90% thai phụ sẽ bị nôn ói trong những tháng đầu của thai kỳ. Đây là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của chứng ốm nghén.
Bạn đang đọc: Dùng thuốc chống nôn cho bà bầu, dù nghén đến mấy cũng không nên sử dụng
Tuy nhiên, một số trường hợp bà bầu bị nôn ói nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thì thuốc chống nôn cho bà bầu liệu có phải là giải pháp? Dưới đây là những thông tin mẹ cần biết nhé.
Những vấn dề cần biết về thuốc chống nôn cho bà bầu
Trong một số trường hợp nôn ói nặng bác sĩ có thể kê một số thuốc chống nôn cho bà bầu thuộc nhóm kháng sinh histamine hoặc domperidon, metoclopramid. Các loại thuốc chống nôn phổ biến là: Metoclopraimid (primperan), promethazin, prochlorperazin, chlorpromazine.
Chưa có nghiên cứu chính thức về tác hại của các loại thuốc này đối với thai kỳ nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng ít nhiều đến bé.
Đặc biệt trong trường hợp nếu mẹ bị bệnh dạ dày, viêm tụy, viêm ruột thừa thì thuốc còn gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.
Trong lịch sử thuốc chống nôn cho bà bầu, thalidomide là một thảm họa và đã bị cấm dùng từ năm 1950 nhưng vẫn còn để lại di chứng rất nhiều năm sau đó. Thalidomide được tung ra thị trường những năm 1950 và được thai phụ trên 46 quốc gia tin dùng để chống nôn ói. Tỉ lệ dị tật thai nhi sau đó tăng lên nhanh chóng và nguyên nhân được xác định là do loại thuốc này gây ra. Đã có khoảng 10.000 ca dị tật thau nhi do phơi nhiễm thalidomide.
Do đó, việc sử dụng thuốc chống nôn cho bà bầu cần có sự chỉ định từ bác sĩ. Trong trường hợp tốt nhất mẹ bầu không nên sử dụng các loại thuốc này để phòng ngừa rủi ro.
Vitamin B6 – “thuốc” an toàn nhất
Để chống lại triệu chứng nôn ói mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, dùng đồ ăn vừa đủ ấm, không quá nóng hay lạnh và hạn chế các loại gia vị.
Tìm hiểu thêm: 7 lý do tại sao ngày càng nhiều bà bầu chọn phương pháp sinh mổ
Đồng thời mẹ có thể bổ sung vitamin B6. Loại vitamin này là dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ và đồng thời các quan sát cho thấy chúng có tác dụng tích cực đối với các cơn nôn ói của mẹ.
Mỗi ngày mẹ có thể bổ sung 2-10mg B6. Tránh bổ sung quá nhiều sẽ gây mệt mỏi thần kinh.
Loại vitamin này có trong các thực phẩm tự nhiên như: Ngũ cốc, trứng, đậu, các loại hạt, quả bơ.
Chống nôn bằng thảo dược
Ngoài ra mẹ cũng nên dùng các loại thảo dược để chống lại cơn buồn nôn.
Gừng: Gừng làm giảm co thắt dạ dày, tăng nhu động ruột và từ đó giảm nôn hay buồn nôn. Nhấm nháp một chút gừng khi muốn nôn ói giúp mẹ chặn đứng triệu chứng đấy.
Chanh: Tinh dầu chanh sẽ giúp mẹ lấy lại thăng bằng. Nhấm nháp chút vỏ chanh hay uống một ly nước lọc với vài lát chanh cũng có hiệu quả đấy.
>>>>>Xem thêm: Vắt sữa non trong thai kỳ: Hại nhiều hơn lợi!
Quả me: Trong quả me có 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid. Hai chất này giúp giảm chứng nôn ói, chán ăn. Mẹ có thể dùng nước me nấu hay là nhấm nháp chút mẹ tươi nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)