Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai mang lại lợi ích gì cho mẹ bầu?

Rate this post

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai là một trong những cơ sở để đánh giá tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Dựa trên kết quả này, các bác sĩ sẽ dự đoán được những nguy hiểm có thể xảy ra, qua đó có hướng can thiệp phù hợp. Xét nghiệm máu khi mang thai rất cần thiết, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Dưới đây là những lợi ích mà kết quả xét nghiệm máu trong thai kỳ mang lại.

Bạn đang đọc: Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai mang lại lợi ích gì cho mẹ bầu?

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai mang lại lợi ích gì cho mẹ bầu?

1. Kết quả xét nghiệm máu giúp phát hiện hội chứng Down ở thai nhi

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu cũng một số kiểm tra khác để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả xét nghiệm máu khi mang thai, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.

2. Xét nghiệm máu khi mang thai để xác định nhóm máu

Phụ nữ khi mang thai sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Vì thế, để hạn chế những rủi ro và phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai, các mẹ nên xét nghiệm máu để xác định nhóm máu của mình. Trường hợp bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh nhằm ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai mang lại lợi ích gì cho mẹ bầu?

3. Xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng sắt

Mẹ bầu cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin giúp vận chuyển oxy vào hồng cầu. Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu, từ đó bác sĩ sẽ kết luận được chính xác mẹ có đang bị thiếu sắt hay không. Mức heamoglobin thấp là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu sắt, khi đó mẹ bầu nên bổ sung những món ăn giàu sắt như thịt đỏ và rau bina. 

4. Phát hiện bất thường khi mang thai

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Hai căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể làm cho mẹ bị thiếu máu truyền cho thai nhi, cản trở sự phát triển của trẻ và gây ra những dị tật bẩm sinh. 

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa dị tật nứt đốt sống ở thai nhi

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai mang lại lợi ích gì cho mẹ bầu?

5. Xét nghiệm máu kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella

Phần lớn phụ nữ miễn dịch với virus Rubella vì được tiêm phòng bệnh từ nhỏ. Nếu mẹ bầu chưa miễn dịch thì virus này có thể ảnh hưởng đến bé, gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, cũng như một số dị tật bẩm sinh khác liên quan đến thị giác, thính giác, tim. 

6. Phát hiện CMV (Cytomegalo virus) khi xét nghiệm máu

CMV (Cytomegalo virut ) là virus lây truyền từ người này sang người khác do tiếp xúc và chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Bệnh thường không để lại biến chứng nguy hiểm gì nhưng đối với bà bầu, nhiễm trùng CMV có thể dẫn đến là sảy thai, dị tật bẩm sinh liên quan đến khả năng nghe, nhìn, chậm phát triển.

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai mang lại lợi ích gì cho mẹ bầu?

7. Kết quả xét nghiệm máu có thể chẩn đoán viêm gan B

Thai phụ mắc viêm gan B có nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi rất cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai là cách phổ biến nhất để bác sĩ chẩn đoán bệnh và tiêm vắc-xin phòng bệnh cho mẹ sớm nhất.

8. Xét nghiệm máu khi mang thai tìm kháng thể HIV 

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, mẹ sẽ được điều trị thích hợp để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai mang lại lợi ích gì cho mẹ bầu?

>>>>>Xem thêm: Kem nhau thai cừu có tốt không khi mẹ dùng trong thai kỳ?

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp cho các bác sĩ có đánh giá tổng quan nhất, về sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời nhờ đó có thể theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra trong thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu cần xét nghiệm máu ngay từ ba tháng đầu thai kì để phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể, cũng như xét nghiệm định kì trong mỗi lần khám thai nhằm đảm bảo một thai kỳ an toàn.

Ánh Ngọc tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *