Lý giải thú vị về hiện tượng ốm nghén khi mang thai

Rate this post

Ốm nghén là một trong những triệu chứng phổ biến xảy ra ở bà bầu khi mang thai 3 tháng đầu. Vì sao lại có hiện tượng này và cách khắc phục như thế nào?

Bạn đang đọc: Lý giải thú vị về hiện tượng ốm nghén khi mang thai

1. Vì sao bà bầu thường ốm nghén khi mang thai?

Lý giải thú vị về hiện tượng ốm nghén khi mang thai

Theo các bác sĩ sản khoa, ốm nghén là triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu thai kỳ (3 tháng đầu) và có tới 80% phụ nữ ốm nghén nhẹ hoặc nặng, thậm chí một số phụ nữ ốm nghén suốt thai kỳ. Ngược lại, một nhóm phụ nữ khác lại may mắn hơn và không hề bị ốm nghén, họ hoàn toàn khỏe mạnh suốt thai kỳ.

Lý giải hiện tượng này, các bác sĩ cho rằng, khi mang thai, cơ thể phụ nữ biến động nội tiết tố ß hCG và gây ra chứng ốm nghén như bồn chồn, nôn ói trầm trọng. Ngoài ra, khướu giác nhạy cảm khiến bà bầu nhạy cảm với mùi vị, khó ăn hơn, hệ tiêu hóa cũng thay đổi nên luôn dẫn tới cảm ra khó chịu, nôn ói khi ăn. 

Ngoài ra, một số ý kiến chuyên gia cho rằng, ốm nghén không phải là bệnh, đây là hiện tượng phổ biến – hay còn gọi là bước thanh lọc cơ thể trước khi nhau bám. Do đó, các mẹ không cần sợ thiếu chất nếu như không ăn được nhiều trong tháng đầu thai kỳ, do tháng đầu thai kỳ mới chỉ là phôi chuẩn bị bám thôi và chưa thực sự nhận dinh dưỡng từ mẹ như giai đoạn có dây nhau.

2. Làm thế nào để khắc phục chứng ốm nghén khi mang thai?

Ốm nghén là hiện tượng phổ biến khi mang thai, nhưng bạn hoàn toàn có thể loại bỏ hiện tượng này dễ dàng.

Đối với phụ nữ chưa mang thai:

– Nên “dọn nhà” thật sạch trước khi mang thai thì 90% bạn sẽ không bị ốm nghén khi mang thai. “Dọn nhà” nghĩa là thanh lọc cơ thể, giúp cơ thể đào thải độc tố và khỏe mạnh nhất để chuẩn bị hành trình đón con yêu về tổ. Một cái “tổ” sạch và khỏe thì cả thai kỳ chắc chắn sẽ khỏe mạnh và không lo ốm nghén. 

– Hàng ngày, chị em chỉ cần ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe. Về dinh dưỡng, nên ưu tiên các loại rau củ quả, trái cây, cá, hạn chế tối đa ăn thịt. Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, có thể sử dụng một số thức uống detox để “làm sạch cơ thể” trước khi mang thai.

– Nên “dọn nhà” trước khi mang thai khoảng 2 tháng để cơ thể luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ.

Đối với phụ nữ mang thai:

Tìm hiểu thêm: Đo điện tim cho bà bầu – xét nghiệm quan trọng không thể bỏ qua trong thai kỳ

Lý giải thú vị về hiện tượng ốm nghén khi mang thai

>>>>>Xem thêm: Dùng bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo dõi sự phát triển ở trẻ

– Nếu bạn mang bầu và có dấu hiệu nghén, bạn cũng không cần quá lo lắng vì bạn đang nằm trong mức phổ biến tới 80% khi phụ nữ mang thai. Việc làm đầu tiên là giữ tinh thần thoải mái, hạn chế ăn những thực phẩm khiến bạn có nguy cơ nôn ói.

– Nên duy trì tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chẳng hạn để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

– Chia nhỏ bữa ăn để giảm nghén. 

– Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.

– Ăn thực phẩm chứa gừng để giảm buồn nôn.

– Uống nhiều nước.

3. Khi nào nên cảnh giác với ốm nghén?

Mặc dù đây là hiện tượng bình thường tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý:

– Nếu nôn mửa quá nhiều, không thể ăn được bất kỳ thực phẩm nào cần tới gặp bác sĩ.

– Huyết áp hạ, mất nước thì bạn có thể cần phải nhập viện gấp để truyền dinh dưỡng cần thiết.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *