Hiện tượng chuyển dạ với các mẹ bầu đều gắn với các dấu hiệu mà mẹ có thể nhận diện được. Mỗi mẹ bầu có quá trình chuyển dạ khác nhau và khó có thể trả lời chính xác được khi nào sẽ chuyển dạ sinh con. Tuy nhiên, khi các mẹ nhận thấy 6 dấu hiệu điển hình sau đây, mẹ có thể biết thời điểm chào đón bé yêu của mình sẽ không còn xa nữa.
Bạn đang đọc: Hiện tượng chuyển dạ và 6 dấu hiệu giúp mẹ bầu nhận diện chuẩn xác
Chuyển dạ là cột mốc đánh dấu bước chuyển tiếp từ những tháng ngày “mang nặng” để chuẩn bị đến lúc phải “đẻ đau”. Đây sẽ là thời khắc thiêng liêng nhưng lại chứa đựng rất nhiều nỗi niềm, nhất là với mẹ mang con đầu lòng. Song, bạn cũng đừng quá lo lắng nhé, vào giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện những hiện tượng chuyển dạ báo hiệu cho bạn biết, đã đến lúc bé yêu đã sẵn sàng chào đời. Và từ lúc này, bạn chỉ cần bình tĩnh, chuẩn bị sẵn sàng rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Contents
1. 6 dấu hiệu nhận biết hiện tượng chuyển dạ chuẩn xác
Hiện tượng chuyển dạ được coi như tín hiệu chính xác nhất giúp các mẹ bầu biết được mình sắp lâm bồn. Thông thường, tất cả các dấu hiệu chuyển dạ có thể sẽ xảy ra từ tuần thứ 38 trở đi. Vì thế các mẹ bầu hãy chú ý đến những dấu hiệu cơ bản sau đây.
1.1. Các cơn đau co thắt tử cung
Khi mang bầu, các bà mẹ thường xảy ra xảy ra tình trạng đau bụng, quặn thắt và dễ bị nhầm lẫn với đau chuyển dạ vào cuối thai kỳ. Những cơn đau như thế được gọi là cơn đau Braxton Hicks (hay cơn gò Braxton Hicks). Tuy nhiên, Braxton hicks là những cơn chuyển dạ giả thường kéo dài không lâu, tần suất xảy ra thưa và sẽ nhanh biến mất khi mẹ bầu di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Ngược lại, khi cơn đau có xu hướng kéo dài và không giảm khi mẹ bầu thay đổi tư thế, thì đây chính là hiện tượng chuyển dạ mà bạn nên lưu ý. Các cơn đau liên quan đến chuyển dạ thật sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, nên các mẹ hãy bình tĩnh hít thở, vì đây là dấu hiệu hết sức bình thường trước khi sinh.
1.2. Bụng bầu tụt thấp xuống
Bụng bầu tụt xuống hay sa xuống là dấu hiệu dễ nhận biết liên quan đến hiện tượng chuyển dạ mà các bà mẹ có thể nhận ra, vào những tuần cuối thai kỳ. Thai nhi sẽ dần di chuyển xuống dưới xương chậu, dấu hiệu này báo hiệu ngày vượt cạn đang sắp đến gần.
Khi em bé di chuyển dần xuống xương chậu sẽ gây cảm giác không thoải mái khi vận động và đi lại. Tuy nhiên, dạ dày và phổi sẽ có nhiều không gian hơn giúp cho mẹ dễ tiêu hóa và dễ thở hơn so với những tuần giữa thai kỳ. Tùy cơ địa của mỗi người mà thời gian từ lúc bụng tụt xuống thấp tới lúc sinh là khác nhau. Đối với những mẹ mang thai lần đầu thì khoảng thời gian này sẽ kéo dài lâu hơn.
1.3. Vỡ ối
Đây có thể coi là dấu hiệu rõ ràng và chính xác nhất của hiện tượng chuyển dạ mà các bà mẹ có thể nhận biết. Khi mang thai, ở giữa âm đạo và chỗ nối tử cung thường có một nút nhầy, nút nhầy này có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn vào buồng ối. Trong thời gian mang thai, người mẹ có thể bị rỉ ối xuất ra từ âm đạo với lượng rất nhỏ, thường không màu và không mùi, dễ gây nhầm lẫn với nước tiểu. Cần chú ý điều này bởi rỉ ối trong quá trình mang thai có thể làm buồng tử cung nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho thai nhi.
Còn khi chuẩn bị sinh, hiện tượng vỡ nước ối sẽ xảy ra khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, kèm theo các cơn đau, báo hiệu cho việc bé yêu sắp chào đời. Sau khi vỡ ối sẽ là giai đoạn co thắt tử cung mạnh, tử cung tiếp tục mở rộng đến khi được 10cm để giúp việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
Vỡ ối thường diễn ra trước khi sinh khoảng 12- 24 giờ. Khi vỡ ối , mẹ nên nhanh chóng nhập viện ngay nếu không sẽ khiến thai nhi gặp khó khăn khi chào đời.
Tìm hiểu thêm: Trải nghiệm dịch vụ sinh con ở các bệnh viện hạng sang
1.4. Cảm giác mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần
Bước vào giai đoạn chuyển dạ gần sinh, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Hiện tượng chuyển dạ có thể gây ra cảm giác uể oải, lo lắng, trằn trọc và khó ngủ vào ban đêm. Hơn nữa, khi em bé dần chuyển vào vùng xương chậu sẽ tạo áp lực, kích thích bàng quang khiến mẹ bầu có thể đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, ở một số mẹ bầu có thể xuất hiện cảm giác chán ăn thậm chí là buồn nôn chóng mặt tùy theo cơ địa của mỗi người.
1.5. Ra dịch hồng âm đạo
Khi thai phụ chuyển dạ, cổ tử cung mở ra và dịch nhầy sẽ được đẩy ra ngoài. Chính vì thế, khi thấy xuất hiện dịch nhớt màu hồng hay màu đỏ từ âm đạo, mẹ bầu nên đi khám để kiểm tra cổ tử cung đã mở hay chưa để được tư vấn thời điểm nhập viện kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho bé yêu của mình.
1.6. Bị chuột rút, đau lưng nhiều
Bắt đầu từ tuần thứ 36 của thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu sẽ gặp tình trạng bị chuột rút, đau lưng liên tục và khó di chuyển hơn, đặc biệt hiện tượng này sẽ xảy ra nhiều ở những mẹ lần đầu sinh con. Nguyên nhân là do ở cuối thai kỳ, các cơ khớp ở xương chậu và tử cung bị kéo dãn ra để tạo điều kiện thuận lợi để bé cưng chào đời.
Nếu mẹ bị chuột rút, đau lưng nhiều thì hãy bình tĩnh chờ đợi và nghỉ ngơi để giảm bớt con đau cũng như lo lắng nhé.
1.7. Hiện tượng chuyển dạ được nhận biết qua thăm khám
Hện tượng chuyển dạ thực tế khách quan được xác định thêm phần rõ ràng, thông qua việc thăm khám bên trong âm đạo của các bác sĩ sản khoa hay nữ hộ sinh. Khi nhận thấy cổ tử cung xóa và mở dần dưới tác động của những cơn gò và có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung, bác sĩ sẽ báo cho bạn biết thời điểm thích hợp cần nhập viện để theo dõi.
2. Thời gian chuyển dạ đến khi sinh con là bao lâu?
Khi bàn về hiện tượng chuyển dạ, ngoài các dấu hiệu liên quan điển hình, chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn biết thời gian chuyển dạ đến khi sinh em bé là bao lâu.
Liên quan đến vấn đề này, các bầu nên biết rằng, thời gian từ khi xuất hiện hiện tượng chuyển dạ cho đến lúc sinh thay đổi tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như lực co bóp của cơn gò, khung xương chậu của mẹ, ngôi thai và kích thước đầu thai. Đối với những sản phụ sinh con so do cổ tử cung mở chậm và tầng sinh môn còn rắn chắc, thời gian chuyển dạ thường kéo dài hơn sản phụ sinh con rạ với thời gian trung bình là 14 đến 22 giờ, trong khi con rạ chỉ 6 đến 16 giờ.
Ngoài ra, thời gian kéo dài một phần thường do các mẹ sinh con đầu lòng dễ rơi vào trạng thái bỡ ngỡ và lúng túng, cũng như không biết cách thở, rặn sinh thế nào nên nó đòi hỏi cần nhiều thời gian và tốn nhiều sức để rặn hơn. Vậy nên, để thời gian chờ sinh không bị kéo dài, các bầu hãy tự trang bị trước cho mình các kiến thức cần thiết để chủ động “ứng phó” khi xảy ra dấu hiệu chuyển dạ, nhất là cách rặn thở nhé. Đây là điều vô cùng cần thiết đối với các mẹ bầu khi đến giai đoạn chuẩn bị sinh.
>>>>>Xem thêm: Top các loại trái cây họ dâu giàu vitamin C tốt cho bà bầu
Các bầu thấy đấy, hiện tượng chuyển dạ dẫu chắc chắn kèm theo nhiều lo lắng, song cũng nhờ nó, các bầu có thể nhận biết thời gian chuẩn bị sinh con của mình. Nếu nhận thấy một trong các dấu hiệu đã đề cập, các bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi diễn tiến chuyển dạ, cũng như nhận được sự trợ giúp từ các bác sỹ nhé, cho thời khắc quan trọng của hai mẹ con nhé.
Nguyễn Phụng tổng hợp