Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh rất khác nhau tùy vào độ tuổi của trẻ. Trẻ mới sinh dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ nhưng giấc ngủ lại khá ngắn. Khi trẻ lớn hơn, tổng thời gian ngủ trong ngày sẽ giảm đi nhưng thời gian ngủ ban đêm lại tăng lên.
Bạn đang đọc: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Contents
1. Trẻ sơ sinh có nhu cầu về giấc ngủ như thế nào
Nhìn chung, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8-9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm, nhưng giấc ngủ của trẻ kéo dài liên tục không quá 1-2 tiếng một lần. Hầu hết không có bé sơ sinh nào ngủ xuyên đêm (6-8 tiếng) mà không thức dậy một vài lần, cho đến khi bé được 3 tháng tuổi (hoặc bé được 5-6 kg). 2/3 số trẻ sơ sinh có thể ngủ xuyên đêm khi bé được 6 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh có chu kì ngủ khác với người lớn. Hầu hết thời gian ngủ của bé đều ở giai đoạn ngủ nông, hay ngủ động và chu kì ngủ thường ngắn. Bảng sau sẽ thể hiện thời gian ngủ cần thiết cho trẻ từ sơ sinh tới 2 tuổi:
Độ tuổi Tổng thời gian ngủ Tổng thời gian ngủ ban đêm Tổng thời gian ngủ ban ngày Sơ sinh 16 tiếng 8-9 tiếng 8 tiếng 1 tháng tuổi 15.5 tiếng 8-9 tiếng 7 tiếng 3 tháng tuổi 15 tiếng 9-10 tiếng 4-5 tiếng 6 tháng tuổi 14 tiếng 10 tiếng 4 tiếng 9 tháng tuổi 14 tiếng 11 tiếng 3 tiếng 1 tuổi 14 tiếng 11 tiếng 3 tiếng 1.5 tuổi 13.5 tiếng 11 tiếng 2.5 tiếng 2 tuổi 13 tiếng 11 tiếng 2 tiếng
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề về giấc ngủ
Nói về giấc ngủ của trẻ , khi bé có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm (thường từ 6 tháng tuổi), rất nhiều ba mẹ thường lo lắng khi thấy bé vẫn tỉnh dậy giữa giấc ngủ. Tuy nhiên đây là biểu hiện thông thường trong quá trình phát triển của bé, được gọi là sự lo lắng về sự ngăn cách, vì bé chưa hiểu được sự tách rời (khi ngủ dài) chỉ là tạm thời. Bé cũng có thể gặp khó khăn khi đi ngủ vì lo lắng, bị kích động quá mức hay quá mệt mỏi.
Biểu hiện của bé khi thức dậy giữa giấc ngủ hoặc gặp khó khăn khi ngủ có thể bao gồm những điều sau:
- Bé thức và khóc 1 hoặc vài lần vào ban đêm sau khi đã ngủ xuyên đêm trước đó.
- Bé khóc khi mẹ rời khỏi phòng
- Bé từ chối đi ngủ nếu không có ba mẹ ở gần
- Bám ba mẹ khi bị tách rời
Các vấn đề về giấc ngủ của bé cũng có thể xuất hiện khi bé bị ốm, vì vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu thấy bé có biểu hiện khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều, đặc biệt nếu đó là biểu hiện khác lạ của con.
3. Dấu hiệu buồn ngủ của bé
Bé có thể có các dấu hiệu sau khi buồn ngủ:
- Dụi mắt
- Ngáp
- Nhìn xa xăm, lơ mơ
- Quấy khóc , gắt gỏng
Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, mẹ có thể dỗ bé và giúp bé tự ngủ cũng như dỗ dành bé khi bé dậy.
Tìm hiểu thêm: Cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cho mẹ
4. Giúp bé đi vào giấc ngủ
Trẻ sơ sinh thường không tự thiết lập được lịch ngủ và thức. Và một điều đáng ngạc nhiên là, không phải bé nào cũng có thể tự đưa mình vào giấc ngủ hoặc tự ngủ lại sau khi bị giật mình dậy vào ban đêm.
Khi đến giờ ngủ ba mẹ thường có xu hướng đu đưa bé, cho bé bú để giúp bé dễ ngủ. Việc thiết lập thói quen khi ngủ cho bé là một ý tưởng hay. Tuy nhiên mẹ cần chắc chắn không để bé ngủ trên tay mình, hành động này có thể trở thành thông lệ và bé sẽ mong đợi nằm trong vòng tay mẹ để có thể ngủ. Và nếu bé bị tỉnh dậy bất chợt trong đêm bé có thể không tự ngủ lại được.
Những bé cảm nhận được sự an toàn sẽ tiếp nhận sự tách rời (với ba, mẹ hoặc người chăm sóc…) tốt hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Sự âu yếm vỗ về của mẹ trong ngày sẽ giúp bé thấy an toàn hơn và dễ ngủ xuyên đêm hơn. Mẹ cũng có thể áp dụng thêm một số phương pháp để hỗ trợ cho giấc ngủ của bé:
- Cho bé ngủ ngày theo nhu cầu và độ tuổi của bé.
- Tránh các kích thích và hoạt động sát giờ ngủ của bé.
- Thiết lập thói quen đi ngủ cho bé như tắm, nghe nhạc, đu đưa bé…
>>>>>Xem thêm: Ăn gì sau sinh – những chia sẻ rất hữu ích cho kế hoạch ăn uống của bạn
- Mở nhạc nhẹ khi bé buồn ngủ.
- Đưa cho bé một vật chuyển tiếp như một chiếc chăn nhỏ hoặc đồ chơi mềm cho bé mang đi ngủ, tuy nhiên phải đảm bảo bé đã đủ lớn (đã lật và ngồi được) để tránh nguy cơ ngạt thở cho bé.
- Đưa bé vào giường khi bé buồn ngủ nhưng trước khi bé ngủ.
- Vỗ về và trấn an bé khi bé sợ.
- Nếu bé bị giật mình dậy vào ban đêm, hãy vỗ về bé nhẹ nhàng nhưng tránh mang bé ra khỏi giường.
- Nếu bé khóc, hãy đợi vài phút rồi hãy dỗ bé.
- Mẹ hãy nhất quán đối với thói quen và phản ứng của mình với bé.
Theo Standforf Children’s Health
Lily Nguyễn lược dịch