Mẹ bầu mang song thai có lẽ sẽ có rất nhiều thắc mắc đối với thai kỳ của mình. Vì việc mang thai bình thường đối với mẹ đã gồm rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Ví dụ như chúng ta có thể cho rằng khi có hai em bé trong bụng thì mọi thứ liên quan cũng sẽ cần gấp đôi lên, tuy nhiên “sự việc” không hẳn là như vậy. Chúng ta hãy cùng tìm về việc mang thai đôi và những vấn đề liên quan thường gặp nhé.
Bạn đang đọc: Mẹ bầu mang song thai và những vấn đề liên quan thường gặp
Contents
- 1 1. Làm thế nào để biết bạn mang song thai một cách sớm nhất
- 2 2. Một cặp song sinh được hình thành như thế nào
- 3 3. Chăm sóc tiền sản khi bạn mang thai đôi
- 4 4. Các xét nghiệm, kiểm tra và khám thai định kỳ
- 5 5. Những điểm đặc biệt khi bạn mang thai đôi
- 6 6. Biến chứng sức khỏe tiềm ẩn trong một thai kỳ song sinh
- 7 7. Bạn có cần gấp đôi lượng calories nạp vào cơ thể khi mang thai đôi không
- 8 8. Việc nghỉ ngơi nhiều trên giường có làm giảm nguy cơ sanh non đối với thai kỳ song sinh hay không
- 9 9. Bạn nên chuẩn bị gì cho vai trò làm cha mẹ của một cặp song sinh
1. Làm thế nào để biết bạn mang song thai một cách sớm nhất
Tuy không phải tất cả các trường hợp mang thai đôi đều có biểu hiện nôn, buồn nôn hay ốm nghén nặng hơn bình thường khá sớm. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng này, thì song thai là tình huống bạn có thể nghĩ đến. Điều này sẽ được củng cố nếu kết hợp với những điểm sau:
- Gia đình bạn có người mang thai đôi
- Bạn đã sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản
- Bạn đã trải qua phương pháp điều trị về sinh sản
Cách giúp bạn biết được chính xác nhất mình có mang thai đôi hay không chính là siêu âm. Thời điểm tốt nhất để tiến hàng siêu âm là vào tuần thứ 10-12 của thai kỳ. Lúc này, bác sỹ có thể xác định được có mấy em bé trong bụng bạn, và các em bé này là cùng trứng hay khác trứng. Từ đó, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc thai kỳ của mình một cách phù hợp.
Ngoài ra, các xét nghiệm hormone cũng cho bạn biết mình có mang song thai hay không.
2. Một cặp song sinh được hình thành như thế nào
Có hai dạng mang thai đôi đó là song sinh cùng trứng và khác trứng:
- Song sinh khác trứng : là loại sinh đôi phổ biến nhất khi hai trứng thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau và phát triển thành hai thai nhi với nhau thai và túi ối riêng biệt. Cặp song sinh lúc này có thể cùng hoặc khác giới tính.
- Song sinh cùng trứng : Song thai cùng trứng xảy ra khi một trứng được thụ tinh tách ra và phát triển thành hai bào thai giống hệt nhau. Cặp song sinh có thể chia sẻ nhau thai và túi ối, hoặc chỉ chia sẻ nhau thai và có túi ối riêng biệt. Hai em bé được sinh ra sẽ giống hệt nhau về mặt di truyền cũng như giới tính và đặc điểm thể chất.
3. Chăm sóc tiền sản khi bạn mang thai đôi
Vì mang thai cặp song sinh có thể phức tạp hơn so với việc bạn chỉ mang một em bé trong bụng. Vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyên bạn nên chăm sóc tiền sản chuyên khoa càng sớm càng tốt. Các bác sỹ sẽ theo dõi thai kỳ của bạn một cách kỹ lưỡng đề đề phòng các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ cũng như lúc sinh nở. Và như vậy, bạn sẽ được chuẩn bị một cách tốt nhất cả trong quá trình có thai và sinh con.
4. Các xét nghiệm, kiểm tra và khám thai định kỳ
Nếu bạn mang thai song sinh, bạn sẽ cần một mức độ chăm sóc cao hơn, nghĩa là bạn sẽ trải qua nhiều cuộc hẹn, xét nghiệm và siêu âm trong suốt thai kỳ của mình.
- Nếu bạn mang thai đôi với nhau thai riêng biệt thì việc siêu âm nên bắt đầu vào 12-13 tuần, và sau đó 4 tuần một lần hoặc có thể thường xuyên hơn
- Nếu bạn mang thai đôi với cùng một nhau thai thì sẽ phức tạp hơn. Lúc này bạn được khuyên siêu âm khoảng 2 tuần một lần
Một thai kỳ song sinh đòi hỏi bạn phải khám thai thường xuyên hơn. Các mốc khám thai là cơ hội tốt để bạn nhận được sự hỗ trợ về sức khỏe và lối sống nếu bạn cần. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn về việc chăm sóc thai kỳ, chuyển dạ và sinh con sớm.
5. Những điểm đặc biệt khi bạn mang thai đôi
Khi bạn mang thai đôi có nghĩa là một số việc sau có thể xảy ra với tỷ lệ cao hơn so với một thai kỳ bình thường:
- Bạn sẽ phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra hơn : bạn sẽ phải đến các cuộc khám thai định kỳ thường xuyên hơn để kiểm tra sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của các em bé. Bạn cũng có thể phải thực hiện nhiều cuộc siêu âm và xét nghiệm, đặc biệt khi thai kỳ ngày càng tiến triển.
Tìm hiểu thêm: 14 nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai giúp bà bầu luôn khỏe mạnh
- Bạn sẽ tăng nhiều cân hơn : việc tăng cân hợp lý sẽ giúp cho thai kỳ của bạn diễn ra thuận lợi hơn. Đối với thai kỳ song sinh, bạn được khuyên nên tăng khoảng 17-25 kg (37-54 pound) – nếu bạn có cân nặng bình thường trước khi mang thai. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần nạp thêm khoảng 600 calories một ngày. Bạn hãy trao đổi với bác sỹ sản khoa để được tư vấn trọng lượng tăng thêm phù hợp.
- Bạn có nhiều khả năng sinh trước ngày dự sinh : nếu việc chuyển dạ không tự diễn ra trước, bác sỹ có thể đề nghị kích thích chuyển dạ hoặc mổ sinh để giảm nguy cơ biến chứng ở tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Và dù bạn sinh ngả âm đạo hay sinh mổ, thì việc sinh nở của bạn cũng thường diễn ra trong phòng phẫu thuật. Đây là một biện pháp đề phòng để đảm bảo an toàn cũng như giảm nguy cơ biến chứng khi sinh trong trường hợp em bé thứ hai cần được đưa ra ngoài nhanh chóng.
6. Biến chứng sức khỏe tiềm ẩn trong một thai kỳ song sinh
Phụ nữ mang thai đôi có nhiều khả năng gặp các vấn đề và biến chứng sức khỏe khi mang thai như tiểu đường thai kỳ , tiền sản giật, chuyển dạ sớm và chảy máu.
Tìm hiểu thêm: 14 nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai giúp bà bầu luôn khỏe mạnh
Cặp song sinh có chung nhau thai có thể bị biến chứng thêm. Đôi khi nguồn cung cấp máu đối với các thai nhi không được chia sẻ đồng đều, có thể gây ra vấn đề sức khỏe cho cả cặp song sinh. Hoặc nếu nhau thai được phân bố không đều, sẽ dẫn tới một trong hai thai nhi không đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Bạn không thể ngăn chặn những biến chứng này nhưng có thể làm cho mức độ nguy hiểm của chúng giảm xuống bằng cách khám thai định kỳ hoặc đến gặp bác sỹ ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc bạn cảm thấy không ổn.
Không phải tất cả các vấn đề sức khỏe của một thai kỳ song sinh đều là về thể chất. Bạn cũng có thể có những thay đổi về cảm xúc kéo dài hơn hai tuần hoặc cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, đó có khả năng là dấu hiệu của trầm cảm hoặc vấn đề tâm lý nào đó. Lúc này bạn nên đến gặp bác sỹ để được giới thiệu đến các chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe tâm thần để được tư vấn và giúp đỡ.
7. Bạn có cần gấp đôi lượng calories nạp vào cơ thể khi mang thai đôi không
Khi mang thai , bạn thường được khuyên (hoặc chính bản thân bạn nghĩ) rằng cần ăn “cho hai người”, đặc biệt nếu bạn mang thai đôi thì suy nghĩ này càng được cho là đúng. Tuy nhiên, những hướng dẫn về dinh dưỡng thai kỳ không đơn giản dựa trên số lượng em bé trong bụng của bạn, mà dựa vào BMI – chỉ số khối cơ thể của bạn trước khi mang thai. Đây là cơ sở để bác sỹ sản khoa xác định được trọng lượng bạn nên tăng thêm trong thai kỳ.
Trung bình, nhu cầu năng lượng sẽ tăng khoảng 40% đối với một thai kỳ song sinh. Và điều quan trọng nhất là bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.
Chế độ ăn này nên bao gồm nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để phòng tránh táo bón cũng như cung cấp cho bạn đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng, các loại hạt, các chế phẩm sữa cũng nên nằm trong thực đơn của bạn một cách thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tránh các loại đồ ăn nhiều đường, đồ chiên rán và nước uống có ga.
Bạn cũng nên bổ sung acid folic và sắt theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.
8. Việc nghỉ ngơi nhiều trên giường có làm giảm nguy cơ sanh non đối với thai kỳ song sinh hay không
Dữ liệu khoa học cho thấy nằm nghỉ nhiều sẽ không phòng ngừa được nguy cơ sinh non (trừ những trường hợp đặc biệt theo nhận định của bác sỹ) mà ngược lại còn khiến bạn dễ gặp vấn đề về sức khỏe hơn, mà tiêu biểu là nguy cơ hình thành huyết khối trong tĩnh mạch.
Tuy các chuyên gia không khuyến khích việc bạn nằm nhiều trên giường, nhưng họ có thể khuyên bạn giảm cường độ tập luyện thể thao nếu nhận thấy bạn có dấu hiệu dọa sinh non vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba.
Các bài tập nhẹ nhàng sẽ phù hợp hơn cho thai kỳ song sinh của bạn vì chúng có thể giúp cơ của bạn được thư giãn và giúp bạn giảm đau, giảm chuột rút một cách an toàn. Bạn có thể lựa chọn bơi lội, đi bộ hay yoga để tập trong thai kỳ của mình.
9. Bạn nên chuẩn bị gì cho vai trò làm cha mẹ của một cặp song sinh
Lời khuyên về ăn “cho hai người” có thể không được chính xác trong thai kỳ, nhưng những công việc cần chuẩn bị và thực hiện để chăm sóc một cặp song sinh thì có nhiều khả năng gấp đôi hoặc hơn thế nữa.
Nếu một em bé đã chiếm hết quỹ thời gian và dễ dàng khiến bạn kiệt sức thì đối với hai bé, mọi thứ sẽ còn khắc nghiệt hơn. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến các vấn đề sau càng sớm càng tốt:
- Duy trì mối quan hệ gắn bó với bạn đời của bạn : điều này nghe có vẻ thừa thãi nhưng thực tế lại rất cần thiết. Bạn hãy thường xuyên giao tiếp với bạn đời của mình trong thời gian mang thai để anh ấy có thể hiểu và chia sẻ suy nghĩ cũng như cảm xúc của bạn. Từ đó, hai bạn sẽ ăn ý hơn khi cùng nhau chăm sóc các thiên thần của mình
- Xem xét việc cho con bú mẹ : bạn hãy cố gắng cho các bé bú mẹ càng lâu càng tốt. Và để thực hiện được điều này, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa hoặc chuyên gia về sữa mẹ để được hướng dẫn kỹ thuật cho các bé bú một cách hiệu quả nhất
- Bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh : chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc rất bận rộn và vất vả, đặc biệt khi bạn phải làm mọi thứ hai lần cùng một lúc. Vì vậy, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của mọi người, đặc biệt là gia đình và những người thân thiết của bạn. Có như vậy thì bản thân bạn mới nhanh hồi phục cả về tinh thần cũng như thể chất. Và các bé cũng được chăm sóc một cách tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Ngứa da khi mang thai, mẹ bầu không nên xem nhẹ
Mẹ bầu mang song thai sẽ có một thai kỳ và khoảng thời gian chăm sóc bé mới sinh rất vất vả. Nhưng đồng thời, mọi thứ cũng rất đáng giá vì niềm vui của bạn sẽ luôn được nhân đôi. Để đạt được điều này, ngay từ khi mang thai, bạn hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt, thực hiện lịch khám thai định kỳ và các chỉ định của bác sỹ một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, bạn hãy cùng “đối tác” của mình chuẩn bị chu đáo và sớm nhất có thể các công việc liên quan đến chăm sóc con bạn nhé.
Nguồn tham khảo chính: Mayo Clinic, Raising Children & NHS
Lily Nguyễn tổng hợp