Giữ trẻ mùa hè là công việc khó khăn của các mẹ, khi phải chăm sóc bé vào thời tiết oi bức, khó chịu. Nhiều mẹ thực tế không biết làm sao để giữ trẻ mùa hè an toàn lại khoa học. Để bé luôn thoải mái và khỏe mạnh trong mùa hè, các mẹ hãy tham khảo ngay chia sẻ của Blogtretho.edu.vn dưới đây, để các mẹ an tâm hơn, chăm sóc con tốt hơn trong thời tiết nắng, nóng này.
Bạn đang đọc: Giữ trẻ mùa hè và những kinh nghiệm hay dành cho mẹ
Contents
- 1 1. Giữ trẻ mùa hè
- 1.1 1.1 Chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè đúng cách
- 1.1.1 1.1.1 Chăm sóc cơ thể bé như thế nào
- 1.1.2 1.1.2 Lựa chọn quần áo phù hợp
- 1.1.3 1.1.3 Tăng cường hệ miễn dịch
- 1.1.4 1.1.4 Chú ý nhiệt độ cơ thể của trẻ
- 1.1.5 1.1.5 Đừng để bé bị mất nước
- 1.1.6 1.1.6 Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
- 1.1.7 1.1.7 Khi cho trẻ ra ngoài trời nắng
- 1.1.8 1.1.8 Dinh dưỡng cho bé mùa hè
- 1.2 1.2 Làm sao để giữ ấm trẻ sơ sinh mùa hè?
- 1.1 1.1 Chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè đúng cách
- 2 2. Kinh nghiệm giữ trẻ mùa hè
- 3 3. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
1. Giữ trẻ mùa hè
1.1 Chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè đúng cách
1.1.1 Chăm sóc cơ thể bé như thế nào
1.1.1.1 Chăm sóc rốn
Cuống rốn là một vết thương hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Môi trường nắng nóng, vi trùng vi khuẩn càng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Vì vậy với các bé mới sinh trong mùa này, việc mẹ cần lưu ý đầu tiên đó là về cách chăm sóc rốn cho bé. Cách vệ sinh rốn cho bé an toàn như sau:
- Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
- Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ
- Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng
- Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.
1.1.1.2 Chăm sóc da
Da của trẻ sơ sinh rất mềm, tổ chức liên kết mô lỏng lẻo nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào khi bé mới sinh. Vào màu hè trẻ dễ mắc các bệnh về da hoặc tệ hơn nữa là bị các vi khuẩn gây nhọt, thủy đậu,…tấn công. Ngoài ra trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi hơn, khiến bé dễ bị cảm lạnh hoặc bị rôm sảy ngứa ngáy. Vì vậy việc chăm sóc da cho bé là một việc rất quan trọng, đòi hỏi mẹ phải tỉ mỉ, chu đáo, quan sát bé hằng ngày để phát hiện những điểm bất thường dù là nhỏ nhất trên da bé. Chăm sóc da vào mùa hè cho bé mẹ chú ý như dưới đây:
- Thường xuyên lau khô mồ hôi ở những vùng da ở cổ, lưng, khủy tay, bẹn, mông giúp bé không bị cảm lạnh hay rôm sảy.
- Sau khi thay tã, nên rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục cho bé, theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công vùng kín của con.
- Mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát, có khả năng thấp hút mồ hôi.
- Cho bé tắm nắng vào buổi sáng khoảng 30 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30.
- Tránh ánh nắng cho da bé vì da bé ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng, cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải (khăn mỏng) trên miếng chắn nắng để trẻ được mát hơn.
1.1.2 Lựa chọn quần áo phù hợp
Bé sơ sinh cần giữ ấm nhưng không nên giữ ấm quá mức, đặc biệt vào thời tiết nắng nóng như mùa hè. Khi lựa chọn quần áo cho trẻ, cần lưu ý những điểm sau:
- Hạn chế quấn em bé vào mùa hè và cũng hạn chế mặc bỉm hoặc tã nếu thấy bé bị hăm ở mông, háng.
- Nên cho trẻ nằm trên chiếu, sẽ mát mẻ hơn so với nằm ngủ trên đệm.
- Nên cho trẻ mặc quần áo ngắn, rộng rãi, thoáng mát, sáng màu và thấm mồ hôi tốt. Nên chọn vải chất liệu cotton, sợi bông là tốt nhất.
- Mỗi ngày thay quần áo nhiều lần để da em bé được sạch sẽ.
- Cơ thể bé cũng toát ra rất nhiều mồ hôi, cha mẹ có thể dùng khăn xô mềm lau người, sau đó thay quần áo mới cho trẻ.
- Ban đêm, trời có thể lạnh xuống, bạn có thể cho bé mặc quần áo dài tay.
1.1.3 Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn đủ tốt nên dễ trở thành mục tiêu tấn công của các loại virus vi khuẩn, trong khi đó điều kiện của mùa hè, là thời điểm vi khuẩn sinh sôi. Mùa hè là mùa của dịch bệnh như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não Nhật Bản, tiêu chảy, bệnh ngoài da,… vì vậy các bé cần được chăm sóc chu đáo hơn để chống lại những bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể bé.
Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, vừa giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tăng khả năng miễn dịch cho bé. Đối với những trẻ không bú mẹ, nên chú ý bổ sung sữa để bé được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng. Còn các trẻ hơn 6 tháng trở lên, mẹ chú ý dinh dưỡng đủ chất và bổ sung vitamin, khoáng chất qua nguồn thực phẩm ăn dặm, hoặc có bổ sung theo chỉ định của bác sỹ khi cần thiết, để tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho con.
1.1.4 Chú ý nhiệt độ cơ thể của trẻ
Khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn rất yếu. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao có thể làm thân nhiệt của bé tăng theo. Vào mùa hè, thân nhiệt của bé thường cao hơn nên mẹ cần kiểm tra, xác định nhiệt độ cơ thể trẻ bằng cách như luồn bàn tay vào bên trong quần áo bé hoặc đặt mu bàn tay lên gáy của bé. Nếu cảm thấy ấm (không nóng, không lạnh) là bình thường. Mẹ không nên sờ chân, tay của con vì chân, tay của trẻ thường hơi lạnh hơn so với các phần khác của cơ thể. Giữ nhiệt độ phòng ở nhiệt độ tối thiểu là 25-26 độ. Nhiệt độ này giúp bé hồi phục thân nhiệt và duy trì thân nhiệt ở mức bình thường.
1.1.5 Đừng để bé bị mất nước
Việc bé ra mồ hôi vào mùa hè là không thể tránh khỏi. Để bù lại số nước đã mất cho bé do toát mồ hôi bạn nên cho bé bú để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, bạn có thể cho bé, nếu là các bé trên 6 tháng, uống thêm nước lọc, nước sôi để nguội để bé đỡ khát nước.
- Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ không cần phải cho trẻ uống thêm nước mà chỉ cần tăng cường cho trẻ bú mẹ, vì thành phần chính của sữa mẹ là nước.
- Trong trường hợp bé đã lớn hơn 8 tháng tuổi, bạn có thể cho con uống nước ép trái cây giàu vitamin và giải khát cho con.
1.1.6 Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Dù thời tiết nắng nóng, mẹ cũng chỉ nên tắm cho trẻ nhiều nhất 1 lần/ ngày. Tắm cho bé quá nhiều sẽ làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên da bé, làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da.
Khi tắm cho bé , bạn chú ý không nên cho bé tắm nước quá lạnh, nhiệt độ lý tưởng nhất là 38 độ C, bằng với nhiệt độ cơ thể bé.Thời gian thích hợp nhất là 10h – 10h 30 và tắm khoảng 10 phút/lần. Trong khi tắm, cần đảm bảo rằng đầu bé luôn được nâng đỡ. Không bao giờ để bé một mình khi tắm dù chỉ một giây. Sau khi tắm xong cũng phải ủ ấm cho trẻ bằng khăn để trẻ không bị lạnh. Các mẹ cũng nên chọn những loại xà phòng dành riêng cho bé tránh cho da bé bị kích ứng cho da.
Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh mùa hè cho trẻ – mẹ nên làm gì?
Cách tắm, vệ sinh và quấn tã cho bé :
- Khi con ra mồ hôi nhiều, mẹ cần dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi tiến hành lau mình cho bé. Nếu mồ hôi tiết ra nhiều mà không được làm sạch, các lỗ chân lông bị tắc thì bé sẽ dễ bị cảm lạnh.
- Vì em bé sơ sinh còn nhỏ, khi tắm cho trẻ cần nhanh, tránh để bé ngâm mình trong nước quá lâu cũng không nên tắm quá nhiều lần. Sau khi tắm xong, cần nhanh chóng lau khô, vệ sinh rốn cho trẻ cẩn thận, đúng cách và quấn tã cho bé nhé.
- Lau rửa kỹ bộ phận sinh dục, vùng mông, bẹn sau khi đi vệ sinh và thay tã thường xuyên cho trẻ.
- Không đóng bỉm cho bé cả ngày mà thỉnh thoảng cần để bé “khỏa thân” khoảng 10-15 phút cho thoải mái.
1.1.7 Khi cho trẻ ra ngoài trời nắng
Các mẹ cẩn thận là cố tránh cho con chịu ánh nắng gay gắt chiếu vào người. Tránh ánh nắng cho da bé vì da bé ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng, cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải (khăn mỏng) trên miếng chắn nắng để trẻ được mát hơn.
1.1.8 Dinh dưỡng cho bé mùa hè
- Bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất, không nên cho bé sơ sinh uống nước, nước ép hay loại chất lỏng khác. Sữa bột, sữa công thức thường dễ bị hư hỏng vào mùa hè do thời tiết nóng ẩm. Do vậy hãy bảo quản sữa theo đúng quy định.
- Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ giải nhiệt cơ thể và có tính mát. Hãy cho trẻ ăn nhiều hơn những nhóm thực phẩm có tính giải nhiêt cao ngay trong bữa ăn hàng ngày như: rau muống, bí, rau giền,….. Chúng giúp mang lại cảm giác mát mẻ và ngon miệng cho trẻ, bên cạnh đó còn cung cấp cho cơ thể trẻ những vitamin cần thiết tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Thường vào mùa nóng chính bản thân chúng ta cũng không muốn ăn quá nhiều, bạn hãy giảm khẩu phần ăn của bé ở bữa chính mà thêm vào đó một bữa phụ, bổ mát như : chè đỗ đen, chè hạt sen, sữa chua, caramen hay váng sữa, sữa chua và các loại trái cây mềm như bơ, chuối, táo,… Tránh ăn quá nhiều một lúc những thực phẩm có tính nóng như : nước ngọt, bánh kẹo, mỡ lợn, xoài, mận, vải, mít, đào,…Hãy đảm thực phẩm tươi ngon và được nấu chín kỹ. Thức ăn cũng dễ bị hư hỏng nếu để ngoài không khí lâu, do đó bạn cũng cần bảo quản nó thật tốt.
1.2 Làm sao để giữ ấm trẻ sơ sinh mùa hè?
Cơ thể của trẻ sơ sinh chưa hoàn toàn phát triển được toàn diện, vấn đề thân nhiệt con cũng chưa thể tự điều chỉnh như người trưởng thành. Thân nhiệt của trẻ sơ sinh có khi cao, cũng có khi thấp hơn người lớn nhưng thường thì thấp hơn. Cho nên việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè rất quan trọng để giúp con tránh bệnh cảm cúm ngay giữa trời hè nóng bức.
1.2.1 Nhiệt độ phòng bao nhiêu là phù hợp cho trẻ sơ sinh?
Nhiệt độ phòng nên giao động từ 22°C đến 30°C tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày. Và mức nhiệt tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé là 26°C. Mức nhiệt độ an toàn khi mẹ và bé mặc quần áo dài tay.
Phòng có nhiệt độ thích hợp và thoáng khí giúp bé ngủ ngon và làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ nhũ nhi SIDS (hiện tượng trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân).
1.2.2 Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa hè hiệu quả
Đối với các mẹ việc cảm thấy bản thân nóng lạnh như thế nào là có thể tự điều chỉnh. Còn với trẻ sơ sinh thì cần sự quan sát tỉ mỉ và chăm sóc đúng cách của mẹ, mới bảo vệ sức khỏe tốt cho con. Các mẹ không nên bao bọc trẻ trong những lớp quần áo dày, chúng sẽ khiến trẻ không ngừng toát mồ hôi, nóng bức và quấy khóc, khó chịu và thậm chí cảm lạnh do ngấm mồ hôi ngược.
Mẹ hãy chăm sóc và giữ ấm cho con của mình bằng những cách sau:
- Không tắm nước lạnh cho trẻ, kể cả lúc đó trời đang rất nóng, nhiệt độ nước thích hợp nhất để tắm cho em bé là 34 – 38 độ C.
- Không tắm cho trẻ vào sáng sớm hoặc tối muộn, dễ khiến trẻ bị cảm lạnh.
- Không tắm cho trẻ ở nơi thoáng mát, nhiều gió, điều này không làm trẻ cảm thấy thoải mái hơn mà có khi lại là tác nhân khiến trẻ bị ốm.
- Nên tắm cho trẻ trong thời gian từ 2 – 3 phút, không tắm quá lâu.
- Sau khi tắm, cần mặc quần áo ngay cho trẻ khi đã lau khô người.
- Không tắm cho trẻ quá 1 lần/ngày, dù thời tiết nắng nóng làm trẻ toát mồ hôi quá nhiều.
- Không để trẻ cởi trần, nó không giúp trẻ mát hơn mà lúc này nếu trẻ toát mồ hôi, gặp gió sẽ rất dễ cảm lạnh.
- Hãy giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè bằng những bộ quần áo mỏng, rộng và thoáng mát.
- Nhiệt độ phòng ở mức 22 – 30 độ C, trong đó mức 26 độ C là tốt nhất với sức khỏe của trẻ.
- Vào ban đêm, đừng quên đắp cho trẻ một chiếc chăn mỏng.
- Thường xuyên dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, thân nhiệt từ 36,5°C – 37,2 độ C (nhiệt độ cặp nách) là mức an toàn.
- Khi đưa trẻ ra ngoài, cần đội mũ và khăn, bao tay chân để trẻ không bị sốc nhiệt.
- Trẻ sẽ mắc các căn bệnh như viêm họng, viêm phế quản ,… nếu điều hòa hay máy quạt phả thẳng vào mặt vào người trẻ.
- Các mẹ nên để một chiếc quạt phun sương trong phòng khi bật điều hòa. Trẻ sẽ ngủ ngon hơn khi phòng được duy trì độ ẩm ở mức hợp lý.
- Trẻ sơ sinh nằm điều hòa hay quạt quá lâu hoặc không đúng cách sẽ dễ bị mất nước, khô da và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây nên các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp.
2. Kinh nghiệm giữ trẻ mùa hè
Giữ trẻ mùa hè là điều mà các mẹ luôn luôn quan tâm. Dưới đây là một số kinh nghiệm giữ trẻ dành cho các mẹ, để chăm con an toàn và khỏe mạnh vào mùa hè.
- Nhiều người nghĩ rằng em bé sơ sinh cần được ủ ấm vì cơ thể của bé rất mỏng manh, dễ bị cảm lạnh. Nhưng trên thực tế thân nhiệt của trẻ sơ sinh luôn cao hơn người lớn trên 1 độ C. Vì thế bạn không cần quấn hoặc ủ bé quá kín trong những chiếc chăn dày cộm.
- Cha mẹ nên thường xuyên lau mồ hôi cho bé.
- Cho bé sơ sinh tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Vì tắm nắng không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh còi xương mà tia cực tím còn giúp tiêu diệt vi khuẩn ngoài da giúp phòng tránh các bệnh viêm nhiễm da cho bé rất tốt.
- Vào mùa hè, các mẹ nên cho trẻ đi bơi. Đi bơi giúp trẻ rèn khả năng vận động mà còn làm tăng dung tích phổi, giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cho đi bơi còn tăng khả năng chống cảm lạnh và bệnh tật cho bé.
- Những em bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng từ 0 – 6 tháng tuổi thường có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn những em bé khác.Vì sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp hệ miễn dịch của bé hoạt động hiệu quả hơn, nhờ đó phòng tránh được nhiều bệnh tật. Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nếu có thể nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi trẻ tròn 24 tháng tuổi.
- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn không cần uống thêm nước. Vì trong sữa mẹ có chứa một lượng nước rất lớn đủ để cung cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên, với những em bé ăn sữa công thức nên cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội giữa mỗi bữa ăn.
- Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường cao hơn người lớn khoảng 1 độ C. Vì thế nếu trẻ có dấu hiệu sốt dưới 37,5 độ C thì cha mẹ không cần quá hoang mang, lo lắng.
- Khi cho trẻ sơ sinh ngủ, mẹ cần phải đặt con ở tư thế nằm ngửa. Vì khi nằm như vậy thực quản sẽ nằm phía dưới khí quản, sữa hay thức ăn sẽ ít có nguy cơ bị trào ngược ra ngoài và sẽ làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh hơn.
3. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Các mẹ biết rằng, khi giữ trẻ sơ sinh thì việc thay tã cho trẻ là việc làm không thể thiếu. Đặc biệt là vào mùa hè, việc thay tã cho trẻ diễn ra thường xuyên hơn và điều này mẹ lại cần phải lưu ý hơn. Để giúp bé thoải mái, khô thoáng trong những ngày hè nóng bức thì các mẹ cần làm những việc sau đây:
- Nếu sử dụng bàn thay tã, mẹ hãy đảm bảo rằng bàn phải chắc chắn, có dây an toàn. Chiếc bàn này phải có nhiều ngăn có thể chứa các đồ cần thiết để thay tã cho trẻ.
- Lưu ý khi thay tã cho bé không bao giờ được quay lưng lại
- Nhẹ nhàng làm sạch da bé trước, trong và sau khi thay
- Đối với bé gái: Lau bộ phận sinh dục từ trước ra sau. Trong 4 tuần đầu tiên khi sinh ở bộ phận sinh dục của các bé sẽ có chất tiết trắng, màu sữa. Đây là điều hết sức bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng khi nhìn thấy hiện tượng này nhé.
- Đối với bé trai: Lau sạch dưới bìu, không tự ý đẩy hoặc kéo bao quy đầu vào dương vật.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè mẹ nên làm gì?
Giữ trẻ mùa hè – đến đây hẳn mẹ nào cũng đã hình dung ra được mình cần và nên làm thế nào rồi phải không! Với những thông tin tương đối đầy đủ từ bài viết này, cùng với những kinh nghiệm hay đã được chia sẻ, mong rằng các mẹ sẽ chăm con chu đáo hơn, hiệu quả hơn nhưng cũng bớt mệt mỏi căng thẳng hơn. Chính sự chu đáo, đúng cách của mẹ sẽ giúp con khỏe mạnh và thoải mái suốt những ngày hè nắng nóng. Blogtretho.edu.vn hy vọng, cũng với các chia sẻ này, thì việc giữ trẻ vào mùa hè, mùa nóng không còn là vấn đề khó khăn với các mẹ nữa. Chúc các mẹ cùng các bé cưng cùng nhau trải qua mùa hè thật tươi vui, mạnh khỏe và nhẹ nhàng nhé.
Chi Lê tổng hợp