Hiện tượng bong nhau thai ở 3 tháng đầu là một dấu hiệu bất thường trong thai kỳ và mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý. Nấu xảy ra hiện tượng này, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và nhận những lời khuyên cụ thể cho tình trạng của mẹ và bé.
Bạn đang đọc: Hiện tượng bong nhau thai 3 tháng đầu – nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Bong nhau thai là biến chứng khá hiếm gặp trong thai kỳ, tuy nhiên các mẹ nên chú ý vì cẩn thận vì có thể dẫn tỷ lệ tử vong thai nhi lên đến 30-60%. Đây không phải tình trạng tất cả các mẹ bầu sẽ gặp, nhưng mẹ cũng cần trang bị những kiến thức cần thiết để có thể giữ gìn thai nhi tốt nhất.
Contents
1. Bong nhau thai: Nỗi lo sảy thai của mẹ bầu
Bong nhau thai là hiện tượng nghiêm trọng khi một phần hay toàn bộ nhau thai tách ra khỏi thành tử cung của bẹ. Điều này ảnh hưởng đến quá trình trao chỗ chất và oxy từ mẹ đến bé. Hiện tượng này có thể không gây chảy máu nặng ở mẹ, gây nguy hiểm cho thai nhi như sinh non, thai chết lưu, sảy thai…
2. Nguyên nhân và cơ chế bong nhau thai
Với thai nhi dưới 20 tuần tuổi, hiện tượng bong nhau thai có thể dẫn đến tình trạng sảy thai ở mẹ. Sau 20 tuần tuổi, hiện tượng này có thể xảy ra và được gọi là nhau bong non. Mức độ nguy hiểm của nó phụ thuộc vào mức độ bóc tách và số tuổi của thai nhi. Theo các chuyên gia, nếu tỷ lệ bóc tách là 30% dẽ dẫn đến nguy cơ xảy thai 50%.
Các nguyên nhân cụ thể của hiện tượng này chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý các yếu tố có thể tăng nguy cơ bong nhau thai sau:
- Mẹ bầu có tiền sử bong nhau thai ở các lần mang thai trước.
- Mẹ bầu sử dụng nhiều chất kích thích: rượu, thuốc lá,… trong suốt thai kỳ.
- Mẹ bầu bị các bệnh lý trong thai kỳ: cao huyết áp, huyết áp mãn tính hoặc bị tiền sản giật.
- Mẹ bầu bị rối loạn đông máu.
- Mẹ bầu bị vỡ ối sớm.
- Mẹ bầu có quá nhiều nước ối (đa ối).
- Mẹ bầu đã bị chảy máu trước đó trong thai kỳ.
- Mẹ bầu mang đa thai (bong nhau thai đặc biệt hay gặp ngay sau khi em bé đầu tiên được chuyển dạ).
- Mẹ bầu bị tai nạn, bị thúc vào bụng, hoặc có những chấn thương khác ở bụng.
- Mẹ bầu đã sinh em bé nhiều lần hoặc lớn tuổi (nguy cơ tăng dần theo tuổi tác).
- Tử cung mẹ bầu có bất thường hoặc bị u xơ (đặc biệt nếu bị xơ phía sau nơi nhau thai dính vào).
3. Dấu hiệu bong nhau thai
Các dấu hiệu sau đây mẹ bầu cần phải lưu ý, và đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý nhé:
- Chảy máu âm đạo.
- Xuất hiện các cơn co thắt đau đớn đột ngột và kéo dài ở cùng bụng dưới và tử cung.
- Một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, tăng huyết áp,… mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý.
Tìm hiểu thêm: Các loại sữa tắm dành cho bà bầu đang bán chạy hiện nay
4. Làm gì khi gặp tình trạng bong nhau thai?
Khi bắt đầu có các dấu hiệu bong nhau thai, mẹ hãy đến gặp bác sĩ. Một khi đã phát hiện tình trạng bong nhau thai, bác sĩ sẽ có liệu trình phù hợp nhất với mẹ, để giúp thai phụ ổn định sức khỏe
- Khi nhau thai đã bắt đầu tách ra, sẽ không có phương pháp điều trị cụ thể nào. Thai phụ chỉ có thể ngăn chặn nó tách xa hơn.
- Nếu gần ngày dự sinh, thai phụ cần phải sinh ngay cho dù đó chỉ là bong nhau thai nhẹ. Nhau thai có thể tách khỏi tử cung bất cứ lúc nào, nên mẹ cần tiến hành sinh mổ.
- Nghỉ ngơi, theo dõi các dấu hiệu và khám bác sĩ thường xuyên.
- Theo dõi tình trạng bong tách nhau thai.
- Mẹ bầu cần giữ tâm trạng thoái mái, tránh lo lắng, căng thẳng hay mệt mỏi thái quá sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và não bộ của trẻ. Trong giai đoạn này, mẹ cần có chế độ ăn uổng và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động nhiều. Mẹ cùng nên tìm đến các phương pháp massage trị liệu để tránh đau nhức và được chăm sóc da cách tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Bị tiêu chảy khi mang thai: Nguy hiểm lắm đấy, bà bầu đừng chủ quan!
Hiện tượng bong nhau thai khá hiếm gặp, nhưng một khi đã gặp thì trở thành nỗi lo của không ít mẹ bầu. Trong mọi trường hợp, mẹ cũng cần tạo ra cho mình môi trường thoải mái nhất để nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể. Các quý ông chồng cũng nên chia sẽ công việc gia đình với vợ và quan tâm, chăm sóc vợ nhiều hơn, nhằm bảo đảm hơn cho sức khỏe của hai mẹ con.
Khả Anh tổng hợp