Khó thở khi mang thai, những điều mẹ nên biết để tránh nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ

Rate this post

Khó thở khi mang thai là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Khoảng 3/4 thai phụ sẽ cảm thấy khó thở vào một số thời điểm nhất định trong thai kỳ.

Bạn đang đọc: Khó thở khi mang thai, những điều mẹ nên biết để tránh nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ

Khó thở khi mang thai, những điều mẹ nên biết để tránh nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ

Bạn có thể bắt đầu cảm thấy khó thở trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn hai của thai kỳ. Lúc đầu, khi thấy triệu chứng này, bạn có thể sẽ rất hoảng sợ. Ngoài ra, khó thở khi mang thai còn có thể do thai nhi phát triển đủ lớn, gây chèn ép lên các bộ phận lân cận hoặc trong trường hợp song thai, đa thai, bạn cũng có thể đặc biệt cảm thấy rất khó thở.

Tại sao khi mang thai bạn lại bị khó thở?

Khó thở khi mang thai là do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể để thích ứng với sự tồn tại của em bé trong bụng mẹ.

Trong kỳ đầu mang thai, xung quanh lồng ngực của bạn phải đấu tranh tìm không gian và thích ứng với sự chèn ép của thai nhi ngày một lớn. Lồng ngực của bạn sẽ di chuyển cao hơn trong thời gian bạn mang thai để cung cấp một dung tích lớn hơn cho phổi hoạt động.

Các hormone progesterone tăng cao cũng làm cho bạn bị khó thở khi mang thai do phải thích nghi với cách thức nó hấp thụ oxy trong máu thông qua phổi. Kết quả là cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nồng độ carbon dioxide mà bạn thở ra.

Tìm hiểu thêm: Ngăn ngừa vỡ tử cung: Biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ

Khó thở khi mang thai, những điều mẹ nên biết để tránh nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ

Những thay đổi này có nghĩa là cơ thể bạn phải làm việc tốt hơn để thích nghi với sự thay đổi của nồng độ oxy và carbon dioxide trong cơ thể. Bạn đang thở ở mức tương tự như trước khi thụ thai, chỉ có điều mỗi lần thở phải sâu hơn và đó là lý do giải thích tại sao bạn lại có cảm giác khó thở khi mang thai. Một số bà mẹ sẽ cố gắng để thích nghi nhanh với thay đổi này nhưng số khác lại cảm thấy rất khó chịu và do đó lại càng cảm thấy khó thở hơn.

Đến cuối giai đoạn 3 của thai kỳ, kích thước thai nhi lớn cũng có thể làm cho bạn bị khó thở. Ở giai đoạn này, tử cung của bạn đã đẩy lên rất cao và nằm ngay dưới lồng ngực, vì thế nó sẽ gây ra áp lực lên phổi. Có lẽ bạn sẽ càng cảm thấy khó thở hơn ở giai đoạn này nếu mang thai lần đầu, đặc biệt lại là khi thai nhi nằm cao.

Thỉnh thoảng bạn cũng có thể cảm thấy như sắp tắt thở tới nơi những lúc bước lên bậc thang nhưng đừng lo lắng vì kiểu thở dốc này là bình thường và hoàn toàn vô hại.

Cảm giác khó thở khi mang thai sẽ kéo dài trong bao lâu?

Nếu bạn đang mang thai lần đầu tiên, em bé có thể chúc xuống khung xương chậu từ khoảng 36 tuần. Đây là lúc cảm giác khó thở khi mang thai giảm bớt. Nếu bạn đã từng mang thai trước đây, thai nhi có thể sẽ không chúc xuống ngay từ tuần này cho đến cuối thai kỳ.

Khó thở khi mang thai, những điều mẹ nên biết để tránh nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Hội chứng truyền máu song thai: Hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm

Nếu bạn vẫn có thời gian để đi lại, hãy thử một số tập thể dục nhẹ nhàng để kiểm soát tốt hơn nhịp thở của mình. Tuy nhiên, đừng quá gắng sức vì sẽ gây tác dụng ngược, khiến bạn cảm thấy khó thở nhiều hơn, thậm chí nguy hiểm. Trong khi đó, nếu tập thể dục nhẹ nhàng, thậm chí bạn có thể trò chuyện với bạn tập trong lúc tập luyện để giải tỏa tinh thần.

Thai nhi cũng sẽ nhận được nhiều oxy hơn trong khi bạn luyện tập để kiểm soát nhịp thở của mình.

Sau khi sinh, nồng độ hormone progesterone giảm mạnh, đồng thời áp lực lên cơ hoành và tử cung biến mất giúp bạn có thể thở lại bình thường. Tuy nhiên, có thể phải mất một vài tháng để những thay đổi ở lồng ngực và hệ thống hô hấp trở lại bình thường như trước khi mang thai.

Khi nào khó thở trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với bà bầu?

Mặc dù khó thở khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến nhưng bạn nên gọi bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy các triệu chứng khác đi kèm như:

– Cảm giác nhịp tim tăng đột ngột, đập không đều hoặc đánh trống ngực

– Khó thở nặng hoặc cảm thấy yếu đi sau vài trận trống ngực đập liên hồi

– Đau ngực, đặc biệt là đau khi bạn gắng sức làm gì đó

– Khó thở ngay cả khi bạn đang nằm hoặc vào ban đêm

Khó thở và mệt mỏi cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy nồng độ sắt của bạn thấp, một báo động cho thấy tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Nếu bị thiếu máu, cơ thể của bạn phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho bạn và bé.

Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh hen suyễn, rủi ro biến chứng thai kỳ rất lớn khi khó thở. Chính vì vậy, phải báo ngay cho bác sĩ biết trường hợp của bạn.

Khó thở khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu không có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác đi kèm với cảm giác khó thở thì bạn có thể an tâm rằng nó vô hại với đứa con trong bụng. Chỉ cần bạn cố gắng thích nghi, thở sâu và thở đều, bé sẽ có đủ lượng oxy cần thiết để phát triển khỏe mạnh.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *