Các giai đoạn phát
triển của thai nhi phân chia rất rõ ràng và mỗi một giai đoạn đều tương ứng với
một cột mốc phát triển của bé. Cùng xem để biết cần bổ sung những chất gì và
chăm sóc thai nhi như thế nào cho mỗi giai đoạn này nhé!
Bạn đang đọc: Khám phá 5 giai đoạn phát triển của thai nhi để chăm con tốt nhất
Cũng như mẹ, bé đang rất háo hức đếm từng ngày để có thể ra ngoài và gặp mặt tất cả mọi người đấy! Cũng vì vậy, bé đang rất nỗ lực trong phần của mình để lớn lên và hoàn thiện các giai đoạn phát triển cần thiết. Từ việc hình thành mắt, mũi, tai cho đến việc hoàn thiện tóc, móng, da… và đặc biệt là các cơ quan trong cơ thể… tất cả đều được bé chăm chút kỹ lưỡng lắm nha! Nhưng trên hết tất cả, bé hoàn toàn phụ thuộc rất nhiều vào công nuôi dưỡng của mẹ đấy. Vậy mẹ đã biết các giai đoạn phát triển của thai nhi gồm những mốc quan trọng nào chưa, cùng khám phá nhé!
1. Giai đoạn thụ thai – 9 tuần
Sau khi trứng thụ tinh và làm tổ trong buồng tử cung, đến tuần thứ 9, phôi thai bé xíu sẽ phát triển với tốc độ cực nhanh để hình thành nên bào thai và trở thành thai nhi bé bỏng trong bụng mẹ. Bước sang tuần thứ 4, dù kích thước chỉ tương đương với một hạt vừng nhỏ nhưng các hệ thống tim mạch, tuần hoàn đã hình thành. Vào đến tuần thứ 5, dấu hiệu sự sống mới lại tiếp tục xuất hiện với trái tim non nớt đập những nhịp đập đầu tiên trong đời.
Cuối tuần thứ 9 của thai kỳ xem như thai nhi đã vượt qua được giai đoạn phát triển đầu tiên của mình và có những “thành tựu” nhất định. Lúc này, thai nhi đã có kích thước tương đương 1 trái mận nhỏ, cái đuôi nòng nọc cũng mất và trên gương mặt, các nét mắt, mũi, miệng tuy chưa tinh tế nhưng đã rõ hơn nhiều. Các ngón chân, ngón tay và khớp xương cũng cử động khá linh hoạt. Như vậy, trong các giai đoạn phát triển của thai nhi, đây có thể xem là giai đoạn phát triển kỳ tích vì từ một chấm nhỏ, bé đã có hình hài đầy đủ và bước đầu khởi động các cơ quan trong cơ thể một cách rất tuyệt vời.
2. Giai đoạn đánh dấu sự phát triển của não bộ: từ tuần thứ 10 – 14
Não bộ của bé trong giai đoạn từ tuần thứ 10-14 phát triển rất mạnh mẽ. Vào khoảng tuần 12, nếu đi khám thai, mẹ sẽ được các bác sĩ chỉ định tầm soát dị tật bằng siêu âm đo độ mờ da gáy để phát hiện khoảng sáng sau gáy, dấu hiệu của hội chứng Down. Từ tuần thứ 10-14 cũng là giai đoạn rất quan trọng trong việc hoàn thiện dần các cơ quan, bộ phận quan trọng khác trong cơ thể. Mặc dù, da bé vẫn còn mỏng tanh và trong suốt, nhăn nheo nhưng lông, móng và tóc đã bắt đầu mọc. Bàn tay, bàn chân cũng bắt đầu tách ngón và các khớp tay, chân đều hoạt động khá linh hoạt.
Cuối giai đoạn này, thai nhi có thể bằng kích thước một quả chanh xanh, nặng khoảng 40gr, dài khoảng 8cm, đầu và nhìn thân mình cân đối hơn trước. Bé cũng đã quen với việc nuốt, nhả nước ối, đi “vệ sinh” trong bụng mẹ, biểu cảm gương mặt theo cảm xúc và đặc biệt là xuất hiện dấu vân tay để khẳng định cái tôi của mình. Một điều nho nhỏ nhưng cũng khá quan trọng trong giai đoạn này đó là việc hình thành thanh quản và lớp lông tơ mỏng bảo vệ quanh người bé.
3. Giai đoạn đánh dấu thai máy: từ tuần thứ 15 – 20
Tìm hiểu thêm: Đừng xem thường chứng đau bụng khi mang thai
Giai đoạn từ tuần thứ 15 – 20 là một trong các giai đoạn phát triển của thai nhi được đánh giá là có nhiều sự bức phá mạnh mẽ nhất. Riêng tuần thứ 15, nếu nhạy, mẹ có thể sớm cảm nhận được niềm hạnh phúc của bất cứ ai làm mẹ với những cú đạp đầu tiên của con. Vào các tuần tiếp theo, khi đã quen với những cử động tay chân và thích thú với việc nghịch phá, cựa quậy trong bụng mẹ, bé sẽ càng hào hứng để tung chưởng nhiều hơn nữa.
Trong giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của các giác quan trong cơ thể, bao gồm cả thính giác và thị giác. Khi mẹ nghe nhạc, bé có thể cảm nhận và phản xạ qua lại, thậm chí với bất kỳ âm thanh nào từ bên ngoài, trong đó có cả giọng nói của bố mẹ thì bé cũng đều phản ứng rất nhạy. Bên cạnh đó, khả năng cảm nhận ánh sáng của bé cũng rất tốt. Mẹ có thể soi đèn vào thành bụng hoặc tắm nắng sẽ thấy bé phản ứng lại tức khắc ngay. Ngoài ra, giai đoạn này cũng bắt đầu có sự hình thành các bộ phận sinh dục để phân định giới tính rõ ràng. Nếu mẹ muốn nghe tiếng nấc của bé trong bụng mẹ thì đây cũng là lúc rất thích hợp để bắt chụp. Đến cuối giai đoạn, tức vào tuần thứ 20, bé sẽ nặng khoảng 265g và dài trung bình 16,5cm tính từ đầu đến mông. Nhịp tim có thể đập từ 120-160 nhịp/ phút.
4. Giai đoạn từ tuần thứ 21 – 27
Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ cũng lớn nhanh từng ngày. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều phiền phức bao gồm: vết rạn da, cơn ngứa do rạn, chứng mất ngủ và đi tiểu nhiều. Nhưng mẹ sẽ thôi buồn nếu biết bé đã rất gần với giai đoạn hoàn thiện hình hài của mình. Cụ thể, mắt, mí mắt, tai, lông mày… nét hơn trước và thậm chí “ti” bé cũng đã khá rõ. Tiếp theo đà phát triển này, các bộ phận như não, phổi cùng các giác quan cũng đạt được những thành tựu rất đáng kể. Ngoài việc tập luyện cho việc hít-thở bằng phổi; bé cũng biết chớp mắt, nhắm mở và có lịch ngủ riêng của mình. Đến cuối tuần 27, bé đã chạm mốc 1kg và dài khoảng 35cm tính từ đầu tới chân).
5. Giai đoạn từ tuần thứ 28 – 37
>>>>>Xem thêm: 7 cách giúp bà bầu tự bảo vệ mình khỏi muỗi gây dịch bệnh Zika
Đây đã là giai đoạn nước rút trong các giai đoạn phát triển của thai nhi suốt 9 tháng 10 ngày dài đăng đẳng. Chính vì vậy, bé đang dồn hết sức để đạt được những chỉ số phát triển hoàn thiện nhất như tăng cân, tăng chiều cao và trọng lượng não. Cuối tuần 37, bé có thể đạt trọng lượng gấp 3 lần kể từ tuần 27 với mốc 1kg và dài khoảng 48cm. Chỉ còn khoảng 2-3 tuần nữa thôi, các mẹ sẽ được nhìn thấy mặt con mình khi bé chào đời. Lớp mỡ dưới da có tác dụng giữ ấm cơ thể cũng dày lên thêm và làm cho bé trông giống hình hài của một đứa trẻ sơ sinh. Lớp sáp trắng bao quanh bé cũng dày hơn với nhiệm vụ giữ cho da khỏi bị tổn thương khi ngâm mình quá lâu trong nước ối của mẹ. Vào tuần 37, thai nhi sẽ bắt đầu trúc đầu xuống khung xương chậu của mẹ và ổn định tư thế sẵn sàng ra ngoài.
Giai đoạn này rất nặng nhọc với mẹ theo nghĩa đen vì bụng đã lớn, dáng đi lạch bạch, số lần đi tiểu tăng và giấc ngủ trằn trọc. Nhưng mẹ có lên nhé, sắp về đích rồi đấy!
Vậy là các giai đoạn phát triển của thai nhi đã đến hồi kết, mẹ đã đi qua rất nhiều cung bậc xúc cảm trong vai trò của một người mẹ. Đây là lúc để mẹ bình tâm, lấy lại tinh thần để chuẩn bị cán đích với ca sinh đang chờ phía trước. Chúc bạn được mẹ tròn con vuông và bé luôn khỏe mạnh nhé!
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)