Lượng sữa cho trẻ 1 tháng tuổi luôn là thắc mắc lớn nhất đối với tôi trong những ngày con gái chào đời. Vì không có kinh nghiệm nên ngày đó tôi cứ quẩn quanh với ma trận thông tin về lượng sữa cần cho trẻ 1 tháng tuổi. Nhưng rồi khi lao vào thực tế của một ông bố bỉm sữa, kèm với những chỉ dẫn tận tình của bác sĩ lẫn người thân, cuối cùng tôi cũng tìm được cho mình những lời khuyên hữu ích nhất về lượng sữa cho con gái 1 tháng tuổi của mình. Dưới đây là những kinh nghiệm tôi góp nhặt được, rất muốn chia sẻ cùng mọi người.
Bạn đang đọc: Lượng sữa cho trẻ 1 tháng tuổi bao nhiêu là đủ?
Contents
1. Lượng sữa cho trẻ 1 tháng tuổi và lời khuyên từ chuyên gia
Với những người lần đầu làm bố mẹ, khi con cái chào đời thì sẽ sống trong tâm trạng “vừa mừng vừa lo”. Trong đó một trong những điều lo lắng nhất chính là thắc mắc tháng đầu tiên con mình cần bao nhiêu sữa? Đặc biệt, với những trường hợp mẹ bé không có sữa, hoặc vì lý do nào đó mà phải cách ly hai mẹ con thì thường bố phải là người tính toán chuyện liều lượng sữa cho bé dưới 1 tháng tuổi.
Tôi thuộc trường hợp này, vì thế tôi phải tìm đến các chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể. Dưới đây là những ghi chép của tôi – một người lần đầu làm bố về lượng sữa cho bé 1 tháng tuổi.
- Trong tháng đầu tiên, lượng sữa cho bé bú (sữa mẹ hoặc sữa bột) tùy thuộc vào cân nặng lẫn sức bú của mỗi bé. Vì thế nên sẽ không có một đáp án chung cho tất cả các bé nhé.
- Với những bé sinh ra có cân nặng từ 3 kg trở lên trong 3 ngày đầu sẽ bú khoảng 7 – 20ml/ mỗi lần, và có 8 -12 cữ bú/ một ngày. Với riêng trường hợp của tôi, bé nhà nặng 3,1 kg thì 3 ngày đầu bác sĩ dặn cho bé bú 20ml sữa/ 1 lần (đương nhiên không phải lần nào cũng hết).
- 2 – 3 giờ đồng hồ cho bé bú một lần. Đặc biệt, trẻ dưới 1 tháng tuổi thường ngủ rất say vì thế bố mẹ phải ĐÁNH THỨC CHO BÉ DẬY BÚ.
- Thời gian biểu cho bé 1 tháng tuổi bú thường ở những mốc sau: 7g – 10g – 13g – 16g – 19g và quay vòng suốt đêm.
2. Trẻ 1 tháng tuổi – lượng sữa mẹ là quý giá nhất
Khi đã tính được lượng sữa cho trẻ sơ sinh ở 1 tháng tuổi, bố mẹ đã có thể yên tâm về bữa ăn của con cái mình. Tuy nhiên, như đề cập ở trên, sẽ có hai trường hợp xảy ra với mỗi gia đình: Mẹ có sữa cho trẻ bú và mẹ không có sữa (hoặc có sữa nhưng không thể cho trẻ bú trực tiếp). Vậy lúc này bố mẹ cần làm gì để đáp ứng đủ nhu cầu về sữa cho bé dưới 1 tháng tuổi?
2.1. Với trường hợp mẹ có sữa cho trẻ bú
Trong tháng đầu tiên bố mẹ có thể căn cứ vào hướng dẫn ở trên mà tính ra lượng sữa trẻ cần mỗi ngày. Lúc này, vai trò của người mẹ là vô cùng to lớn, bởi mẹ là người thấu hiểu bé nhất, biết bé lúc nào đói, lúc nào no, lúc nào bé cần bú.
Tuy nhiên, cũng vì thiếu kiến thức chăm bé trong những ngày đầu làm mẹ nên nhiều người thường có thói quen cho bé bú khi bé khóc mà không tính toán lượng sữa cần thiết cho bé dưới 1 tháng tuổi, dẫn đến việc bé bú quá no, con dễ bị trào ngược . Lúc này, bố cần thể hiện vai trò của mình trong việc tư vấn, góp ý với mẹ về liều lượng sữa cho bé nhé.
Thêm một điều mà bố mẹ cần biết rằng trong 72 giờ sau sinh, lượng sữa non từ mẹ là rất cần thiết cho hệ miễn dịch của bé, vì vậy cần tận dụng nguồn sữa tuyệt vời này, nhất định đừng bỏ lỡ!
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón – nguyên nhân và cách xử trí
2.2. Với trường hợp mẹ không có sữa
Trong tháng đầu tiên bé cần bao nhiêu ml sữa bình mỗi ngày? Để trả lời cho câu hỏi này, bố mẹ có thể làm theo công thức sau:
- Trong 3 ngày đầu bố mẹ pha mỗi lần từ 7 – 20ml sữa cho bé bú và mỗi ngày pha 8 đến 12 cữ. Lưu ý là mỗi lần bé bú bình không nhất thiết phải bắt bé bú hết nhé.
- Sau 3 ngày đến 1 tháng tuổi bố mẹ có thể pha từ 30 – 60 ml sữa, tùy vào sức bú của mỗi bé. Lúc này số cữ bú bình vẫn là 8 đến 12 lần trong một ngày.
- Với bé sinh non , sinh đôi thì cần có sự hướng dẫn trực tiếp từ bác sĩ về liều lượng sữa cho bé.
2.3. Với trường hợp mẹ có sữa nhưng không thể cho bé bú trực tiếp thì sẽ xử lý thế nào?
Lúc này bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp của tôi, vì mẹ và bé phải cách ly do mẹ đang có bệnh thủy đậu nên trong tuần đầu tiên, bác sĩ dặn tôi pha sữa bình cho bé bú. Sau đó 1 tuần bác sĩ cho phép vắt sữa từ mẹ và bú sữa này thay cho sữa bình. Và trong tháng đầu tiên chờ cho mẹ hết bệnh, tôi vẫn áp dụng cách vắt sữa trữ trong tủ lạnh (sử dụng trong vòng 24h) để bé được nhận được lượng sữa mẹ quý giá.
>>>>>Xem thêm: Bé đi nhà trẻ mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con ra sao?
Sau cùng, trong tháng đầu đời của con, bố mẹ là những người vất vả nhất. Riêng việc nghĩ suy về lượng sữa cho trẻ 1 tháng tuổi đã chiếm gần hết thời gian trong ngày của bố và mẹ rồi. Tuy nhiên, với trải nghiệm của một người bố, tôi nghĩ rằng đó chỉ là những khó khăn tạm thời, chỉ cần tình yêu và lòng quyết tâm “vì tương lai con em chúng ta” thì tất cả sẽ qua rất nhanh.
Đức Lộc