Dấu hiệu sinh con rất dễ nhận biết nếu các mẹ theo dõi tình trạng cơ thể của mình thường xuyên. Tuy nhiên điều này cũng thực sự khó với các ông bố bà mẹ lần đầu sinh con. Để chuẩn bị sẵn sàng chào đón con mình, các mẹ nên ghi nhớ 5 điều quan trọng nhất mà Blogtretho.edu.vn sẽ đề cập như dưới đây.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu sinh con và 5 điều rất quan trọng mẹ cần ghi nhớ
Contents
- 1 1. Biết các dấu hiệu sinh con
- 1.1 1.1 Các dấu hiệu sinh con thường gặp
- 1.1.1 1.1.1 Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên
- 1.1.2 1.1.2 Số lần thai máy thay đổi
- 1.1.3 1.1.3 Mẹ ngừng tăng cân hoặc giảm cân
- 1.1.4 1.1.4 Vỡ ối
- 1.1.5 1.1.5 Các cơn co thắt
- 1.1.6 1.1.6 Đau lưng và bị chuột rút nhiều
- 1.1.7 1.6 Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
- 1.1.8 1.1.7 Cổ tử cung bắt đầu mở
- 1.1.9 1.1.8 Tiểu tiện tăng lên
- 1.1.10 1.1.9 Tiêu chảy
- 1.2 1.2 Những dấu hiệu sinh con khác
- 1.1 1.1 Các dấu hiệu sinh con thường gặp
- 2 2. Làm sao để giảm sự khó chịu trong những ngày này?
- 3 3. Khi nào thì các mẹ nên đến bệnh viện
- 4 4. Những điều mẹ nên quan tâm
- 5 5. Những điều các bố cần chú ý
1. Biết các dấu hiệu sinh con
1.1 Các dấu hiệu sinh con thường gặp
1.1.1 Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên
Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Riêng với những bà bầu sinh con lần thứ 2, dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Với mẹ mang thai lần đầu, đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần.
Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, nhưng mẹ sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi, giúp giảm áp lực thai lên lồng ngực.
1.1.2 Số lần thai máy thay đổi
Theo các bác sĩ, vào khoảng 3-4 tuần cuối thai kì, em bé sẽ dịch chuyển xuống vùng xương chậu và phần nhiều thời gian sẽ ở trạng thái “yên lặng”. Nếu bất ngờ thấy bé chuyển động mạnh thì có lẽ bé đang háo hức mong đến ngày chào đời của mình.
1.1.3 Mẹ ngừng tăng cân hoặc giảm cân
Ở những tháng cuối của thai kỳ, quá trình tăng cân càng diễn ra mạnh mẽ. Nếu như ở quý thứ 2, người mẹ chỉ tăng 4 – 5 kg thì ở quý cuối của thai kỳ mẹ có thể tăng tới 12 – 13 kg so với trước khi mang thai. Nhưng 1 tuần trước khi về đích, quá trình tăng cân này sẽ chững lại, thậm chí mẹ bị hụt mất 1 – 2 kg cũng là chuyện bình thường. Mẹ giảm cân vì lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới, nên không ảnh hưởng gì cho thai nhi.
1.1.4 Vỡ ối
Là hiện tượng màng thai rách ra, nước ối chảy ra ngoài qua đường âm đạo. Nước này có màu gần giống nước tiểu, có thể có gợn máu, chảy rất nhiều mà mẹ không thể kiểm soát được. Đa số mẹ vỡ nước ối sau khi cảm thấy đau bụng, một số khác lại không hề cảm nhận được cơn đau ngay cả khi nước ối đã tràn ra ngoài. Điều này cho thấy mẹ sắp sinh em bé rồi.
1.1.5 Các cơn co thắt
Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. Vài tuần trước khi sinh nở, tử cung sẽ bắt đầu luyện tập cho hành trình sắp tới bằng việc bắt đầu những cơn gò nhỏ ở tử cung, diễn ra trong khoảng 30 giây và lặp lại một cách ngẫu nhiên khiến bạn đôi khi không nhận ra.
1.1.6 Đau lưng và bị chuột rút nhiều
Cũng do đầu thai nhi chúi xuống mà hệ thống dây thần kinh ở chân của mẹ bị chèn ép, đại tủy bị co. Lúc này, người mẹ sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau ở lưng , eo, tê bì chân và chân bị sưng phù. Càng cận ngày sinh, cơn đau càng khó chịu hơn, vì các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.
1.6 Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
Mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do xuất hiện nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu.
1.1.7 Cổ tử cung bắt đầu mở
Tốc độ mở cổ tử cung ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ nhanh chậm khác nhau để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn đang đến gần. Đây là một trong những dấu hiệu mẹ cần quan tâm.
1.1.8 Tiểu tiện tăng lên
Những tháng cuối bàng quang chịu sức ép của thai nhi khiến cho số lần tiểu tiện của người mẹ tăng lên. Trước mỗi lần tiểu tiện, mẹ cũng sẽ thấy tử cung co thắt, bụng đau. Đây là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần khá điển hình. Càng về những ngày cuối của thai kỳ thì cường độ tiểu tiện sẽ càng tăng.
1.1.9 Tiêu chảy
Các cơ trong tử cung bắt đầu dãn ra, chuẩn bị cho quá trình sinh nở nên toàn bộ cơ trong cơ thể đều được “nghỉ ngơi”, bao gồm cả vùng trực tràng. Chính điều này sẽ làm mẹ đi tiêu lỏng hơn. Triệu chứng sắp sinh này có thể làm mẹ hơi khó chịu một chút.
1.2 Những dấu hiệu sinh con khác
1.2.1 Các khớp giãn ra
Trên thực tế, trong quá trình mang thai, hormone Relaxin của mẹ sẽ thường xuyên tiết ra, nhằm giúp cho hệ thống dây chằng của bạn trở nên mềm mại và giãn nở hơn so với bình thường. Điều này khiến cho các khớp của các mẹ trở nên nới lỏng hơn rất nhiều. Từ đó, khung xương chậu được mở rộng để chào đón con yêu ra đời.
1.2.2 Cảm thấy mệt mỏi
Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ sẽ liên tục xuất hiện cảm giác vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Nguyên nhân là do sức ép của bụng bầu quá lớn sẽ khiến cho cơ thể các mẹ trở nên cồng kềnh và khó chịu. Các mẹ còn gặp tình trạng mất ngủ.
2. Làm sao để giảm sự khó chịu trong những ngày này?
Khi mang thai những tuần cuối cùng, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện nhiều các dấu hiện sinh con, điều này làm cho mẹ khó chịu . Tuy nhiên các mẹ nên chăm sóc mình vào thời điểm quan trọng này để hành trình vượt cạn của mẹ diễn ra thành công.
2.1 Các mẹ nên nghỉ ngơi và giữ tâm trạng thoải mái
Trong thời gian sắp sinh này, các mẹ vẫn có thể làm việc nhẹ nhàng bình thường như ngồi đọc sách, nghe nhạc, đi bộ. Một số lưu ý cho các mẹ là không nên thức quá khuya để không gây ảnh hưởng cho thai nhi. Ngoài ra không nên suy nghĩ quá nhiều hay xem những bộ phim hành động, bạo lực, hay tình cảm khóc lóc,… điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của mẹ. Mẹ nên giữ tình thần tốt, thoải mái.
2.2 Tư thế nằm
Khi nằm, mẹ nên nằm nghiêng trái. Nằm như vậy sẽ không gây ra bất cứ lực ép nào cho tim khiến tim hoạt động được bình thường, còn giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho thai nhi, giúp làm giãn tĩnh mạch chân để ngăn ngừa sự hình thành căn bệnh trĩ. Mẹ có thể thay đổi tư thế nằm để thoải mái và ngủ ngon hơn.
2.3 Cung cấp dinh dưỡng cho mẹ sắp sinh
Các mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới.Tốt nhất là ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, tránh để bụng đói vào phòng sinh. Và bạn cũng cần lưu ý thời điểm ăn, để không ảnh hưởng đến quá trình sinh.
2.4 Gia đình cần chú ý chăm sóc, động viên
Việc gia đình, nhất là người chồng dành nhiều thời gian để ở bên, chia sẻ, lo lắng, chăm sóc cho vợ mình thật chu đáo được ví như liều thuốc bổ tuyệt vời cho mọi bà bầu. Điều này còn giúp các bà bầu có tâm lý thoải mái khi vào phòng sinh nở. Nếu xung quanh mẹ còn thiếu điều này, hãy nhẹ nhàng trao đổi khéo léo với mọi người, để bảo đảm bản thân không phải chịu đựng không khí ngột ngạt khó chịu mẹ nhé.
2.5 Chuẩn bị mọi thứ đầy đủ cho mẹ và bé trước khi sinh
Tâm lý của mẹ cũng sẽ được thoải mái và nhẹ nhàng hơn, không quá lo lắng khi sắp sinh con. Bố mẹ nên lên kế hoạch sinh con thật cẩn thận và chuẩn bị trước cho các tình huống ngoài dự kiến, đừng quên theo dõi cử động của thai nhi. Chuẩn bị đầy đủ các đồ dụng cần thiết cho cả mẹ và bé khi lâm bồn.
Tìm hiểu thêm: Mô tả chi tiết các giai đoạn chuyển dạ trong quá trình sinh con
2.6 Không nên đi đâu xa
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, trước khi sinh nở nửa tháng các mẹ bầu không nên đi xa nhà. Bởi nếu sinh ngoài dự kiến, sinh khó mà không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ giàu kinh nghiệm hay điều kiện vật chất nơi sinh không bảo đảm, thì có thể sẽ nguy hại đến sự an toàn và tính mạng của hai mẹ con.
3. Khi nào thì các mẹ nên đến bệnh viện
Những dấu hiệu trên cho mẹ nhận biết thời điểm sinh con đang đến gần. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, các dấu hiệu ấy đến mơ hồ hoặc mẹ không để ý những dấu hiệu ấy đã xuất hiện. Nếu mẹ thấy những dấu hiệu đặc biệt dưới đây thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Các cơn đau xuất hiện cách nhau dưới 5 phút.
- Thấy vỡ ối nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm khi bé hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
- Ra máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt.
- Cần sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để chống chọi với những cơn đau.
- Cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.
4. Những điều mẹ nên quan tâm
4.1 Phân biệt giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả
Đôi khi các mẹ không phân biệt được chuyển dạ giả và thật nên có nhiều trường hợp hiểu lầm làm ảnh hưởng đến tâm lý của các mẹ. Dưới đây là những sự phân biệt của 2 lần chuyển dạ, để mẹ có thể kịp thời nhận biết và đáp ứng.
4.1.1 Chuyển dạ giả
Là một hiện tượng tâm lý, là giai đoạn mở đầu không có sự báo trước. Khi các mẹ bị căng thẳng, tâm lý bất ổn, xuất hiện cơn đau và ngày một liên tục. Các cơn co thắt giả thường xuất hiện từ những ngày đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Một số bà bầu chưa có kinh nghiệm sẽ khó phân biệt được những cơn co thắt lúc trở dạ thực sự với những cơn đau Braxton Hicks. Ban đầu, các cơn co này diễn ra khá nhẹ nhàng nhưng càng gần ngày sinh, các cơn co càng xuất hiện dày đặc với cường độ mạnh hơn. Điều này làm cho các mẹ dễ bị nhầm lẫn giữa đau đẻ giả và thật. Các mẹ cũng đừng quá vội vàng hay lo lắng khi cơn đau này xuất hiện, cứ bình tình và chờ đợi sự thay đổi tiếp theo của cơ thể, trước khi sinh con.
4.1.2 Chuyển dạ thật
- Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn.
- Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế.
- Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn.
- Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.
- Khi nước ối của mẹ bầu bị vỡ có nghĩa là khả năng chuyển dạ cao hơn, thông thường trong 24 giờ sẽ sinh con nếu xuất hiện dấu hiệu hiện tượng vỡ ối này.
4.2 Những thứ cần chuẩn bị cho mẹ và bé trước khi sinh
4.2.1 Chuẩn bị túi đồ đi sinh càng sớm càng tốt
- Các giấy tờ liên quan đến y tế : giấy chuyển viện, sổ khám thai kèm các kết quả siêu âm, xét nghiệm trong suốt thai kỳ, bảo hiểm y tế và cả bản sao chứng minh nhân dân hay sổ hộ khẩu. Nên bỏ 1 ít đồ ăn, sữa để dự trữ cho mẹ bầu cần trong lúc chuyển dạ.
- Cần bỏ vào túi đồ đồ dùng của mẹ : quần áo, bỉm, quần lót, đồ vệ sinh cá nhân, mũ, khăn, vớ,… không nên đem đồ cho mẹ quá nhiều, chỉ cần đem vừa đủ.
- Đồ của em bé cần chuẩn bị : Tùy vào thời tiết mà mẹ chuẩn bị đồ cho em bé phù hợp, phải có áo, tã vải, miếng lót, vớ chân, vớ tay, khăn, áo khoác, các dụng cụ pha chế sữa công thức cho bé,…trong túi đồ đi sinh , mẹ nên chuẩn bị đầy đủ, đừng để thiếu đồ cho bé.
4.2.2 Chuẩn bị không gian cho mẹ và bé
Sau khhi xuất viện, mẹ và bé cần ở cữ tại nhà, nên lựa chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh để mẹ và bé có thể thoải mái sau những ngày ở bệnh viện. Chuẩn bị giường, đồ cùng cần thiết để mẹ và bé sử dụng.
4.2.3 Tìm kiếm sự giúp đỡ
Những tuần đầu sau sinh là thời gian cơ thể mẹ còn khá mệt mỏi, chưa kịp hồi phục sau cuộc vượt cạn dài. Trong những ngày đầu tiên, em bé lại cần bú mẹ và chăm sóc rất nhiều. Nếu không có người đỡ đần, bạn sẽ rất vất vả và căng thẳng. Việc tìm người giúp đỡ là một trong những bước chuẩn bị trước khi sinh quan trọng nhất mà bạn không nên bỏ qua.
4.2.4 Chuẩn bị về tâm lý
Các mẹ phải sẵn sàng đối mặt với tất cả các tình huống có thể xảy ra, hầu hết mọi thứ không diễn ra đúng như kỳ vọng của mình. Hãy linh động và nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề, mẹ sẽ tìm thấy sự thoải mái dù phải trải qua những giờ khắc khó khăn nhất của thai kỳ, đau đẻ hay chăm con mới sinh vất vả.
5. Những điều các bố cần chú ý
Đây là một rất quan trọng trong việc chuẩn bị sinh con. Giai đoạn sinh con là giai đoạn mẹ cần bố nhất nên mẹ cũng đừng ngại ngần mà thổ lộ cho bố biết về tâm tư của mình. Người bố cần có trách nhiệm và sự quan tâm với vợ, nếu bố chưa thực sự biết rõ những điều cần làm, hay chuẩn bị, sẽ và nên làm, mẹ hãy giúp đỡ bố. Khi các dấu hiệu sinh con xuất hiện, các ông bố cần:
- Giữ bình tĩnh : bố cần phải bình tĩnh để cùng hỗ trợ vợ, chia sẻ sức mạnh, tích cực động viên tích cực để hỗ trợ vợ trong quá trình chuyển dạ.
- Hiểu những gì vợ cần : nhớ đến những điều vợ dặn dò, lưu ý trước khi đi sinh. Và bố cũng cần phải tìm hiểu thêm những việc cần làm cho vợ trong thời gian này.
- Thể hiện tinh thần tích cực : Khi thấy vợ chịu đựng những cơn đau hãy khích lệ thật nhiều, giúp vợ giảm căng thẳng và làm cho vợ được thoải mái, thư giãn .
- Làm điểm tựa vững chắc : Trong quá trình chuyển dạ vợ sẽ bị mất rất nhiều sức vì vậy bạn hãy là điểm tựa vững chắc giúp cô ấy có thể đứng dậy, di chuyển.
- Cử chỉ yêu thương : Những cử chỉ yêu thương như ôm hôn không chỉ có tác dụng động viên tinh thần mà còn giúp giải phóng oxytocin hỗ trợ tăng tốc chuyển dạ.
- Chườm khăn nóng/lạnh để giảm đau : Những cơn đau lưng, những cơn co thắt sẽ được giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh.
- Cho vợ ăn nhẹ (nếu cần) để duy trì năng lượng : Bổ sung nước và duy trì năng lượng trong giai đoạn chuyển dạ là rất cần thiết giúp cho thời gian chuyển dạ ngắn lại và giảm nguy cơ biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Chích ngừa uốn ván khi mang thai cho bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Dấu hiệu sinh con dễ dàng nhận biết ở đứa con đầu, những lần sinh kế tiếp các mẹ cần theo dõi kỹ hơn vì nó thường xuất hiện rất mơ hồ. Biết được những dấu hiệu ấy, bố mẹ sẽ không còn lo lắng hay thắc mắc gì về thời gian sinh con nữa. Khi mọi thứ đã chẩn bị sẵn sàng rồi thì hành trình vượt cạn của mẹ sẽ thành công trong nhẹ nhàng thôi.
Chi Lê tổng hợp