“Làm thế nào để biết con sinh ngôi đầu hay ngôi mông?”, câu trả lời sẽ giúp mẹ cứu được mạng con trong bụng

Rate this post

Làm thế nào để biết rằng con trong bụng đang xoay ngôi đầu hoặc mông? Tại sao em bé lại xoay ngôi và hiện tượng xoay ngôi ngược nguy hiểm thế nào đối với thai nhi? Mẹ sẽ có được câu trả lời cho tất cả trong bài viết này.

Bạn đang đọc: “Làm thế nào để biết con sinh ngôi đầu hay ngôi mông?”, câu trả lời sẽ giúp mẹ cứu được mạng con trong bụng

Vị trí ngôi của thai nhi vào những tháng cuối thai kỳ có ý nghĩa rất quan trọng. Chắc hẳn các mẹ đã từng nghe về những trường hợp sinh con ngôi mông hoặc ngôi đầu. Vậy các mẹ có phân biệt được đâu mới là ngôi thai an toàn nhất cho bé hay không?

Các cách kiểm tra thai nhi ngôi đầu hay ngôi mông

“Làm thế nào để biết con sinh ngôi đầu hay ngôi mông?”, câu trả lời sẽ giúp mẹ cứu được mạng con trong bụng

Khi mang thai, mẹ sẽ phải thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn để đảm bảo thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh. Khi khám, bác sĩ có thể sẽ sờ vào bụng mẹ, dùng ống nghe để kiểm tra nhịp tim và vị trí ngôi thai. Từ bên ngoài, bác sĩ cũng có thể thăm khám để kiểm tra tình trạng tử cung bằng cách đưa ngón tay vào âm đạo và dò xem vị trí chạm đáy xương chậu của mẹ của một khuôn mặt hay một cặp mông xinh.

Ngoài hai phương pháp trên. Bác sĩ còn sử dụng hình ảnh siêu âm để chắc chắn hơn về vị trí ngôi thai và đưa ra những lời khuyên chính xác hoặc can thiệp khi thấy bất thường.

Sự phát triển của thai nhi trước khi xoay ngôi thai

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các bé vẫn đang trong tình trạng bập bềnh và chưa có hiện tượng chúc đầu vào khung xương chậu. Có thể một số bé quay đầu khi di chuyển trong tử cung của mẹ nhưng nó sẽ rất nhanh chóng trở về lại vị trí cũ vì bé còn quá nhỏ nên có thể linh hoạt vùng vẫy trong túi ối. Vào cuối thai kỳ, từ tuần 37 trở đi, thai nhi bắt đầu chúc đầu và định hình ngôi thai của mình lúc chào đời. Đa phần các bé sẽ là ngôi đầu nhưng một số bé có ngôi thai ngược lại chúc mông xuống dưới.

Điều gì khiến thai nhi xoay ngôi ngược?

Đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác vì sao thai nhi lại xoay ngôi ngược. Tuy nhiên có các yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng này:

– Bé song sinh hoặc đa thai;

– Thiểu ối hay đa ối;

– Những bất thường của thai nhi, chẳng hạn như bất thường ở não, vô sọ;

– Rối loạn chức năng nhau thai;

– Có khối u trong sàn chậu.

Sự nguy hiểm của ngôi thai ngược

Trong ca sinh thường, thai nhi sẽ ló đầu ra trước hết và sau đó sẽ được các bác sĩ khéo léo xoay vai để đưa ra ngoài. Thời gian cho một ca sinh ngôi thuận có thể mau hay lâu tùy vào mỗi người nhưng phần lớn rủi ro không quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu là thai ngôi ngược, không những sẽ khiến thời gian chuyển dạ kéo dài mà còn có nguy cơ làm em bé bị ngạt thở từ trong bụng mẹ và không thể chào đời.

Tìm hiểu thêm: Khám phá những thay đổi thú vị của thai nhi 38 tuần tuổi

“Làm thế nào để biết con sinh ngôi đầu hay ngôi mông?”, câu trả lời sẽ giúp mẹ cứu được mạng con trong bụng

>>>>>Xem thêm: Những bản nhạc cổ điển dành cho mẹ bầu hay nhất mọi thời đại

Sinh ngôi ngược còn thể gây ra các biến chứng như mất nước hoặc thậm chí gây tử vong trẻ sơ sinh. Hoặc em bé có thể bị tổn thương vùng não bởi áp lực khung xương chậu hoặc từ các thao tác hỗ trợ kéo bé ra khỏi cửa mình mẹ. Đó là lý do vì sao khi một thai nhi được chẩn đoán ngôi ngược, các bác sĩ luôn tiên lượng trước khả năng mổ bắt thai. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngôi ngược được sinh thường.

Bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố và rủi ro của ca sinh trước khi lựa chọn một phương pháp an toàn nhất để đảm bảo sự sống của cả con lẫn mẹ. Cho dù mổ lấy thai hoặc sinh bằng ngã âm đạo, để giảm nguy cơ rủi ro, tốt nhất mẹ nên khám thai thường xuyên theo lịch hẹn.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *