Kinh nghiệm khắc phục rạn da khi mang thai của các mẹ bầu thông minh

Rate this post

Sự thay đổi cơ thể người mẹ sau sinh luôn là đề tài khiến vô số các mẹ quan tâm, đặc biệt là vấn đề rạn da khi mang thai. Chính những trở ngại này khiến không ít bà mẹ cảm thấy rất tự ti với vẻ ngoài của mình và đây cũng là tình trạng chung, phải mất một khoảng thời gian khá dài để chữa trị “vết tích” này.

Bạn đang đọc: Kinh nghiệm khắc phục rạn da khi mang thai của các mẹ bầu thông minh

Vậy đâu là biện pháp khắc phục hiện tượng rạn da khi mang thai vấu sinh mang lại kết quả an toàn nhất cho các mẹ bầu? Không ít những bà mẹ từng sinh con đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trên các diễn đàn làm đẹp. Cùng Blogtretho.edu.vn đi tìm những kinh nghiệm khắc phục rạn da khi mang thai để giữ được vẻ đẹp cho các mẹ nhé!

Kinh nghiệm khắc phục rạn da khi mang thai của các mẹ bầu thông minh

1. Nguyên nhân của rạn da là gì?

Các vùng da hay bị rạn là những vùng chứa nhiều mỡ như ngực, bụng, hông, mông, đùi… Vết rạn ban đầu có màu hồng hoặc đỏ tía, dần dần sẽ chuyển dần sang màu trắng đục. Người ta thống kê có khoảng 60-90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai, thường xuất hiện vào tháng thứ 3, nhiều nhất là từ tháng thứ 6 thai kì trở đi.

Có 2 nguyên nhân chính gây nên rạn da:

  • Do sự thay đổi hóc môn bên trong cơ thể người mẹ khi mang thai. Một số thiếu niên bị rạn da khi bước vào tuổi dậy thì cũng là vì nguyên nhân này (thay đổi hóc môn).
  • Do trọng lượng cơ thể tăng đột ngột khiến da không kịp thích nghi. Lúc này các mô liên kết dưới da (được tạo bởi collagen và elastin có tác dụng giúp da đàn hồi) bị căng giãn quá mức gây đứt gãy, tạo thành các vết rạn.

2. Khi nào thì nên thực hiện biện pháp phòng ngừa rạn da mang thai

Ở thời kì đầu khi mang thai, cân nặng chưa tăng nhiều so với khi gần sinh nên bạn cũng chưa thấy dấu hiệu của tình trạng rạn da.

Kinh nghiệm khắc phục rạn da khi mang thai của các mẹ bầu thông minh

Tuy nhiều, ở giai đoạn này, nhiều người cũng thắc mắc không biết nên thực hiện biện pháp phòng rạn da lúc nào là đạt kết quả tốt nhất! Theo như kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu thì vào thời điểm tháng thứ 5-6 là bạn nên tiến hành biện pháp phòng rạn da vì thời điểm này thai nhi bắt đầu phát triển làm da ở vùng bụng, hông, ngực căng ra khiến mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu ngứa bụng, rạn nứt ra. Chính vào thời điểm này, các mẹ cần bổ sung ngay những dưỡng chất cần thiết nuôi để nuôi dưỡng da, giúp tăng liên kết hạn chế rạn nứt da xuất hiện nhé.

3. Làm gì để ngăn chặn vết rạn da khi mang thai?

Lên cân vừa phải: Khi mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng 8-12 kg. Nếu trước khi mang thai, bạn quá gầy hoặc em bé nhỏ quá, có thể tăng nhiều hơn nhưng không nên để quá mập. Tôi từng tăng 17 kg khi mang bầu nhưng vì trước khi mang thai, tôi khá gầy, chỉ có 45 kg.

Việc tăng cân trong thời gian mang thai là cần thiết nhưng bạn nên nhớ không nên tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc chứng rạn da. Theo các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai chỉ nên tăng từ 12 đến 17 cân là vừa.

Kinh nghiệm khắc phục rạn da khi mang thai của các mẹ bầu thông minh

4. Ăn các thực phẩm tốt cho da

Đó là các thực phẩm có chứa omega 3, vitamin E, vitamin A: Vitamin E có tác dụng giữ cho làn da mềm mại và ngăn ngừa vết rạn da. Bạn cũng có thể sử dụng dầu vitamin E massage nhẹ nhàng lên phần da dễ bị rạn để hạn chế nguy cơ rạn da. Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất collagen và bảo vệ tế bào gốc của cơ thể. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bổ sung nhiều Vitamin C sẽ giúp da tăng cường khả băng chống oxy hóa. Cách đơn giản nhất để bổ sung Vitamin C vào cơ thể là ăn nhiều trái cây giàu Vitamin C, rau xanh như ớt đỏ, cam, bưởi, ổi, dâu tây, bông cải xanh, chanh

Tìm hiểu thêm: Nhật kí “cười ra nước mắt” của ông bố trẻ đưa vợ đi đẻ

Kinh nghiệm khắc phục rạn da khi mang thai của các mẹ bầu thông minh

5. Uống đủ nước ngăn chặn rạn da

Bà bầu cần bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước và giảm nguy cơ bị rạn da khi mang bầu. Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm gia tăng các vết rạn da ở thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho da như cà rốt, các loại hạt, quả mọng… và các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá và sữa

6. Dùng dầu dừa thoa lên bụng hạn chế rạn da

Dầu dừa dưỡng và làm mềm da, giảm thiểu ảnh hưởng của các vết rạn và tắm với nước ấm. Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, vừa chống lão hóa, vừa tăng cường độ co giãn của da, nhờ vậy có thể giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế sự xuất hiện của vết rạn. Ngoài ra, dầu dừa có công dụng làm mềm da, ngăn ngừa các sợi collagen và elastin bị đứt gẫy do bụng bầu tăng quá cỡ.

Kinh nghiệm khắc phục rạn da khi mang thai của các mẹ bầu thông minh

Cách dùng dầu dừa bôi lên bụng để chống rạn da cho mẹ bầu an toàn: Nhỏ vài giọt lên vùng da bị rạn hoặc có dấu hiệu rạn và mát xa đều khoảng 2-3 phút theo vòng tròn để dầu dừa thấm sâu vào da. Buổi tối sau khi tắm xong hoặc làm sạch da với nước ấm, bà bầu sẽ bôi dầu dừa lên da. Nên bắt đầu sử dụng dầu dừa từ tháng thứ 4 khi mang thai, sử dụng 1 lần/ngày, sau đó tăng lên 2 lần/ngày vào tháng thứ 5 cho đến cuối thai kì.

Lưu ý : là nhiều bác sỹ khuyên không nên massage bụng khi đang mang thai, dễ gây ra sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, các mẹ chỉ nên thoa dầu dừa thật nhẹ nhàng và thật chậm bằng ngón trỏ.

7. Tập thể dục

Tập thể dục giúp da tăng độ đàn hồi thông qua việc cải thiện lưu thông của cơ thể. Một lợi ích bổ sung nữa của tập thể dục là giúp bạn không tăng cân quá nhiều và quá nhanh. Sau khi sinh em bé, bạn vẫn nên ăn các thực phẩm tốt cho da và duy trì luyện tập cho cơ thể. Lúc này bạn có thể tập các bài tập khó và nặng hơn so với kỳ còn mang thai.

Kinh nghiệm khắc phục rạn da khi mang thai của các mẹ bầu thông minh

>>>>>Xem thêm: Lịch khám thai bệnh viện Từ Dũ mẹ bầu nên quan tâm trong quá trình mang thai

8. Ngủ đủ giấc và tránh stress

Da dẻ chúng ta cũng sẽ đẹp hơn nếu chúng ta ngủ đủ giấc. Chị em bầu nên có gắng ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày và nên ngủ trưa khoảng nửa giờ để hạn chế nguy cơ rạn da. Có thể bạn không tin nhưng stress ở mức độ nặng khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ bị rạn da. Vì vậy, chị em phụ nữ nên đặc biệt chú ý tránh căng thẳng trong thời gian bầu bí. Có rất nhiều cách để thư giãn khi mang thai như tập thể dục, đọc truyện cười hoặc làm bất cứ việc gì bạn thích.

Chỉ có người có chung hoàn cảnh mới thông cảm cho nhau, hãy thực hiện cách trên để rạn da không còn là nỗi lo lắng của chị em nữa các bạn nhé. Hi vọng những chia sẻ trên giúp ích được cho nhiều người, nếu bạn cảm thấy bài viết hay thì hãy share cho mọi người cùng đọc nhé!

Phạm Hà / Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *