Đau bụng khi mang thai là một biểu hiện nguy hiểm bởi nó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Do đó, m
Bạn đang đọc: Đừng xem thường chứng đau bụng khi mang thai
ẹ bầu nên cẩn thận theo dõi trong thai kỳ và đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra.
Nguyên nhân gây đau bụng thường là do
Chửa ngoài dạ con
Nếu mẹ bầu nằm trong trường hợp này sẽ cảm thấy đau bụng dưới. Chửa ngoài dạ con có thể gây ra nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và bé nếu không được xử lý kịp thời.
Đau bụng khi mang thai là một dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm
Biểu hiện của bệnh lý này là mẹ bầu cảm thấy rất đau đớn hoặc là đau từng cơn kéo dài và lặp lại nhiều lần. Ngoài ra mẹ bầu cũng sẽ nôn mửa và chảy máu âm đạo bất thường…
Khi phát hiện có dấu hiệu đầu tiên, hãy nhập viện ngay để được chăm sóc và hỗ trợ.
Đau bụng do sẩy thai
Trước khi thai nhi bước qua tháng thứ 8, nếu mẹ bầu thấy đau bụng cùng với đau lưng và xuất huyết âm đạo… thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị sẩy thai. Các dấu hiệu sau đó có thể nhận thấy là xuất huyết âm đạo ngày càng nhiều và máu có dạng vón cục, đau bụng cũng trở nên dữ dội hơn.
Đau bụng do sinh non
Bé được sinh ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 đến 36 của thai kỳ gọi là sinh non.
Lúc này mẹ sẽ có các triệu chứng như: Xuất hiện các cơn co thắt ngắn khoảng 30 giây và đều đặn 5-10 phút/lần.
Chảy máu âm đạo hay vỡ ối, đau lưng, chuột rút… Đặc biệt mẹ bầu có cảm giác áp lục ở vùng xương chậu và cảm thấy đau bụng.
Đau bụng do nhau thai bị gãy
Một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng cho mẹ bầu là do nhau thai bị gãy. Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm và cần được y bác sĩ can thiệp ngay lập tức.
Do đó, khi thấy bị ra máu, đau rát khi đi tiểu và xuất hiện các cơn co thắt liên tục gây đau ở vùng bụng thì mẹ nên liên lạc ngay với bác sĩ sản khoa của mình.
Tìm hiểu thêm: Tác động của dụng cụ trợ sinh đối với mẹ và bé trong sinh thường
Khi bị đau bụng, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được chăm sóc tốt nhất.
Đau bụng đo nhiễm khuẩn đường tiểu
Nhiễm khuẩn đường tiểu cũng gây ra triệu chứng đau bụng. Ngoài ra mẹ bầu còn có thể cảm thấy đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi, màu đục và lẫn với máu… khi bị nhiễm khuẩn đường tiểu. Bệnh có thể ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi, do đó mẹ bầu cần đi khám và điều trị sớm.
Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, thì đau bụng trong thai kỳ có thể là do mẹ bầu ngộ độc thực phẩm, táo bón hay bị căng dây chằng, đau dạ dày hay là bị rối loạn tiêu hóa…
Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì thì ảnh hưởng của nó cũng nghiêm trọng đối với cả mẹ và bé, vì vậy mẹ bầu không được chủ quan.
Ứng phó với chứng đau bụng trong thai kỳ
>>>>>Xem thêm: Cách làm những món ăn trị bệnh cho mẹ bầu từ cải bó xôi
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý và chú ý đến những dầu hiệu sức khỏe của cơ thể.
– Đến bác sĩ để được chuẩn khám và kê đơn thuốc là điều tiên quyết mẹ bầu cần phải làm. Không được tự ý uống thuốc, cũng không nên trì hoãn việc khám bệnh.
– Cẩn thận ăn uống để tránh bị đau bụng do các nguyên nhân từ bên ngoài.
– Nên kiêng sinh hoạt vợ chồng giai đoạn đầu để giảm nguy cơ gây ra đau bụng là các cơn co thắt gia tăng khi giao hợp.
– Nên nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên để ý, theo dõi tình trạng của cơ thể.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)