Đau lưng khi mang thai dù là ở 3 tháng đầu cũng là triệu chứng hết sức bình thường. Có đến 80% thai phụ gặp phải tình trạng đau lưng trong thai kỳ. Thế nên, nếu có đau lưng, mẹ không cần phải lo lắng quá nhé! Việc tử cung và bụng to chèn lên cột sống khiến các cơ cột sống giãn ra chắc chắn sẽ gây đau lưng. Tình trạng này chỉ gây khó khăn cho mẹ trong việc đi lại và sinh hoạt thường ngày, chứ hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Bạn đang đọc: Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu mẹ cần chú ý những gì?
Đau lưng là hiện tượng mẹ bầu phải trải qua, dù mới ở 3 tháng đầu thai kỳ đi chăng nữa. Mẹ cũng đừng quá lo lắng, Blogtretho.edu.vn sẽ chia sẻ với mẹ một số lời khuyên cũng như cách điều trị đau lưng hiệu quả các mẹ không nên bỏ qua nhé.
Contents
1. Các kiểu đau mỏi lưng khi mang thai
Trong quá trình mang thai, mẹ sẽ gặp rất nhiều kiểu đau mỏi lưng và cơ thể vì sự thay đổi theo từng tháng khi thai nhi lớn dần lên. Những trường hợp mà mẹ thường gặp nhất là:
- Đau thắt lưng: đau ở các đốt xương sống ngang thắt lưng (phần dưới của lưng). Đây có thể là nguyên nhân từ trước khi mẹ mang thai đã từng có thời gian bị đau ở phần eo và có xu hướng mạnh hơn và cuối thai kỳ.
- Đau xương chậu: đau vùng đệm ở mặt sau xương chậu. Kiểu đau này phổ biến hơn ở bà bầu trong suốt quá trình mang thai. Thông thường mẹ sẽ cảm thấy đau sâu bên trong mông, ở một hay cả hai mông hoặc mặt sau đùi. Cơn đau xuất hiện sai khi đi bộ, leo cầu thang, lăn mình trên giường, vặn mình…
2. Đau lưng khi mang thai là do đâu?
Khi mang thai, hormone relaxin được tiết ra với mục đích giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Sự gia tăng hormone này làm dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn. Thay đổi này làm suy giảm chức năng năng đỡ của xương chậu và đau lưng là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, khi mẹ đau lưng do nhiều yếu tố bên ngoài khác như:
- Tăng cân nhẹ : trong tháng đầu của thai kỳ, nhất là ở tuần thứ 4, mẹ sẽ có hiện tượng tăng cân nhẹ. Việc tăng trọng lượng cơ thể sẽ tạo sức ép khiến lưng phải chống đỡ nặng hơn, dẫn đến đau.
- Ngồi làm việc và nghỉ ngơi sai tư thế : tháng đầu của thai kỳ đa số chị em sẽ không biết mình mang thai, do đó, chưa có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Ngồi quá lâu trong lúc làm việc hay ngủ không đúng tư thế khiến cơ lưng bị mỏi gây đau.
- Stress : nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng stress tác động làm căng cơ lưng dẫn đến đau lưng khi mang thai. Tâm trạng chung của chị em khi biết mình mang thai thường là vui, buồn đan xen chút lo lắng, sợ hãi kèm theo những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, buồn nôn, khó chịu… trong người càng làm gia tăng những cơn đau lưng không mong muốn.
- Động thai : ra huyết nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng là những triệu chứng của động thai. Vậy nên nếu thai phụ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
3. Mẹo dân gian giúp trị đau lưng 3 tháng đầu hiệu quả
3.1 Sử dụng lá ngải cứu
Lá ngải cứu rửa sạch, trộn đều với muối hạt. Rang nóng hỗn hợp khoảng 5 phút, bọc lại bằng khăn mỏng hoặc túi vải. Chườm vào chổ bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mẹ kiên trì 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu tắm nắng sẽ giảm rủi ro thai nhi mắc bệnh đa xơ cứng
3.2 Dùng rượu gừng
Gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với 2 ly rượu trắng để 3 ngày là có thể dùng được. Thoa rượu gừng vào mỗi tối ở những chổ bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.
3.3 Sử dụng lá ớt
Lá ớt rửa sạch, giã nát, rang nóng. Tiếp tục thêm rượu trắng rang khô. cho hỗn hợp này vào túi vải chườm lên phần lưng bị đau, thoa đi thoa lại nhiều lần làm liên tục chỉ trong 2 tuần sẽ bớt đau lưng.
Ngoài ra:
Bà bầu cần phải bổ sung nhiều dưỡng chất như: sắt, canxi…vừa tốt cho thai nhi lại vừa giúp mẹ tránh bị đau lưng.
Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế và nên thường xuyên vận động nhẹ như bơi lội, tập yoga, đi bộ. Luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.
4. Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ
Đau lưng khi mang thai có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ cho tới cực kỳ nghiêm trọng. Cùng với biện pháp giúp giảm đau lưng từ những tháng đầu, mẹ cũng cần lưu ý một số việc làm sau để tránh cơn đau lặp lại nhiều lần:
- Không mang các vật nặng. Ở trường hợp buộc phải mang bất kỳ vật gì nặng, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống như thông thường cũng như hạn chế vặn người.
- Đứng, ngồi đúng tư thế: tư thế đứng thẳng sao cho lưng và đầu thẳng hàng chạm vào tường. Nếu ngồi nên đặt gối nhỏ phía sau thắt lưng hoặc ngồi trên gối lõm hay gối có hình chữ D.
- Kiểm soát cân nặng, đảm bảo không tăng quá 10 -12 kg trong suốt thai kỳ.
- Thay những đôi giày cao gót bằng những đôi giày thấp, vừa chân đi lại thoải mái.
- Khi ngủ, mẹ nên nằm ngủ nghiêng sang bên trái hoặc bên phải, thay đổi tư thế sao cho thoải mái nhất. Mẹ lưu ý không nên ngủ bằng tư thế nằm ngửa. Hãy đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối và một chiếc gối mỏng dưới phần thắt lưng, phần eo sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.
>>>>>Xem thêm: Chỉ ra những điều bà bầu cần biết trong hành trình 9 tháng thai nghén
Có thể nói rằng, đau lưng khi mang thai là hiện tượng không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ở 3 tháng đầu thai kỳ tình trạng đau lưng vẫn còn nhẹ. Dù vậy, đến những tháng tiếp theo, nhất là những tháng cuối của thai kỳ thì tình trạng đau lưng có thể kéo dài và tăng lên đáng kể. Do đó, ngay từ đầu, mẹ đã nên thực hiện theo những cách chỉ dẫn trên, nhằm đảm bảo một cơ lưng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé.
Bùi Phường tổng hợp