ dễ trở ngủ li bì, bú ít, lười bú, và bỏ bú. Điều này khiến cơ thể bé lại càng thiếu nước vì trong sữa mẹ cung cấp nước cho trẻ. Các mẹ hãy lưu ý điều này, tránh để con bị nằm trong vòng lẩn quẩn có hại này nhé.

Mẹ có nên đánh thức bé dậy cho bú không?

2. Những cách đánh thức bé dậy cho bú

Câu hỏi: “Có nên đánh thức bé dậy cho bú?” đã có câu trả lời. Vậy, khi bé ngủ ngon giấc  nên gọi bé dậy như thế nào. Dưới đây là một số cách giúp mẹ:

2.1 Tạo cảm giác thoải mái cho bé

Khi bạn muốn gọi bé dậy để bú mẹ, bạn hãy bỏ lớp khăn quấn trên người bé sẽ giúp giảm bớt sự ấm áp, bé thức dậy dễ dàng hơn.

2.2 Mở nhạc cho bé

Mẹ có thể bật nhạc nhẹ để bé nghe để cảm nhận có âm thanh bên tai gọi bé dậy và bé tỉnh giấc từ từ, bé sẽ cảm thấy thoải mái khi tỉnh dậy. Mẹ nên tránh bế bé ra nơi có ánh sáng quá chói hoặc cho ánh sáng chói vào phòng khiến bé khó mở mắt hơn.

Tìm hiểu thêm: Bé chích ngừa – cha mẹ cần lưu ý những gì?

Mẹ có nên đánh thức bé dậy cho bú không?

2.3 Nên lau mặt cho bé

Mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng nước ấm, vắt khô và lau nhẹ lên mặt của bé, có thể lau nhẹ nhàng mắt bé. Sau đó, vừa nói chuyện với bé vừa dùng tay chạm nhẹ lên má hoặc cánh tay để bé cử động, giúp bé cử động làm khiến bé dần dần tỉnh dậy.

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mẹ sẽ nhận thấy một điều là thiên thần nhỏ của chúng ta có thể bú trong tình trạng không tỉnh táo. Khi cho bé bú, mẹ không nhất thiết để bé thật tỉnh táo mà chỉ cần giữ cho bé tránh khỏi những cơn buồn ngủ ập đến.

2.3 Chạm nhẹ vào người bé

Chạm vào người bé là một trong những cách đơn giản nhất để đánh thức bé dậy cho bú. Mẹ chỉ cần chạm nhẹ lên má hay cánh tay của bé để làm bé cử động. Bé cảm nhận có gì đụng vào bé và sẽ từ từ thức dậy.

Mẹ có nên đánh thức bé dậy cho bú không?

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt mẹ nên lưu ý

2.4 Cho ti mẹ chạm vào miệng bé

Nếu mẹ đã áp dụng mọi cách mà bé không chịu thức dậy, mẹ cũng có thể dùng cách cho bé ti mẹ để đánh thức bé. Các mẹ bế bé khỏi nôi và đặt bé ở vị trí bú mẹ thoải mái nhất. Lúc này, bé mở miệng để ti mẹ theo bản năng tự nhiên. Khi bé bắt đầu mút sữa mẹ, bé dần tỉnh ngủ. Cách này rất hiệu quả, được nhiều mẹ áp dụng.

Hy vọng Blogtretho.edu.vn đã giúp các mẹ giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi có nên đánh thức bé dậy cho bú hay không. Các mẹ hãy yên tâm và đánh thức bé dậy cho bú nhé, điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn bảo đảm bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết nhất cho giai đoạn đầu phát triển ở môi trường bên ngoài, sau khi lọt lòng mẹ. 

Ngọc Huyền tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *