Bé bị ngạt mũi lâu ngày và một số lưu ý để điều trị hiệu quả cho bé

Rate this post

Bé bị ngạt mũi lâu ngày là một trong những triệu chứng thường gặp, do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi bé bị viêm đường hô hấp. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy rất khó chịu, quấy khóc, khó thở, thậm chí dẫn đến bị thiếu oxy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bạn đang đọc: Bé bị ngạt mũi lâu ngày và một số lưu ý để điều trị hiệu quả cho bé

Ngạt mũi có thể là dấu hiệu của khá nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý đến các bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự, để có thể chẩn đoán và điều trị đúng cách khi bé bị ngạt mũi lâu ngày. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân cũng như các phương pháp điều trị triệu chứng này một cách hiệu quả, an toàn cho con yêu của mình nhé!

Bé bị ngạt mũi lâu ngày và một số lưu ý để điều trị hiệu quả cho bé

1. Cách nhận biết bé bị ngạt mũi

Biểu hiện đầu tiên khi bé bị ngạt mũi là bé thở khó khăn, thở khò khè, hiện tượng gắt ngủ, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu…

Vì bé bị ngạt mũi lâu ngày nên bé phải thở bằng miệng, và đây cũng là nguyên nhân khiến họng bé bị khô, rát. Chất nhầy của mũi chảy xuống họng làm trẻ vướng họng, hay ho và hay bị nôn trớ…

Chưa hết, khi bé bị ngạt mũi lâu ngày, các mẹ sẽ thấy lúc này bé bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước, bú một lúc lại phải dừng, há miệng thở để lấy thêm oxy rồi bú tiếp. Điều này cũng rất dễ làm cho bé bị sặc, nên các mẹ phải tuyệt đối cẩn thận.

Bé bị ngạt mũi lâu ngày và một số lưu ý để điều trị hiệu quả cho bé

2. Những điều cần tránh

Không dùng nước tỏi đậm đặc nhỏ mũi khi bé bị ngạt mũi lâu ngày vì như vậy sẽ khiến cho niêm mạc mũi vốn rất mỏng manh của bé bị kích ứng, đỏ hồng lên. Nếu không phát hiện điều trị kịp thời, đây có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm sức khỏe, tính mạng của bé vì nó gây hoại tử da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu do nơi hoại tử bị viêm nhiễm.

Chưa hết, khi bị bỏng rộp niêm mạc mũi, bé sẽ khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm gây viêm họng, viêm phổi.

Thứ hai, các bậc phụ huynh cũng tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi co mạch, thuốc kháng sinh để trị khi bé bị ngạt mũi lâu ngày vì có thể gây ngộ độc thuốc, nguy cơ dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bé bị ngạt mũi lâu ngày và một số lưu ý để điều trị hiệu quả cho bé

Không chỉ vậy, khi bé bị ngạt mũi lâu ngày, các chị em tuyệt đối không nên hút mũi bằng miệng vì như thế rất mất vệ sinh, gây viêm nhiễm cho cả người hút và trẻ nhỏ.

Xem thêm Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi mẹ phải làm sao?

3. Phương pháp điều trị

Tăng cường sức đề kháng khi bé bị ngạt mũi lâu ngày bằng cách vệ sinh nhà ở, phòng ngủ, tạo môi trường không gian trong lành, thông thoáng.

Tắm hơi cũng là một trong những biện pháp tốt để hỗ trợ điều trị cho bé bị ngạt mũi lâu ngày. Các mẹ hãy đặt con vào phòng tắm, bật vòi hoa sen ở mức nóng có thể và ngồi trong nhà tắm cùng với bé. Khi bé bị ngạt mũi lâu ngày mà được thở trong hơi nước nóng, nó sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực, giúp rửa mũi cho trẻ một cách an toàn.

Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ với 5 nguyên tắc cực đơn giản

Bé bị ngạt mũi lâu ngày và một số lưu ý để điều trị hiệu quả cho bé

Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai của bé trong vòng khoảng 10-15 phút vì hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu nhằm tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

Vệ sinh, làm sạch mũi cho bé bị ngạt mũi từ 3 – 5 lần/ ngày bằng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% theo cách sau: nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Trong trường hợp bé bị ngạt mũi lâu ngày là trẻ lớn thì bố mẹ hãy hướng dẫn con hỉ sạch mũi từng bên đúng cách (dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và ngược lại, tuyệt đối không hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên vì như thế sẽ làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ).

Bé bị ngạt mũi lâu ngày và một số lưu ý để điều trị hiệu quả cho bé

Các mẹ có thể giúp chữa trị cho bé bị ngạt mũi lâu ngày bằng dụng cụ hút mũi nhưng cần lưu ý phải hút mũi cho con theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và phải vệ sinh thật sạch trước và sau khi sử dụng. Để giúp bé bị ngạt mũi lâu ngày dễ chịu hơn, cha mẹ nên bế con mình ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, ngủ, đồng thời vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho bé.

Xem thêm Vì sao trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm

Trong trường hợp bé bị ngạt mũi lâu ngày xuất hiện một số triệu chứng tăng nặng: sốt cao, sổ mũi kéo dài 2 tuần, nước mũi trở nên đặc quánh và chuyển màu xanh… thì cần đưa bé đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bé bị ngạt mũi lâu ngày và một số lưu ý để điều trị hiệu quả cho bé

>>>>>Xem thêm: Cháo gà cho bé – mẹ nấu đúng cách để con ăn ngon chóng lớn

Tóm lại, bé bị ngạt mũi lâu ngày là triệu chứng khó chịu nhất nhưng lại thường gặp nhất khi bé yêu của bạn gặp phải cảm lạnh, cảm cúm. Nó rất có thể là biểu hiện của viêm đường hô hấp các mẹ ạ. Vì thế, mẹ hãy chú ý theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của con nhé. Với những thông tin nói trên, Blogtretho.edu.vn hy vọng có thể giúp ích cho các bố mẹ chăm sóc con yêu thật tốt!

Mỹ Tiên tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *