Đốt dây rốn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh?

Rate this post

Mới đây các bà mẹ Tây đang nở rộ trào lưu cắt dây rốn cho con bằng cách đốt dưới ngọn lửa. Đây là phương pháp không phải quá mới mẻ, đã tồn tại hàng trăm năm nhưng dường như rất ít người áp dụng và thời gian gần đây dường như đang gây “sốt” trở lại.

Bạn đang đọc: Đốt dây rốn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh?

Tại sao phải chăm sóc dây rốn?

Đốt dây rốn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh?

Sau khi bé chào đời, dây rốn sẽ được kẹp và cắt tạo thành một góc cuống rốn trên bụng bé. Thông thường cuống rốn sẽ tự khô dần và rụng đi trong khoảng 10 – 21 ngày, nhưng việc chăm sóc cuống rốn rất cần thiết vì nếu chăm sóc không đúng cách rốn có thể bị:

– Nhiễm trùng cuống rốn: đỏ, nóng, sưng, nhiều dịch tiết ra quanh chân rốn, mùi hôi.

– U hạt rốn: Chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không sưng, nóng đỏ, trẻ không sốt.

– Rỉ máu rốn kéo dài: nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu.

– Viêm màng não mủ, vàng da và sốt cao ở trẻ.

Đốt dây rốn – phương pháp phổ biến của các bà mẹ Tây

Mới đây trong lần sinh em bé thứ 5, bà mẹ Lacey Barratt (người Úc) đã dùng phương pháp này để cắt dây rốn cho con dưới sự hỗ trợ của đứa con lớn. Chị cũng muốn ghi lại những hình ảnh sinh con đặc biệt này để làm kỷ niệm nên đã nhờ một nhiếp ảnh gia chụp lại.

Dường như trải qua nhiều lần sinh nở nên chị Lacey Barratt rất bình tĩnh trong ca sinh thường tại nhà. Sau khi sinh chỉ vài phút, gia đình chị gồm chồng và các con cùng tụ tập lại và thực hiện nghi thức đốt dây rốn cho con mới sinh. Theo bà mẹ này thì đây là nghi thức quan trọng nên chị muốn cả gia đình cùng có mặt.

“Để các con có thêm sự gắn kết với em bé mới ra đời, tôi đã cho các bé cùng tham gia nghi thức này. Tuy nhiên lúc đó 2 em bé khác đã ngủ, chỉ có bé Sam là tham gia vào toàn bộ ca sinh của tôi.”, bà mẹ 5 con nói.

Chị cũng cho biết thêm: “Việc tích hợp yếu tố cuối cùng là lửa vào ca sinh là rất quan trọng với tôi. Như vậy con đã được trải qua đầy đủ cả 4 yếu tố: nước (bể sinh và vòi hoa sen), đất (sinh nở), gió (hơi thở đầu tiên của con) và lửa (đốt dây rốn).”

Những gia đình áp dụng cách cắt dây rốn cho con bằng việc đốt dưới ngọn lửa cho rằng đây là phương pháp an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu sau sinh.

Chuyên gia nói gì về phương pháp đốt dây rốn cho trẻ

Tìm hiểu thêm: Bàn chân em bé bị lạnh nói lên điều gì và lưu ý dành cho bố mẹ

Đốt dây rốn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh?

>>>>>Xem thêm: Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và cách bảo vệ con yêu khỏi dịch bệnh này

Nói về phương pháp này, tiến sĩ Iffath Hoskins đến từ Trung tâm y tế Langone thuộc Đại học Neww York giải thích, đốt dây rốn từng được cho là có thể tiệt trùng mô và làm chai cứng các mạch máu, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng của trẻ sau sinh. Tuy nhiên, các biện pháp hiện đại đã khiến cho cách làm này không còn cần thiết nữa.

Bà Hoskins cho rằng, không có lí do gì để phải cắt dây rốn bằng cách đốt, nếu không cẩn thận có thể khiến trẻ bị bỏng và nhiều nguy cơ liên quan.

Còn rất nhiều tranh cãi liên quan tới phương pháp đốt dây rốn trẻ sơ sinh. Bởi vậy cha mẹ Việt cần tìm hiểu kỹ lưỡng phương pháp này trước khi quyết định áp dụng.

Lưu ý khi chăm sóc cuống rốn cho bé

Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên.

Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh luôn là một hành động quan trọng của việc chăm sóc cơ thể trẻ mà bạn không nên bỏ qua sau khi sinh. Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên. Nếu không lưu ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, xả chất lỏng có mùi trắng…

– Luôn giữ rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.

– Luôn luôn rửa tay trước khi chăm sóc rốn của trẻ. Việc chưa rửa tay của bạn có thể mang tới những vi trùng có hại xâm nhập vào rốn của trẻ đấy.

– Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn. Mỗi khi bạn thay một tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và lưu thông không khí.

– Để giữ cho cuống rốn khô bạn có thể phải khá cẩn trọng khi tắm cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không ngâm cuống rốn của trẻ trong khi tắm cho đến khi cuống rốn đã rụng và khô.

– Làm sạch vùng bụng và vùng rốn của trẻ ít nhất một lần/ ngày. Để làm sạch nhẹ nhàng vùng rốn của trẻ, bạn nên sử dụng tăm bông được nhúng vào nước lạnh đun sôi và nhẹ nhàng vỗ nhẹ khu vực này. Điều này sẽ giúp rốn khô nhanh chóng và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng.

– Đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh rốn với một miếng gạc sau khi làm sạch rốn. Bạn tuyệt đối tránh sử dụng bông gòn vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, gây các biến chứng khác cho rốn.

– Không sử dụng nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.

– Khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.

– Khi bị rơi rụng, một số rốn của trẻ có hiện tượng chảy máu. Điều này khiến cha mẹ trẻ không khỏi lo lắng nhưng đôi khi đây là hiện tượng bình thường. Nó có thể mất 5-10 ngày để chữa trị và chăm sóc cho khu vực này sau khi rốn đã rụng.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *