Bạn mang thai lần đầu? Cả bạn và chồng bạn không có kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bà bầu trong suốt thời gian mang thai? Đừng lo, hãy để Blogtretho.edu.vn giúp bạn.
Bạn đang đọc: Kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ bà bầu trong suốt thời gian mang thai
Trong suốt thai kỳ, bên cạnh các vấn đề về dinh dưỡng, cân nặng, mẹ bầu cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường ở thai nhi. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả. Các vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc sức khỏe bà bầu còn rất nhiều khía cạnh khác quan trọng không kém.
Dưới đây là những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bà bầu trong suốt thời gian mang thai bạn cần ghi nhớ:
Nhận biết dấu hiệu mang thai
Sau 7-10 ngày quan hệ, bạn sẽ biết mình mang thai hay chưa nếu dùng que thử tại nhà
Sau 7-10 ngày quan hệ, bạn sẽ biết mình mang thai hay chưa nếu dùng que thử tại nhà hoặc xét nghiệm máu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dựa vào các dấu hiệu khác để nhận biết mình đã mang thai hay chưa như:
Ngực căng tức và xuất hiện quầng thâm quanh nhũ hoa,
- Trễ kinh
- Xuất hiện máu báo
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Đi tiểu nhiều
- Xuất hiện mụn nước
- Dễ cáu gắt
- Thay đổi thói quen ăn uống: thèm chua, ăn nhiều
- Táo bón
- Tăng cân
Ngoài ra trong dân gian còn nhận biết mang thai sớm qua các dấu hiệu như chân mày dựng đứng, cổ ngẳng, nổi gân xanh, tóc sơ rơm…
Lịch khám thai
Khám thai trong thai kỳ rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe bà bầu. Khám thai thường xuyên, mẹ bầu sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe của chính mình và thai nhi. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ngay lập tức mẹ bầu sẽ được chẩn đoán, theo dõi và điều trị kịp thời.
Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu mà các bác sĩ sẽ chỉ định lịch khám. Thông thường, ít nhất mẹ phải khám thai đủ 3 lần vào các mốc quan trọng nhất: Tuần 12-14, tuần 21-24 và tuần 30-32.
Khám thai từ tuần 12-14 với mục đích:
- Xác định có thai và ngày dự sinh
- Kiểm tra vị trí thai làm tổ: trong buồng tử hay nằm ngoài tử cung
- Sàng lọc dị tật trước sinh: kiểm tra độ mờ da gáy
- Nhận lời khuyên của các bác sĩ về vấn dinh dưỡng, thuốc, cách vệ sinh, biện pháp giảm nghén…
Khám thai từ tuần 21-24 với mục đích:
- Tiêm ngừa uốn ván
- Theo dõi sự phát triển của thai nhi
- Phát hiện sớm các bất thường thai nhi và chẩn đoán về tiền sản giật thông qua các chỉ số về huyết áp, cân nặng, nước tiểu, máu…
- Nhận lời khuyên về chuyện quan hệ vợ chồng trong thai kỳ, cách bổ sung dinh dưỡng và các loại thuốc bổ tốt cho sức khỏe bà bầu.
Khám thai từ tuần 30-32 với mục đích:
- Tiêm ngừa uốn ván
- Phát hiện dị tật thai nhi (nếu có) và xác định ngôi thai
- Theo dõi nguy cơ có thể xảy ra cho mẹ và thai nhi trong quá trình chuyển dạ
- Chọn nơi sinh
- Kiểm tra các dấu hiệu thai máy, nhịp tim và cân nặng thai nhi để nhận biết các dấu hiệu bất thường trước khi bé chào đời
- Tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ: rỉ ối, xuất huyết âm đạo hoặc nếu có tiền sản giật trước khi chuyển dạ thường bị chóng mặt và đau đầu.
Hiểu về tiêm phòng
Tiêm phòng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
- Với thai phụ chưa từng tiêm phòng: Mũi tiêm thứ nhất sẽ được thực hiện khi bạn biết tin mình mang thai và có thể tiêm ngay bất cứ lúc nào. Ít nhất 1 tháng đầu sau tiêm lần 1, mẹ phải tiêm lại mũi 2 và mũi cuối cùng phải cách ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.
- Với thai phụ đã tiêm đủ 2 mũi, có 2 trường hợp: Lần tiêm trước cách đây dưới 5 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi. Lần tiêm trước cách đây trên 5 năm thì phải tiêm đủ 2 mũi.
- Với thai phụ đã tiêm 3 hoặc 4 mũi, chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi.
- Với thai phụ đã tiêm đủ 5 mũi theo đúng lịch, nếu mũi tiêm cuối cách nay hơn 10 năm hãy tiêm nhắc trở lại.
Bổ sung sắt và axit folic trong thai kỳ
Các vitamin và những dưỡng chất thiết yếu như sắt hay axit folic có ý nghĩa rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe bà bầu
Các vitamin và những dưỡng chất thiết yếu như sắt hay axit folic có ý nghĩa rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe bà bầu:
- Mỗi ngày bổ sung đủ 400mcg axit folic trong thai kỳ bằng đường uống và qua thực phẩm.
- Mỗi ngày uống 1 viên thuốc sắt khoảng 27mg trong suốt thời gian mang thai cho đến hết 6 tuần sau sinh và uống tối thiểu 90 ngày trước khi mang thai.
- Khi có dấu hiệu thiếu máu rõ ràng, có thể tăng liều dự phòng lên liều điều trị 2 – 3 viên/ngày.
- Cả viên sắt và axit folic đều cần được bổ sung trước và trong suốt thai kỳ.
Duy trì cân nặng phù hợp
Dinh dưỡng và mức tăng cân của người mẹ trong thai kỳ sẽ phản ánh sức khỏe của thai nhi. Đây là mối liên hệ mật thiết để các bác sĩ đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ sẽ tăng trung bình từ 10-12kg và chia đều:
- 1kg trong 3 tháng đầu
- 3-5kg trong 3 tháng giữa
- 6kg trong 3 tháng cuối
Nếu mẹ tăng cân quá nhanh hoặc không tăng cân, các bác sĩ sẽ kịp thời can thiệp và tư vấn để mẹ điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp.
Nhận biết thai chậm phát triển
Đây là tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn trong bụng mẹ. Tình trạng này sẽ dẫn đến những tình trạng nguy hiểm, đe dọa đến cả sự sống thai nhi như:
- Thiếu nước ối, gây chèn ép dây rốn và dẫn đến thai chết lưu
- Dẫn đến các di chứng nghiêm trọng về thần kinh: kém phát triển trí tuệ, mắc cách bệnh lý tim mạch
- Biến chứng trong và sau khi sinh
- Tăng tỷ lệ trẻ tử vong và mắc bệnh sau sinh
Để nhận biết thai nhi chậm phát triển, bạn có thể căn cứ trên các kết quả theo dõi trong suốt thai kỳ về mức độ phát triển chiều dài và cân nặng thai nhi, chiều cao tử cung và vòng bụng.
Khi phát hiện thai nhi chậm phát triển, mẹ nên:
- Đi khám ngay tại các bệnh viện lớn
- Thay đổi chế độ ăn giàu dinh dưỡng
- Uống nhiều nước: khoảng 2,5 lít mỗi ngày
- Chọn tư thế nằm nghiêng bên trái để tăng lượng máu, lượng oxy và dưỡng chất cho thai nhi
Các dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ
Khi có các dấu hiệu sau, mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra vì nếu không sẽ bị ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi:
- Đau đầu dữ dội trong thai kỳ
- Sốt cao
- Chảy máu âm đạo hoặc đau bụng dữ dội
- Chân tay phù nặng
- Mắt mờ
- Bất tỉnh đột ngột hoặc co giật
- Nôn mửa quá nhiều
- Đau rát khi đi tiểu và đi tiểu quá nhiều
- Sau 4 tháng, thai không máy hoặc cử động thai yếu
- Khó thở hoặc trống ngực đánh liên hồi
- Vỡ ối hoặc rỉ ối nhưng không có cơn đau đẻ
- Thai quá ngày dự sinh nhưng không có cơn đau chuyển dạ
Thay đổi chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ
Chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng thích hợp trong thai kỳ và chăm sóc sức khỏe bà bầu thật tốt bằng các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:
Tìm hiểu thêm: Kết quả siêu âm thai – các chỉ số cơ bản và cách đọc chuẩn như bác sĩ
Chăm sóc sức khỏe bà bầu thật tốt bằng các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
- Bổ sung can-xi với các thực phẩm như: cua, tôm, cá, trứng, sữa..
- Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, khoai, ngô, bánh mì, nui,…
- Bổ sung thực phẩm giàu I-ốt: muối I-ốt, rong biển, cá, hải sản…
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho bà bầu như: sữa, hoa quả, rau, thịt, trứng, cá, đậu phụ, lạc, đậu, đỗ…
- Bổ sung thực phẩm giàu axit folic như rau xanh thẫm màu, các loại đậu và các loại trái cây màu vàng, đỏ, cam
- Bổ sung thực phẩm cung cấp omega-3: cá hồi, cá trích…
- Bổ sung sắt qua các thực phẩm: thịt đỏ, rau muống, trái cây…
- Khi ăn, chú ý chia nhiều bữa nhỏ và ăn nhiều hơn so với thường ngày; thay đổi các món ăn sao cho cân bằng dinh dưỡng phù hợp; không quá khiêng khem trong ăn uống; ăn chín uống sôi và ăn đủ no.
- Ngoài ra, cần phải uống đủ nước trong suốt thai kỳ và khi nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cần tránh: ăn quá mặn; dùng các chất kích thích như rượu, bia, ớt, cà phê, thuốc lá, ma tuý; tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc
Khi có thai, người mẹ cần:
>>>>>Xem thêm: Bà bầu khỏe, thai nhi thông minh với 8 món ăn sáng dễ làm, dễ ăn
Mỗi trưa nên nghỉ ít nhất 15 phút và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
- Duy trì chế độ làm việc vừa sức, làm có giờ nghỉ và chỉ làm 8 tiếng mỗi ngày
- Mỗi trưa nên nghỉ ít nhất 15 phút và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
- Khi đang làm thấy không khỏe phải nghỉ ngay
- Trong lúc làm nên có thời gian đi lại để tránh máu không lưu thông
- Tránh làm việc nặng nhọc, khuân vác cồng kềnh hoặc đứng trên cao
- Hạn chế những công việc tiếp xúc với hóa chất và nước
- Tránh tăng ca đêm và hạn chế đi công tác xa khi đã vào giai đoạn cuối
- Ngoài ra, cần tạo không khí thoải mái và tránh căng thẳng cho bà bầu vì sức khỏe tâm thần cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cả mẹ và thai nhi.
Vệ sinh cá nhân
- Hàng ngày tắm rửa sạch sẽ và lau khô mình
- Lau rửa đầu vú sạch sẽ bằng nước ấm khi tuyến vú rỉ sữa
- Tránh thụt rửa âm đạo và dùng chất tẩy rửa có tính tẩy mạnh
- Mặc quần áo rộng, thoải mái và chọn chất liệu áo, quần có tính thấm hút cao
- Tránh ở phòng tối, ẩm thấp hoặc quá nóng bức
- Khi áo ướt do đổ mồ hôi nhiều phải thay ngay
Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai
- Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ nên cẩn thận với chuyện quan hệ tình dục. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải kiêng “sex” trong thai kỳ.
- Nếu đã từng sẩy thai hoặc có dấu hiệu sẩy thai, xuất huyết âm đạo không nên quan hệ tình dục
- Đảm bảo vệ sinh cơ quan tình dục
- Chỉ khi bạn muốn hãy quan hệ, không nên cưỡng ép.
Các dấu hiệu chuyển dạ
Khi thấy những dấu hiệu sau, bạn sẽ biết mình sắp chuyển dạ:
- Ra chấy nhầy màu hồng tươi hoặc chất dịch trong suốt ở âm đạo
- Đau bụng từng cơn ngắn quãng và tăng dần sau mỗi cơn đau
- Đau lan ra vùng thắt lưng sau
Để xử lý kịp thời, mẹ cần:
- Giữ bình tĩnh
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất
- Mang theo đồ đạc và giấy tờ để sẵn sàng nhập viện
Trên là những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bà bầu trong suốt thời gian mang thai, mong rằng chúng sẽ có ích cho bạn trong suốt thai kỳ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)