Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé – kinh nghiệm hay nhất định chị em nên tham khảo

Rate this post

Việc chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé là điều hiển nhiên khi chuẩn bị sinh con. Tuy nhiên, không ít mẹ rơi vào tình trạng bối rối không biết chuẩn bị như thế đã đủ chưa, hoặc băn khoăn liệu mình còn thiếu gì, phải chuẩn bị thêm gì,…. Để làm sao cho chu đáo nhất, vừa vặn nhất và đầy đủ – dưới đây là các kinh nghiệm hay trong việc chuẩn bị đồ khi sinh, nhất định mọi người nên tham khảo nhé. 

Bạn đang đọc: Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé – kinh nghiệm hay nhất định chị em nên tham khảo

Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé – kinh nghiệm hay nhất định chị em nên tham khảo

1. Chuẩn bị những giấy tờ gì khi đến bệnh viện

Thời nay, ít người mẹ nào sinh con tại nhà, hầu hết chị em điều sinh con ở bệnh viện hay trạm xá. Vậy, để khi đến thời điểm sinh, cả nhà không phải luống cuống vì chuyện giấy tờ, chị em nên:

  • Chuẩn bị chu đáo trước các giấy tờ cần thiết gồm sổ khám thai, giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm. Tất cả cần để trong một túi hồ sơ, ghi nhãn, để sẵn trong túi đồ đi sinh hoặc vị trí dễ thấy ai cũng có thể tiếp cận khi cần đến trong các tình huống khẩn cấp. 
  • Giấy tờ cần thiết trước hết gồm sổ khám thai, kèm theo đó là giấy ghi chú rõ số hồ sơ sinh hoặc mã số bệnh nhân theo sổ khám thai định kỳ. 

Về sổ khám thai, chị em lưu ý rằng, trong quá trình mang thai, chị em nào cũng khám thai, siêu âm. Các kết quả đính kèm sẽ được lưu lại tạo nên một bộ hồ sơ liên quan. Chị em nên để những giấy tờ này chung vào một bao đựng riêng, luôn để cùng trong túi hồ sơ, để không thất lạc, mất công phải kiếm tìm nhé. Các giấy kết quả này rất quan trọng, khi cần thiết, bác sỹ sản khoa có thể kiểm tra để nắm được tình hình sức khỏe của chị em, cũng như tình trạng của thai nhi suốt thai kỳ như thế nào. 

Bên cạnh đó, chị em cũng biết rằng, hồ sơ sinh thường được làm ở tuần 32-36 của thai kì, bao gồm các kết quả xét nghiệm tổng quát về máu, nước tiểu của bà bầu, tiền sử bệnh tật cũng như các vấn đề xảy ra trong lần sinh trước. Do vậy, chị em lưu ý ghi nhớ số hồ sơ sinh hoặc mã số bệnh nhân theo sổ khám và ít nhất chồng hoặc một người thân kề cận cũng nhớ số này, để cung cấp cho nhân viên y tế, giúp họ dễ dàng tra cứu khi chị em nhập viện đi sinh, hoặc trong bất cứ tình huống khẩn cấp nào cần nhập viện. 

Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé – kinh nghiệm hay nhất định chị em nên tham khảo

  • Các giấy tờ tùy thân cần có bao gồm: Chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu sinh khác bệnh viện ghi trong thẻ bảo hiểm y tế). Các giấy tờ này gia đình cần photocopy trước tại nhà mỗi loại 2 bản để nộp lại cho bệnh viện khi làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí. 

Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé – kinh nghiệm hay nhất định chị em nên tham khảo

  • Chí phí cho một ca sinh bao gồm: Tiền công bác sĩ, tiền thuốc, dụng cụ vật tư y tế, thăm khám thai, siêu âm, hình ảnh, phẫu thuật… Chi phí cho một ca sinh thường và sinh mổ thường khác nhau, có thể dao động từ 3-5 triệu đồng cho một ca sinh thường và từ 5- 10 triệu đồng cho một ca sinh mổ thậm chí có thể cao hơn. Điều này còn tùy thuộc vào bệnh viện mà bạn sinh ở đó. Do vậy, kèm theo các giấy tờ cần chuẩn bị, chuẩn bị chi phí sinh con là một phần không thể thiếu. Chị em cũng cần chuẩn bị sẵn khoản chi phí cơn bản và khoản dự phòng nếu có, để yên tâm hơn nhé. 

2. Kinh nghiệm chuẩn bị đồ dùng cho mẹ

Đồ khi sinh cho mẹ rất đơn giản, nên mẹ không cần phải lo lắng. Đa số các bệnh viện có chỉ định để sản phụ và trẻ em sơ sinh nằm viện 2 ngày nếu mẹ sinh thường. Sản phụ sinh mổ nằm viện 5-7 ngày để theo dõi vết mổ. Như vậy, thời gian nằm viện không lâu nên mình chỉ cần chuẩn bị những thứ thật cần thiết. 

Tìm hiểu thêm: 6 thay đổi rõ nét nhất của vòng 1 khi mang thai

Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé – kinh nghiệm hay nhất định chị em nên tham khảo

2.1 Đồ dùng trong thời gian ở viện

Trong thời gian nằm viện, chị em sẽ mặc quần áo theo quy định của bệnh viện. Một số bệnh viện phụ sản sẽ có riêng quần áo cho mẹ, khăn; tã; quần áo cho trẻ sơ sinh. Do vậy, riêng các loại quần áo cho mẹ và bé sử dụng trong thời gian sau sinh, mẹ tìm hiểu cụ thể nơi bệnh viện mình chọn sinh và chỉ cần chuẩn bị dự phòng 1-2 bộ là được. Về đồ dùng mang theo khi ở trong bệnh viện, mẹ có thể chuẩn bị như sau

  • 1 đôi dép thoải mái cho mình đi lại
  • 1 chiếc ca để dùng đánh răng, 1 chậu nhỏ để giặt khăn rửa mặt
  • 1 chiếc cốc sứ có nắp hoặc ly thủy tinh để uống nước; kèm theo là đĩa đựng ly cốc này cho sạch sẽ
  • Khăn mặt, khăn tắm, kem đánh răng, bàn chải răng, nước súc miệng, dầu gội khô.
  • 1 áo khoác mỏng
  • 1 chiếc gối và 1 mền mỏng
  • Bỉm người lớn: 3-4 miếng, 3-4 miếng khăn để mẹ nằm
  • Quần lót dùng một lần 1-2 gói, có thể chọn quần vải dùng 1 lần tiện sử dụng về vấn đề vệ sinh sau sinh
  • Mũ đội đầu, khăn quàng: 1 chiếc
  • Bông nút tai: 2 gói, tránh ù tai cho mẹ sau sinh
  • Quần lót giấy: 5 chiếc,
  • Tất: 3 đôi để giữ ấm bàn chân cho mẹ.
  • Dung dịch vệ sinh: 1 Lọ, dùng để vệ sinh cơ thể mẹ sau sinh.
  • Hút sữa: 1 cái hút sữa cho con bú
  • 2 chai nước lọc: Mẹ không nên mang nhiều vì nước lọc có thể mua thêm dễ dàng
  • Phích nước nóng: Dùng để đựng thêm nước nóng giúp mẹ pha sữa bột cho bé nếu cần, khi mẹ chưa có đủ sữa, hoặc để pha nước ấm cho mẹ uống. 
  • Bát, đũa, thìa dùng khi ăn cháo/cơm.
  • Túi đựng đồ đã dùng qua: Dùng để đựng đồ của mẹ và bé đã dùng qua, khi không tiện giặt ở bệnh viện thì bỏ đồ vào bịch, đem về nhà giặt.

2.2 Đồ dùng khi ra viện

  • 1 bộ để mẹ mặc khi ra viện, tốt nhất nên chọn loại rộng, thoáng mát, thiết kế thuận tiện khi cho con bú nhưng đủ kín đáo tránh gió.
  • 1 áo khoác, nón
  • 1 kiếng mát

2.3 Đồ dùng ở nhà

  • 3-5 bộ quần áo cho mẹ sau sinh, chất liệu thung hoặc cotton thoáng mát, có độ thấm hút mồ hôi tốt, chọn áo cài cúc và dài tay để tránh gió, tiện khi cho con bú.
  • Vớ chân: Trên 2 đôi để mẹ luôn có vớ giữ ấm cho chân
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh các loại
  • Bông gòn, khăn/ miếng lót thấm sữa: Dùng để vệ sinh tai, thấm sữa trong trường hợp sữa nhiều bé không bú kịp hết.
  • Kem chống rạn da/ vasaline: Giảm rạn và khô da
  • Dầu khuynh diệp: Để làm ấm cơ thể khi cần
  • Rượu gừng: Dùng để thoa bụng (với mẹ sinh thường) và chân để giữ ấm
  • Và một số đồ dùng, dụng cụ khác tùy theo yêu cầu, nhu cầu mong muốn của từng mẹ.

3. Đồ dùng cho bé

Chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh mẹ nên kỹ, nhằm tránh thiếu đồ cho bé, cũng như tránh dư, phải mang nặng mang nhiều khi vào viện rất không cần thiết. Tùy vào mùa nào, lạnh hay nóng, mà sự chuẩn bị đồ của mẹ dành cho con sẽ khác nhau. 

Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé – kinh nghiệm hay nhất định chị em nên tham khảo

Đồ cho bé mẹ có thể chuẩn bị như sau: 

  • Áo cho bé sơ sinh: tối thiểu 10 cái size nhỏ, 10 cái size lớn hơn
  • Tã vải (dán 2 bên): 10 cái cỡ nhỏ nhất, 10 cái cỡ tiếp theo
  • Miếng tã lót để dán vào tã vải: 1 gói 
  • Tả bỉm (mặc khi đi ngủ, ra ngoài đi chích ngừa): 2 gói
  • Vớ tay, vớ chân: 10 đôi
  • Nón cho trẻ sơ sinh: 5 cái
  • Khăn lông lớn (để quấn người em bé, kê đầu cho em bé nằm, lau khô sau khi tắm): 10 cái
  • Khăn sữa nhỏ, mềm: 20 cái nhỏ + 30 cái lớn (dùng khi cho bú, lau người em bé, …)
  • Khăn lót mông bé khi nằm (1 lớp khăn dính liền 1 lớp ni lông không thấm): loại dài hình chữ nhật/hình vuông lớn hơn 15 cái
  • Yếm (đắp ngực em bé khi ngủ): 10 cái
  • Áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền, cỡ lớn: khoác cho bé khi đưa đi ra ngoài, đi chích ngừa 

Ngoài ra các mẹ còn nên chuẩn bị dụng cụ uống cho trẻ như: bình sữa, ly, muỗng, ty,.. hay là các dụng cụ vệ sinh cho bé như: dầu gội, sữa tắm, dầu thơm, rơ lưỡi, gạt băng rốn, dầu tràm…

Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé – kinh nghiệm hay nhất định chị em nên tham khảo

4. Lưu ý mua đồ và chuẩn bị đồ trước khi sinh

  • Mẹ cần lên danh sách mua đồ cũng như chuẩn bị đồ, kiểm tra nhiều lần để rút bớt đồ không cần thiết, và bổ sung những đồ thực sự cần nhưng còn sót. 
  • Mẹ nên mua vừa đủ dùng theo danh sách đã liệt kê xem xét kỹ, không nên mua nhiều quá để tránh dư thừa. Mẹ chỉ cần mua đồ dùng & chuẩn bị đồ dùng cho mẹ và bé ít nhất là cho 1 tháng sau sinh và nhiều nhất là cho 3 tháng sau sinh. Như thế sẽ tránh được lãng phí, lại tiết kiệm. Sau 1 hoặc 3 tháng, mẹ có thời gian để biết 2 mẹ con cần gì tiếp theo để chuẩn bị đồ dùng cho nhu cầu một cách phù hợp nhất. 
  • Đồ cần được xếp sẵn, phân loại, hoặc phân theo bộ, nhóm để trong từng bao riêng, ghi nhãn với chữ to dễ nhìn thấy và để ở một nơi cố định.
  • Số lượng đồ phụ hợp, tùy theo nhu cầu của mẹ và bé, cũng như tình trạng lúc sinh. Mẹ cần chú ý nếu là sinh mổ cần đem nhiều đồ hơn sinh thường. Nên, hãy chuẩn bị sẵn sàng như vậy, để nếu mẹ sinh mổ thì người nhà sẽ biết để đem theo số lượng đồ dùng cho phù hợp. 
  • Luôn ghi chú rõ cho chồng và ít nhất thêm một người là bà ngoại hay bà nội hoặc một người thân nào khác sẽ kề cận với mình trong những ngày sinh nở về vị trí cất đồ đạc, giải thích cho họ về việc mình sắp xếp đồ, để khi cần thiết, mọi người đều biết rõ tìm đồ ở đâu, lấy những món nào.
  • Nhắc người thân nào kề cận mình trong thời gian sinh về việc họ cũng nên chuẩn bị đồ cho họ, vì họ sẽ ở lại chăm sóc mẹ và bé.
  • Đừng quên chuẩn bị sạc pin điện thoại. Các ông bố có thể cầm thêm máy ảnh nếu muốn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của 2 mẹ con. 
  • Chị em nên để cho người nhà giữ tiền, điện thoại, các vật dụng khác của mình khi chuẩn bị rời phòng thủ lục chuẩn bị sinh lên phòng sinh, đề phòng tránh mất mát. 
  • Luôn giữ được sự vui vẻ, thoải mái, bình tĩnh, tránh hoang mang, lo lắng. Luôn kiểm tra lại mọi việc thường xuyên để tránh sót, cũng như loại bỏ những gì không thực sự quá cần thiết, để cho quá trình sinh, lẫn sau sinh được nhẹ nhàng hơn, bớt căng thẳng đi nhưng vẫn đảm bảo chu đáo và đầy đủ. 

Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé – kinh nghiệm hay nhất định chị em nên tham khảo

>>>>>Xem thêm: Nước ối bao nhiêu thì phải mổ để không ảnh hưởng tới thai nhi?

Để chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé được đầy đủ là điều không đơn giản, đặc biệt với các ông bố bà mẹ lần đầu sinh con. Tuy nhiên, đây cũng không phải là việc quá khó khăn, nếu chúng ta có kế hoạch cụ thể, chú ý sắp xếp, có dự phòng và thường xuyên kiểm tra để kiểm soát tình hình. Qua bài viết trên, với những kinh nghiệm chuẩn bị được chia sẻ khá chi tiết, Blogtretho.edu.vn mong rằng bố và mẹ sẽ chuẩn bị đồ thật chu đáo  trước khi sinh nhưng không quá vất vả, để sẵn sàng chào đón đứa con bé nhỏ của mình trong tình trạng tốt nhất.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *