Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là việc các mẹ bầu rất nên quan tâm, vì tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy những dấu hiệu đó là gì, nguyên nhân và điều trị như thế nào để đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Contents
1. Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường là căn bệnh mà cơ thể không thể kiểm soát được lượng đường trong máu do không có đủ isulin. Khi mang thai, nhau thai sản xuất ra các nội tiết tố thai kỳ giúp thai nhi phát triển, nhưng trong một số trường hợp nó cũng có thể gây rối loạn chuyển hóa isulin, làm cho lượng đường vào máu không được kiểm soát, gây tiểu đường thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra.
Tiểu đường thai kỳ thường phát triển trong nửa cuối của thai kỳ. Dấu hiệu của căn bệnh này khá khó nhận biết do dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu mang thai . Đến khi bạn kiểm tra nước tiểu hoặc lượng đường huyết vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ sẽ xác định được chính xác bạn có bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường hay không. Một số phụ nữ có thể có các biểu hiện như:
- Thường xuyên khát nước, thức giữa đêm để uống nhiều nước
- Đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu nhiều hơn so với nhu cầu của phụ nữ mang thai bình thường
- Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể dùng thuốc điều trị thông thường
- Vết thương khó lành
- Sụt cân, mệt mỏi
Những biểu hiện trên tương tự như biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1 và 2. Tuy tiểu đường thai kỳ có thể chấm dứt sau khi em bé chào đời, nhưng trong nhiều trường hợp, nó sẽ phát triển thành tiểu đường type 2 trong 5-10 năm sau sinh.
2. Theo dõi và điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào
Dù bạn đang cố gắng để mang thai hay đã có thai thì việc điều trị tiểu đường rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và em bé.
Bạn hãy thực hiện những việc sau để theo dõi lượng đường huyết của mình:
- Hãy thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi lượng đường huyết và được tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe cũng như kiểm soát lượng đường trong máu.
- Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn lành mạnh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn cả trước và sau khi thụ thai.
- Hãy báo cho bác sỹ sản khoa biết bất kỳ loại thuốc tiểu đường nào bạn đang dùng, hoặc bất cứ tình trạng sức khỏe nào khác để được chỉ định những loại thuốc an toàn nhất cho thai kỳ.
- Hãy đặt lịch hẹn với những bác sỹ, chuyên gia có chuyên khoa về điều trị cho phụ nữ mang thai có nguy cơ cao, bác sỹ nội tiết điều trị cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường và các tình trạng sức khỏe nguy cấp khác trong thai kỳ. Việc này sẽ giúp bạn chủ động hơn nếu có bất kỳ vấn đề nguy hiểm nào về sức khỏe có thể phát sinh trong thai kỳ.
- Hãy duy trì hoạt động thể chất để hạn chế các vấn đề về sức khỏe và có thể trạng tốt nhất cho việc mang thai và sinh nở.
Chúng ta cùng xem thêm một số tình trạng liên quan đến tiểu đường như dưới đây nhé.
3. Hạ đường huyết và tăng đường huyết là gì và nó ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào
Hạ đường huyết và tăng đường huyết đều phổ biến ở phụ nữ đã từng mắc bệnh tiểu đường.
3.1. Hạ đường huyết
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá thấp, cơ thể bạn không thể tổng hợp được mức năng lượng cần thiết. Tình trạng này có thể có những biểu hiện như:
- Mờ mắt
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Sự thay đổi tâm trạng thất thường
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường huyết gồm:
- Bỏ bữa hoặc quá bữa
- Khẩu phần ăn quá ít
- Hoạt động thể chất quá mức
Thông thường, hạ đường huyết có thể được điều trị bằng cách ăn hoặc uống món gì đó nhiều đường như nước cam, nước đường để phục hồi lượng đường huyết một cách kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Con sinh ra sẽ giống ai từ mắt, mũi, tóc, màu da cho đến tính cách?
3.2. Tăng đường huyết
Tăng đường huyết là khi cơ thể bạn không đủ isulin hoặc lượng iuslin được sử dụng không chính xác, làm cho lượng đường vào máu tăng lên không kiểm soát.
Tình trạng này thường gồm các biểu hiện:
- Bạn luôn khát
- Giảm cân đột ngột
- Thường xuyên đi tiểu
Nguyên nhân dẫn đến tăng đường huyết có thể gồm:
- Cơ thể bạn mất cân bằng trong việc tiêu thụ thực phẩm
- Bạn gặp vấn đề về việc sử dụng isulin
- Bạn bị căng thẳng
- Bạn bị một căn bệnh nào đó
- Bạn thiếu vận động thể chất
Tăng đường huyết được điều trị bằng cách điều chỉnh lượng isulin cho phù hợp với nhu cầu cơ thể để ổn định lượng đường huyết.
4. Nguy cơ của tiểu đường thai kỳ là gì
4.1. Đối với mẹ bầu
Tiểu đường thai kỳ khá nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu. Những nguy cơ có thể xảy ra gồm:
- Huyết áp cao và tiền sản giật
- Băng huyết sau sinh
- Do thai lớn nên có thể sinh khó hoặc bị chấn thương khi sinh. Một số trường hợp có thể được chỉ định sinh mổ
- Nếu bạn bị tiểu đường trong lần đầu mang thai, thì nguy cơ tái phát khá cao trong lần mang thai tiếp theo, cũng như khả năng tiến triển thành tiểu đường type 2 khi lớn tuổi.
4.2. Đối với thai nhi
Không chỉ mẹ mà em bé cũng có nguy cơ gặp phải những tình trạng sau:
- Em bé thừa cân: Khi mẹ bị tiểu đường, lượng đường dư thừa trong máu mẹ có thể thông qua nhau thai và truyền qua thai nhi, khiến cho thai nhi tăng tiết isulin để chuyển hóa đường thành năng lượng, nên có thể phát triển quá mức. Thai nhi quá lớn có thể bị chèn ép trong tử cung dẫn đến chấn thương hoặc bị ảnh hưởng về thần kinh trong quá trình chào đời. Ngoài ra bé còn có nguy cơ bị béo phì và tiểu đường type 2 khi trưởng thành.
- Hạ đường huyết hay lượng đường trong máu thấp: Sau khi sinh, do nồng độ isulin vẫn còn cao nên em bé bị hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến co giật ở trẻ.
- Bé có thể bị bệnh về hô hấp, vàng da, giảm canxi hoặc một số bệnh về tim mạch.
- Sảy thai, sinh non, thai chết lưu: Đây là hậu quả của tình trạng tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát, đặc biệt dễ dàng gặp phải vào cuối thai kỳ.
5. Bạn nên làm gì để hạn chế mắc phải tiểu đường thai kỳ
Trước khi mang thai cũng như trong thai kỳ, bạn hãy cố gắng thực hiện những việc sau (theo hướng dẫn của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng):
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh
- Duy trì vận động thể chất một cách phù hợp
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Khám thai định kỳ để theo dõi và kiểm soát lượng đường huyết
Trong trường hợp lượng đường trong máu của bạn không thể kiểm soát được bằng chế độ ăn uống và vận động, bác sỹ có thể chỉ định bạn tiêm isulin với liều lượng phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Thai nhi 39 tuần tuổi: Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý và hành trang vượt cạn
Qua một số thông tin về dấu hiệu tiểu đường thai kỳ và những vấn đề khác liên quan đến tiểu đường thai kỳ ở trên, hy vọng bạn sẽ có kế hoạch về chế độ ăn uống, vận động và theo dõi sức khỏe một cách hợp lý. Như vậy, bạn có thể chủ động chuẩn bị sức khỏe trong quá trình mang thai, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh , an toàn cho cả bạn và bé.
Theo American Pregnancy
Lily Nguyễn lược dịch