Giữ trẻ 6 tháng tuổi – khó khăn mới cho bố mẹ và cách để giúp con phát triển tốt nhất

Rate this post

Giữ trẻ 6 tháng tuổi là một vấn đề rất đáng bàn với mọi gia đình đang chăm con nhỏ giai đoạn sơ sinh. Thời điểm 6 tháng tuổi có thể được xem là bước ngoặt với không ít khó khăn,  mà cả bố mẹ và con phải đối mặt. Vậy những khó khăn đó là gì và làm thế nào để bố mẹ cùng con đi qua giai đoạn này sao cho nhẹ nhàng nhất? Blogtretho.edu.vn mời bố mẹ cùng tham khảo nội dung chi tiết hơn, liên quan đến điều này ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Giữ trẻ 6 tháng tuổi – khó khăn mới cho bố mẹ và cách để giúp con phát triển tốt nhất

1. Trẻ 6 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Trước hết, chúng ta cùng điểm qua những nét chính về sự phát triển của bé ở giai đoạn 6 tháng tuổi, để hình dung rõ hơn về những khó khăn của thời gian này khi chăm sóc và giữ trẻ. 

Trẻ 6 tháng tuổi có thể tự ngồi được, việc lẫy, trườn bé đã thực hiện thuần phục. Khi 6 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu tập bò. Khi bò vùng cơ lưng, cơ vai và tay sẽ được phát triển. Ngoài ra, khi bò bé sẽ phải vận dụng cả mắt, tay, trí não của bé đều phải hoạt động. Nhờ vậy, bé sẽ phát triển trí não, thị giác, và phản xạ tốt hơn trước. 

Khi được 6 tháng tuổi kỹ năng giao tiếp của bé cũng được phát triển hơn. Lúc này bé biết biểu hiện cảm xúc nhiều hơn. Bé có thể cười mỉm và cười phát ra tiếng. Bé thích được trò chuyện và chơi đùa với ba mẹ. Tính tò mò thích khám phá của trẻ cũng phát triển lúc 6 tháng tuổi. Bé sẽ cố gắng lấy đồ vật mình thích và đưa vào miệng để khám phá. Bé cũng rất thích nhìn ngắm và nói chuyện với mình trong gương.

6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng đã tăng lên rất nhiều, hệ tiêu hóa của bé cũng phát triển hơn. Đây là thời điểm thích hợp để cho bé tập ăn dặm vừa để bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ, vừa tạo cơ hội để bé phát triển vị giác, cảm giác, khi làm quen với thực phẩm mới. 

Giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi các mẹ sẽ thấy bé có những phát triển, thay đổi nhiều so với giai đoạn trước. Sự phát triển này rất rõ rệt, vừa là điều vui mừng, nhưng cũng gắn với nhiều khó khăn khi bố mẹ phải chăm bé vất vả hơn. 

Giữ trẻ 6 tháng tuổi – khó khăn mới cho bố mẹ và cách để giúp con phát triển tốt nhất

2. Giữ trẻ từ 6 tháng tuổi và chăm sóc đúng cách để làm nhẹ các khó khăn và giảm áp lực

2.1 Chế độ ăn dặm cho bé

Ăn dặm với trẻ có thể là một trải nghiệm thú vị, song với nhiều cha mẹ đây lại là điều lo lắng thậm chí khổ tâm. Lo lắng vì không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào mới đún. Và, khổ tâm vì không chắc về cách áp dụng của mình liệu có mang lại hiệu quả, cũng như có thực sự bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho con. 

Thực tế, việc cho bé ăn dặm có những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này sẽ giúp bố mẹ cùng con có một khởi đầu cho hành trình ăn dặm thuận lợi và đúng cách. Một số nguyên tắc cơ bản bố mẹ có thể tham khảo áp dụng như:

  • Tập cho bé ăn từ lỏng đến đặc.
  • Tập cho bé ăn từ ít đến nhiều.
  • Tập cho bé ăn các món ngọt trước.
  • Bắt đầu cho bé làm quen với các thực phẩm nghiền nhuyễn, sau đó mới tăng dần độ thô.
  • Luôn ghi nhớ bé ăn dặm là để bổ sung, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ. 
  • Không ép bé ăn thêm nếu bé không muốn ăn hoặc không thích. Hãy cho bé ăn theo nhu cầu và tôn trọng nhu cầu này của bé. 
  • Quan sát bé thích món ăn nào, thực phẩm nào. 
  • Tập cho bé thói quan tập trung lúc ăn. 
  • Luôn kiên nhẫn dành thời gian cho bé tập làm quen và thích ứng được với món ăn mới, vị mới. 
  • Cung cấp cho bé đa dạng món ăn để bé phát triển vị giác. 
  • Luôn lưu ý khi cho bé ăn để tránh trường hợp bé bị hóc, sặc thức ăn.

Ngoài những nguyên tắc này, bố mẹ có thể quan sát kỹ hơn về cá tính trong ăn uống của bé nếu có. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đặc điểm thể chất của con lúc này. Từ đây, chắc chắn bố mẹ sẽ chọn ra được cách xử lý thích hợp nhất trong kế hoạch ăn dặm của con, khiến cho hành trình này với cả con và bố mẹ, trở nên dễ chịu, nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 

2.2 Chăm sóc giấc ngủ của trẻ

6 tháng tuổi các bé không còn khóc đêm nhiều như trước. Tuy nhiên, liên quan đến giấc ngủ, có bố mẹ sẽ lo lắng khi con ngủ ngày không nhiều như trước, có bé ngủ muộn, và ban đêm thì không thức dậy để bú đêm. 

Bố mẹ cần biết rằng, giai đoạn bé từ 6 tháng tuổi, bé có thể ngủ được một giấc dài vào ban đêm. Và nhu cầu ngủ vào ban ngày cũng ít lại còn 2-3 lần ngày. Điều này là bình thường nên bố mẹ hãy yên tâm nhé.

Vào ban ngày các bé thích dùng thời gian để học hỏi và vận động hơn. Do đó, hãy dành thời gian ban ngày cho bé vui chơi vận động. Đồng thời, bảo đảm điều kiện và môi trường tốt nhất cho giấc ngủ của bé vào ban đêm. Hạy tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ, giảm bú đêm. Nhờ đó, con không chỉ ngủ ngon hơn, mà còn phát triển tốt hơn nhờ chất lượng giấc ngủ ban đêm. 

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Giữ trẻ 6 tháng tuổi – khó khăn mới cho bố mẹ và cách để giúp con phát triển tốt nhất

2.3 Chăm sóc vệ sinh răng miệng

Đây là một trong những yếu tố bị nhiều bố mẹ lơ là nhất. Nhiều trường hợp, răng con chưa mọc xong đã xuất hiện chấm đen hoặc bị mòn men răng ngay cả trước khi chiếc răng mọc hoàn chỉnh. 

Thông thường 6 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu mọc những cái răng đầu tiên (cũng có trẻ mọc sớm hơn hoặc trễ hơn). Khi bé bắt đầu mọc răng ba mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng ngày 2 lần. Và cho bé uống thêm nước sau mỗi lần uống sữa để làm sạch răng miệng cho trẻ nhé.

Như vậy, kể từ khi con nhú chiếc răng đầu tiên, bố mẹ đã cần phải chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho con rồi, hạn chế dần việc bú đêm để bảo đảm sức khỏe răng miệng cho bé. 

2.4 Chơi cùng với trẻ

Có thể ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bố mẹ vẫn cho rằng con chưa biết gì nhiều. Thực tế, 6 tháng tuổi, bé đã có sự phát triển đột phá so với giai đoạn trước đó về mọi khía cạnh từ thị giác, vị giác,…đến cảm xúc. 

Giai đoạn này trẻ rất thích được giao tiếp với mọi người đặc biệt là bố mẹ. Trẻ thích được nhìn ngắm mình trong gương và thích nhìn những đồ vật nhiều màu sắc. Vì vậy, bố mẹ có thể trang trí phòng của bé hoặc nơi bé chơi bằng những món đồ chơi có màu sắc đẹp mắt. Nên chọn những món đồ chơi an toàn cho bé nhé. Bố mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện và chơi đùa cùng bé nhiều hơn, để bé có thể cảm nhận được tình cảm yêu thương từ bố mẹ.

Giữ trẻ 6 tháng tuổi – khó khăn mới cho bố mẹ và cách để giúp con phát triển tốt nhất

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc sau phá thai như thế nào để không bị ảnh hưởng sức khỏe?

Trẻ 6 tháng tuổi cũng thích khám phá và tò mò rất nhiều. Do đó bố mẹ nên chú ý giữ an toàn cho trẻ, luôn để mắt đến trẻ dù là khi ở nhà hay khi ra ngoài.

Giữ trẻ 6 tháng tuổi có thể là một việc không đơn giản như chúng ta nghĩ. Tuy nhiên, nắm được cốt lõi vấn đề và những lưu ý cơ bản, chắc chắn thời gian này sẽ trở nên rất tuyệt vời với cả bố mẹ và con. Việc chăm sóc con cái là một hành trình dài và mỗi giai đoạn của trẻ đều cần được chăm sóc khác nhau. Vì vậy ba mẹ cũng đừng ngần ngại học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm liên quan cần thiết, để chăm sóc con trẻ tốt hơn. Blogtretho.edu.vn cũng hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích ba mẹ phần nào, trong việc chăm sóc và giữ trẻ từ 6 tháng tuổi tốt hơn.

Thanh Ngân tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *