Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì là một chủ đề luôn nóng với tất cả chị em phụ nữ, khi họ bắt đầu hành trình manh thai. Vì ở giai đoạn rất nhạy cảm này, việc ăn uống nếu không cẩn thận có thể tác động không tốt đến sức khỏe thai kỳ, cũng như sự phát triển ở giai đoạn quan trọng đầu tiên của em bé.
Bạn đang đọc: Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì và 5 lưu ý quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ
Contents
- 1 1. Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
- 1.1 1.1 Với thực phẩm thông thường
- 1.1.1 1.1.1 Không nên ăn sushi cá sống, sashimi và hàu
- 1.1.2 1.1.2 Không nên ăn trứng sống, trứng lòng đào hay các thực phẩm làm từ trứng sống
- 1.1.3 1.1.3 Không nên ăn thịt gà chưa chín kỹ
- 1.1.4 1.1.4 Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn thịt bò tái
- 1.1.5 1.1.5 Không dùng các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao
- 1.1.6 1.1.6 Không nên ăn phô mai mềm và các thực phẩm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng
- 1.1.7 1.1.6 Không nên ăn các loại pate
- 1.2 1.2 Trái cây bà bầu hạn chế ăn khi mang thai 3 tháng đầu
- 1.3 1.3 Thức uống cần tránh
- 1.1 1.1 Với thực phẩm thông thường
- 2 2. 5 lưu ý quan trọng khác liên quan đến việc ăn uống dành cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
1. Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
1.1 Với thực phẩm thông thường
1.1.1 Không nên ăn sushi cá sống, sashimi và hàu
Sushi, sashimi và hàu dù không phải là món ăn khoái khẩu của mọi bà bầu, song không loại trừ khả năng bà bầu bị nghén các món này, hoặc có thể dùng hàu để bồi bổ chẳng hạn. Sushi cá sống, sashimi và hàu có thể dễ làm mẹ bầu nhiễm khuẩn Listeria, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở thai nhi, hay nguy cơ sảy thai và khả năng nhiễm trùng máu.
1.1.2 Không nên ăn trứng sống, trứng lòng đào hay các thực phẩm làm từ trứng sống
Trứng lòng đào hay các thực phẩm chế biến từ lòng đỏ trứng không qua nấu chín như sốt mayonnaise và một số loại sốt phổ biến để trộn salad,…đều có khả năng chứa khuẩn salmonella. Khuẩn này cũng nằm trong số các nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Đối với thai phụ ở 3 tháng đầu thai kỳ, khuẩn salmonella có tác động xấu đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Trong đó, đáng lưu ý nhất là nhiễm khuẩn salmonella có thể làm cho thai nhi nhẹ cân, tăng nguy cơ mắc chứng đầu nhỏ hay khuyết tật trí não.
1.1.3 Không nên ăn thịt gà chưa chín kỹ
Thịt gà chưa chín kỹ có thể chứa khuẩn salmonella. Do vậy, các bầu cũng nên cẩn trọng khi dùng các món ăn chế biến từ thịt gà. Hãy luôn đảm bảo là các món ăn này đều được chế biến kỹ và thịt gà đã chín kỹ.
1.1.4 Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn thịt bò tái
Các món ăn chế biến từ thịt bò được đa số bà bầu ưu tiên chọn lựa vì thịt bò giàu đạm và nhất là giàu sắt. Tuy nhiên, các món ăn liên quan đến thịt bò thường được chế biến chỉ vừa chín tới hay chín tái. Thịt bò tái có thể còn chứa ký sinh trùng toxoplasmosis, cũng có thể là khuần E.coli. Chúng đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bào thai, nếu bầu dùng phải thức ăn còn chứa ký sinh trùng hay khuẩn này.
1.1.5 Không dùng các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao
Thủy ngân có tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi trong đó cụ thể bao gồm: tăng nguy cơ sảy thai, tăng nguy cơ sinh non, gây ra các dị tật bẩm sinh (chậm phát triển trí não, tổn thương thận, điếc, mù,…). Vì vậy, trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu chắc chắn cần phải loại trừ những loại cá có hàm lượng cao kim loại này. Các loại cá phổ biến chứa hàm lượng thủy ngân cao điển hình mà các bầu nên tránh bao gồm cá thu, cá kiếm và cá ngừ.
1.1.6 Không nên ăn phô mai mềm và các thực phẩm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng
Một số loại phô mai và thực phẩm được chế biến từ sữa chưa tiệt trùng cũng nằm trong danh sách các thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, thậm chí là suốt quá trình mang thai . Vì, trong các thực phẩm này có thể còn chứa khuẩn Listeria. Vậy nên, nếu dùng phô mai và các thực phẩm chế biến từ sữa, các bầu hãy bảo đảm đọc kỹ thành phần nguyên liệu để chắc chắn đây là sản phẩm an toàn cho mình nhé.
1.1.6 Không nên ăn các loại pate
Pate có thể chứa khuẩn Listeria, bất kể là pate thịt, pate gan hay pate rau củ. Ngay cả việc dùng pate gan, dù gan được cho là tốt cho chế độ dinh dưỡng thai kỳ, song ngoài khả năng có chứa khuẩn Listeria, dùng pate gan có hàm lượng vitamin A quá giàu có cũng không tốt cho em bé vì thừa vitamin A làm tăng khả năng mắc dị tật bẩm sinh.
1.2 Trái cây bà bầu hạn chế ăn khi mang thai 3 tháng đầu
1.2 1 Không nên ăn nho trong 3 tháng đầu
Mặc dù có những ý kiến trái chiều liên quan đến việc ăn nho trong thai kỳ, song ở 3 tháng đầu, nho vẫn nằm trong số ít ỏi các loại trái cây bà bầu cần cân nhắc dùng vì sức khỏe. Lý do bà bầu không nên ăn nho là vì:
- Vỏ quả nho có chứa hợp chất resveratrol, dù hợp chất này là chất dinh dưỡng lành mạnh nhưng nó có thể gây độc cho phụ nữ mang thai. Resveratrol có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tuyến tụy của thai nhi, điều này có thể là tác nhân khiến em bé dễ bị tiểu đường sau này.
- Nho có thể khiến bà bầu bị táo bón , vì vỏ của nó rất khó tiêu hóa.
- Nho là một trong các loại trái cây hàng đầu có dư lượng thuốc trừ sâu cao. Dư lượng này có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng về sức khỏe cho thai nhi.
1.2.2 Không nên ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hoàn toàn
Tìm hiểu thêm: Bà bầu đau đẻ như thế nào và những điều mẹ muốn biết
Đu đủ xanh hay còn ương đều không tốt cho bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ, vì 2 lý do chính sau đây:
- Đu đủ xanh chứa khoảng 4% chất nhựa latex. Nếu dùng nhiều đu đủ xanh, latex thúc đẩy co bóp tử cung sớm dễ dẫn đến sảy thai .
- Đu đủ còn chứa enzym có tên papain. Papain cũng có tác dụng phụ là có thể kích hoạt co bóp tử cung, khiến bà bầu chuyển dạ sớm.
1.2.3 Không nên ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ
Dứa có chứa enzym bromelain. Loại enzym này có thể phá vỡ protein và tác dụng phụ của nó là làm mềm cổ tử cung. Điều này cũng sẽ dẫn đến nguy cơ chuyển dạ sớm. Theo các nghiên cứu, bromelain có thể phá vỡ protein mạnh đến nỗi gây chảy máu. Tuy nhiên vấn đề khi ăn dứa không phải sẽ làm cho bà bầu bị mềm cổ tử cung ngay, vì bà bầu phải dùng đến từ 7-10 quả dứa cùng một lúc mới đủ để gây ra hiệu ứng này.
Vấn đề không nên ăn dứa nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ là để bà bầu không phải chịu cảm giác khó chịu do tính axit của dứa có thể gây ra cho dạ dày, hệ tiêu hóa cụ thể là tình trạng trào ngược axit hoặc tiêu chảy dẫn đến mất nước.
1.3 Thức uống cần tránh
1.3.1 Rượu – kẻ thù của sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu
Theo các nghiên cứu, nếu bà bầu uống rượu ở 3 tháng đầu thai kỳ, sẽ có nguy cơ cao dẫn đến những bất thường ở khuôn mặt em bé, hay các vấn đề trong hệ thần kinh trung ương của con. Chưa kể, uống rượu trong thời gian này làm tăng nhiều lần khả năng sảy thai, thai chết lưu, hoặc các khuyết tật về hành vi lẫn trí tuệ của em bé.
1.3.2 Các thức uống chứa caffeine
Với các thức uống chứa caffeine như trà, cà phê, sô cô la, nước ngọt và một số loại thức uống giải khát khác, nếu bà bầu dùng quá lượng caffeine cho phép (quá 200mg/ ngày), chắc chắn sẽ không tốt cho thai kỳ. Caffeine có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của em bé và làm tăng nguy cơ sảy thai, vì vậy bà bầu luôn cần cân nhắc dùng với lượng như thế nào cho phù hợp để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
2. 5 lưu ý quan trọng khác liên quan đến việc ăn uống dành cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
2.1 Không nên ăn cho 2 người
Ăn cho 2 người là một “khái niệm” sẽ dẫn dắt các bà bầu đến sai lầm khó sửa chữa hay khắc phục. Minh chứng cho điều này là theo thống kê, người ta ước tính có đến khoảng 37% bà bầu bị tăng cân quá mức chỉ đơn thuần vì lý do bồi bổ và ăn cho 2 người. Và, việc tăng cân quá mức trong thai kỳ dẫn đến khá nhiều hệ lụy như tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, thai nhi nhẹ cân, và trẻ thừa cân béo phì là một viễn cảnh tương lai hoàn toàn dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng về số lượng chưa thực sự cần thiết như chất lượng. Do vậy, một chế độ ăn uống có kiểm soát, cân bằng và phù hợp là rất cần thiết.
2.2 Lưu ý về lượng carbohydrate tinh chế
Carbohydrate tinh chế có trong bánh mì trắng, gạo trắng, đồ ngọt, một số loại nước uống giải khát,…có liên quan mật thiết đến nhiều vấn đề của sức khỏe thai kỳ như tăng cân và tăng nguy cơ tiểu đường khi mang thai . Nhất là, mẹ dùng nhiều carbohydrate tinh chế, trẻ trong tương lai sẽ có nguy cơ cao mắc chứng béo phì hơn so với các trẻ khác.
Thay thế và hạn chế lượng carbohydrate tinh chế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bầu nên dùng các loại thực phẩm lành mạnh hơn như ngũ cốc nguyên hạt, quinoa và các loại thực phẩm cụ thể như bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại nui mì làm từ lúa mì nguyên cám,….
2.3 Nguyên tắc an toàn thực phẩm, ăn nhạt và tránh thực phẩm nhiều đường
Ăn chín, uống sôi, luôn bảo đảm nguyên tắc an toàn thực phẩm từ khâu chọn lựa cho đến chế biến là điều các bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt. Điều này sẽ giúp các bầu hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn, ký sinh trùng,…là những tác nhân tác động xấu hoặc nghiêm trọng đến sức khỏe thai kỳ, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên rất nhạy cảm.
Bên cạnh đó, các bà bầu đều phải chú trọng đến chế độ ăn nhạt và không tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường. Vì, ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp trong thai kỳ, còn tiêu thụ thực phẩm nhiều đường dễ dẫn tới tình trạng khó kiểm soát lượng đường trong máu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai kỳ.
2.4 Thực hiện các bữa ăn phụ và luôn mang theo thức ăn nhẹ
Trong 3 tháng đầu, có thể nhiều bà bầu sẽ phải trải qua thời gian ốm nghén không thể ăn nhiều trong các bữa chính. Thêm vào đó, các bầu cũng dễ bị buồn nôn, mắc chứng ợ nóng và thường rất mau đói. Do đó, để bảo đảm rằng mình luôn khỏe khoắn và cảm thấy dễ chịu, trong vấn đề bà bầu ăn gì ở 3 tháng đầu này, chị em hãy thiết lập ngay bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính. Luôn mang theo bánh quy hoặc các loại hạt khô khi đi ra ngoài, để bạn có thể dùng đến khi cảm thấy bụng nôn nao. Đừng đi đâu quá 2-3 giờ đồng hồ mà không ăn gì cả.
2.5 Luôn uống đủ nước
Uống đủ nước ngay từ những ngày đầu thai kỳ luôn rất quan trọng. Vì đủ nước sẽ giúp các bầu ngăn ngừa nguy cơ táo bón, bệnh trĩ, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là bệnh sỏi thận. Hãy luôn đảm bảo rằng nước tiểu của mình có màu vàng nhạt thôi – vì đây là dấu hiệu cho thấy chị em không bị thiếu nước, chứ đừng để khi nào khát mới uống nhé.
>>>>>Xem thêm: Mổ xẻ 7 lợi ích tuyệt vời của đu đủ chín đối với mẹ bầu
Chúng ta có thể thấy rõ, mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì thực sự không đơn giản chỉ ở việc chúng ta hạn chế những thực phẩm mình nào. Quanh vấn đề này còn những điều quan trọng khác cần lưu ý mà chúng ta không thể tách rời. Blogtretho.edu.vn tin rằng, việc hạn chế một số thực phẩm không có lợi sẽ không khó thực hiện, hay việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng bài bản ngay từ những ngày đầu tiên với các bầu – thực sự cũng không phải là thử thách. Chắc chắn các bầu sẽ thực hiện được tất cả những điều trên và cả 2 mẹ con đều rất khỏe mạnh, cùng nhau đi qua 3 tháng đầu thai kỳ trong trạng thái bình yên, khỏe khoắn và tươi vui nhất.
Cát Lâm tổng hợp