Biết được các dấu hiệu sắp sinh con sẽ giúp các mẹ chuẩn bị tâm lý, sẵn sàng chào đón con yêu. Mang thai 9 tháng 10 ngày, mẹ luôn mong ngóng đếm ngày gặp con. Do vậy, những ngày cuối thai kì, mẹ lại càng hồi hộp hơn. Nhưng chỉ cần chú ý theo dõi, mẹ hoàn toàn có thể dự đoán được ngày con ra đời. Trong bài viết này, Blogtretho.edu.vn sẽ chia sẻ những dấu hiệu biết sắp sinh và quá trình sinh con như thế nào để các mẹ hiểu rõ hơn về thiên chức thiêng liêng của mình.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu sắp sinh con và quá trình sinh con mẹ nên biết
Contents
- 1 1. 10 dấu hiệu sắp sinh con mẹ bầu cần phải biết
- 1.1 1.1. Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu sắp sinh dễ thấy nhất
- 1.2 1.2. Cổ tử cung bắt đầu mở và giãn rộng hơn
- 1.3 1.3. Đau lưng và đau vùng chậu
- 1.4 1.4. Đi tiểu thường xuyên và tiêu chảy
- 1.5 1.5 Cảm thấy các khớp được dãn ra và dễ thở hơn
- 1.6 1.6. Cơ thể trở nên uể oải và ngừng tăng cân
- 1.7 1.7. Hào hứng chuẩn bị gặp con
- 1.8 1.8. Các cơn co thắt xuất hiện ngày càng nhiều
- 1.9 1.9. Tăng tiết dịch âm đạo và xuất hiện dịch nhầy đỏ
- 1.10 1.10. Vỡ ối
- 2 2. Quá trình sinh con mẹ bầu nào cũng nên biết
1. 10 dấu hiệu sắp sinh con mẹ bầu cần phải biết
1.1. Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu sắp sinh dễ thấy nhất
Khi ở những tuần cuối thai kì, mẹ sẽ cảm nhận được bụng bầu có chiều hướng tụt xuống sâu phần trong khung xương chậu. Thực tế lúc này phần đầu của bé đang quay xuống vị trí thấp nhất trong tử cung. Với những người sinh con lần đầu thì đây là dấu hiệu báo sắp sinh dễ phát hiện nhất. Riêng các mẹ đã sinh em bé thì có thể khác một chút. Vì ở lần thứ hai, cơ xương chậu đã giãn nở đủ rộng, cơ bụng cũng không săn chắc như lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, quan sát ngực có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không sẽ giúp mẹ biết bụng bầu đã tụt sâu hay chưa. Như vậy ngày gặp con yêu sẽ không còn xa nữa rồi.
1.2. Cổ tử cung bắt đầu mở và giãn rộng hơn
Em bé sắp chào đời thì cơ thể mẹ cũng sẽ có những thay đổi cần thiết. Trong đó, cổ tử cung của mẹ sẽ dần mở, giãn rộng và mỏng hơn. Về dấu hiệu này, mẹ có thể cảm nhận trước đó một vài tuần hoặc một vài ngày trước khi sinh. Tùy theo từng mẹ bầu mà tốc độ mở tử cung sẽ nhanh chậm khác nhau. Hơn nữa, mỗi lần khám thai định kì, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra độ mở của tử cung và thông báo cho mẹ bầu để chuẩn bị tinh thần vượt cạn thành công.
1.3. Đau lưng và đau vùng chậu
Không ít chị em cho biết, những ngày gần sinh họ đều bị đau lưng dữ dội nhất là vùng chậu. Thực tế, đây là triệu chứng hết sức bình thường. Bởi khi này, em bé đã lớn và tụt xuống dưới tạp áp lực cho lưng và làm xương chậu, dây chằng cổ tử cung bị kéo giãn nên mẹ sẽ cảm thấy đau nhức hơn. Ngoài ra, thời gian này mẹ sẽ thường xuyên bị chuột rút và đau hai bên háng. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu thấy đau lưng dưới dữ dội thì cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu báo bé con sắp chào đời.
1.4. Đi tiểu thường xuyên và tiêu chảy
Sắp đến ngày gặp mẹ, bé con vô cùng “hào hứng” nên sẽ vô tình chèn ép lên bàng quang của mẹ khiến mẹ đi tiểu thường xuyên. Đôi khi mẹ cũng sẽ gặp những cơn co cơ nhẹ ở bụng và kèm theo chứng tiêu chảy. Nguyên nhân là do việc chuẩn bị sinh nở sẽ khiến các cơ trong cơ thể tạm ngừng hoạt động, trong đó có vùng thực tràng nên dẫn tới tình trạng mẹ đi tiêu lỏng hơn. Dù triệu chứng này có thể khiến mẹ không thoải mái lắm nhưng cũng đừng ngần ngại nhé. Khi bé cưng chào đời, dấu hiệu này sẽ biến mất ngay.
1.5 Cảm thấy các khớp được dãn ra và dễ thở hơn
Suốt gần 40 tuần thai, các dây chằng của bạn trở nên mềm và dãn hơn nhờ hóc môn relaxin. Bạn sẽ cảm thấy các khớp của mình như được nới lỏng ra. Khi thấy dấu hiệu này, mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé. Vì đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giúp khung xương chậu mở rộng, sẵn sàng cho quá trình sinh con.
Bên cạnh đó, gần đến ngày sinh, em bé tụt xuống thấp nên không còn gây áp lực lên cơ hoành và dạ dày của mẹ nhiều như trước nữa. Do vậy mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn và không còn tình trạng ợ nóng nữa.
1.6. Cơ thể trở nên uể oải và ngừng tăng cân
Ở những tuần cuối thai khi, một số mẹ bầu sẽ có cảm giác mệt mỏi, uể oải. Bụng ngày càng to khiến mẹ khó sinh hoạt, hơn hết giấc ngủ sẽ không được trọn vẹn. Nhiều mẹ sẽ mất ngủ hoặc khó thể ngon giấc vào ban đêm.
Ngoài ra, cận ngày sinh mẹ sẽ ngừng tăng cân và có thể giảm đi 1-2kg. Bởi khi sắp sinh, lượng nước ối của bạn giảm xuống. Đây cũng là lý do khiến bạn mệt mỏi và không muốn ăn uống chỉ muốn được nghỉ ngơi.
1.7. Hào hứng chuẩn bị gặp con
Đây được coi là dấu hiệu sắp sinh con “dễ thương” nhất mà mẹ bầu thường có. Lúc này, mẹ sẽ hào hứng, vui vẻ chuẩn bị đồ đạc cho con. Từ những đôi bao tay, những bộ quần áo nhỏ xinh đến chiếc nôi, gói tã… đều được mẹ ngày ngày sắp xếp dù cơ thể đang rất mệt mỏi. Nhiều người thường ví rằng lúc này bản năng “làm tổ” của mẹ đang trỗi dậy.
1.8. Các cơn co thắt xuất hiện ngày càng nhiều
Một trong những dấu hiệu sắp sinh rõ nhất là cơ thể mẹ xuất hiện những cơn co thắt ở bụng và tử cung ngày càng mạnh mẽ. Triệu chứng này có thể diễn ra trong 1 vài tuần, hoặc có thể là 1 vài ngày trước khi sinh. Đặc biệt, cận ngày bé ra đời, mẹ sẽ càng cảm thấy các cơn co thắt mạnh hơn, nhiều hơn. Mẹ có thể biết mình sắp chuyển dạ khi liên tục trải qua những cơn đau quặn thắt, khó chịu và dữ dội. Các cơn đau này sẽ xuất hiện theo từng đợt và ngày một dày đặc hơn. Lúc này để đảm bảo an toàn, mẹ nên vào viện sớm để được kiểm tra và theo dõi.
1.9. Tăng tiết dịch âm đạo và xuất hiện dịch nhầy đỏ
Theo các mẹ đã có kinh nghiệm sinh nở thì khi sắp “lâm bồn”, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn bình thường và đặc hơn một chút. Lý do là nút nhầy sẽ bong ra trong tử cung, đây là nút có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, nó trông sền sệt và có màu vàng nhạt như lòng trắng trứng.
Đôi khi nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Nhiều người gọi đây là “máu báo sinh” và nó là một dấu hiệu sắp sinh con khá chính xác. Trường hợp nếu cơ thể bạn vẫn đang bình thường hoặc cổ tử cung chưa nở được 3-4 cm thì vài ngày nữa bạn mới chính thức vượt cạn. Tuy nhiên ra máu âm đạo là một dấu hiệu quan trọng nên mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi kịp thời và có sự chuẩn bị tốt nhất.
1.10. Vỡ ối
Nhiều mẹ lần đầu mang thai thường nghĩ khi vỡ ối là sẽ sinh liền nhưng thực tế không phải vậy. Con bạn sẽ chào đời sau thời gian này khoảng vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh chuẩn xác nhất. Khi vỡ ối, mẹ bầu nên nhập viện ngay để bác sĩ có thể can thiệp kịp thời để tránh tình trạng cạn ối, suy thai.
Ngoài ra, nếu gặp những dấu hiệu này mẹ bầu phải nhập viện hoặc báo bác sĩ ngay:
- Các cơn co thắt cứ 5 phút diễn ra một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng hay các cơn đau cứ kéo đến dồn dập.
- Có cảm giác mình sắp sinh nhưng chưa chắc chắn cũng nên gọi bác sĩ để được hướng dẫn.
- Ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi.
Tìm hiểu thêm: Các thay đổi ở cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ
- Bị vỡ ối, thấy dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu. Đây có thể là “phân su” của bé, nếu hít hay nuốt phải sẽ khiến bé gặp nguy hiểm trong khi sinh.
- Cảm thấy đau đầu, hoa mắt hoặc cơ thể bị sưng phù bất ngờ hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng phải báo ngay với bác sĩ. Vì đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ, rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
2. Quá trình sinh con mẹ bầu nào cũng nên biết
Sau khi trải qua các dấu hiệu sắp sinh, bạn sẽ chính thức “vượt cạn” để chào đón bé con của mình. Nhiều người lần đầu sinh con đều cảm thấy rất lo lắng và hồi hộp. Bởi dân gian thường nói, không có cái đau nào bằng đau đẻ nên nhiều mẹ bầu sợ rằng mình sẽ không chịu được hoặc liệu hai mẹ con có an toàn không. Nhưng chắc mẹ nào cũng hình dung được khi vượt qua quá trình sinh nở đầy gian khó, đến cuối hành trình bạn sẽ được đón một thiên thần nhỏ chào đời, còn gì hạnh phúc hơn đúng không nào.
Với mong muốn các mẹ bầu có thêm thông tin, được tiếp thêm sức mạnh, ngay sau đây Blogtretho.edu.vn sẽ chia sẻ “tất tần tật” thông tin về quá trình sinh nở, mời các mẹ cùng theo dõi.
2.1. Các giai đoạn trong khi sinh con
- Giai đoạn 1: Chuyển dạ
Đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được các cơn co thắt diễn ra một cách đều đặn, cổ tử cung bắt đầu mở dần dần. Đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm thông báo bạn chính thức bước vào quá trình sinh con thực sự. Khi chuyển dạ cổ tử cung sẽ dần nở ra, các cơn co thắt cũng kéo đến dồn dập hơn. Giai đoạn này có thể kéo dài khoảng 6-10 tiếng hoặc 12 tiếng tùy từng người.
Đến khi cổ tử cung nở được 8-10cm, bạn sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng nhất của quá trình sinh nở. Các cơn co thắt diễn ra rất mạnh, mỗi lần chỉ cách nhau hai đến 3 phút và kéo dài một phút hoặc hơn. Lúc này, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, run rẩy và có thể bị buồn nôn. Kéo theo đó là hiện tượng ngứa hoặc nóng rát ở vùng âm đạo.
Các cơn đau co thắt sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc khi bạn chuyển dạ. Ảnh: Internet
- Giai đoạn 2: Sinh nở
Khi cổ tử cung đã giãn ra hoàn toàn khoảng 10cm, vùng đáy xương chậu và âm đạo của bạn sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội. Bé sẽ nhanh chóng di chuyển xuống dưới ở giai đoạn cuối của quá trình sinh nở. Riêng đối với những ai sinh con so thì việc này diễn ra chậm hơn. Lúc này bạn sẽ tích cực rặn để gây sức ép làm cho bé tiếp tục di chuyển xuống dưới. Tùy vào tình hình và cơ địa mỗi người, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ ở khu vực giữa âm đạo và trực tràng để mở rộng đường cho em bé chui ra dễ hơn.
Sau mỗi lần rặn đẩy, đáy xương chậu, phần mô giữa âm đạo và trực tràng của bạn bắt đầu phình ra. Khoảng một lúc sau thì đầu em bé sẽ lộ ra ngoài. Đây không chỉ là một dấu hiệu cho thấy quá trình sinh nở sắp kết thúc mà còn là một khoảnh khắc hết sức thiêng liêng, tuyệt vời.
Bạn tiếp tục dùng lực rặn đẩy bé xuống cho đến khi đầu bé lọt ra ngoài. Lúc này các bác sĩ sẽ kéo bé ra dần dần rồi tiến hành hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Sau đó là kiểm tra bé có bị dây rốn có quấn cổ hay không, nếu có bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời.
Khi bé chui ra ngoài, đầu của bé sẽ quay sang một bên, các bác sĩ sẽ hỗ trợ xoay người bé khoảng 90 độ để bé thuận lợi đi ra. Đồng thời, bạn cũng sẽ lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ để dùng lực đẩy vai của bé ló ra rồi đến cả cơ thể của bé được đẩy ra ngoài. Vậy là quá trình sinh nở hoàn tất, bạn sẽ nghe được tiếng khóc đầu đời của con yêu.
- Giai đoạn 3: Sau khi sinh
Khoảng vài phút sau khi sinh con, bạn sẽ thấy tử cung bắt đầu co thắt lần nữa để tách nhau thai ra khỏi thành tử cung. Lúc này bạn cần rặn nhẹ để tống nhau thai ra ngoài. Việc này diễn ra khá nhanh chóng, dễ dàng, bạn có thể chỉ bị đau nhẹ hoặc bị chuột rút. Sau đó tử cung của bạn cần co thắt trở lại và trở nên săn chắc hơn. Bạn sẽ được mát xa và xoa bóp nếu bác sĩ kiểm tra thấy tử cung bạn vẫn chưa đàn hồi trở lại.
Nếu có thể hãy cho con bú ngay sau khi bé chào đời. Việc này rất tốt cho cơ thể người mẹ vì sẽ giúp kích thích sản xuất ra oxytocin, một loại hóc môn giúp tử cung co bóp và đàn hồi trở lại.
2.2. Những điều thú vị trong quá trình sinh con
- Không vỡ ối vẫn có thể sinh con, nhiều người vẫn cho rằng chỉ khi vỡ ối thì con mới sắp chào đời nhưng thực tế, nhiều sản phụ đã sinh con trong túi ối.
- Ăn cay hoàn toàn không phải là tác nhân gây ra chuyển dạ sớm. Nhiều người thường nghĩ ngược lại nhưng theo các bác sĩ thì ăn cay chỉ khiến mẹ cảm thấy khó ở, bất an và thường bị ợ nóng mà thôi.
>>>>>Xem thêm: Chích ngừa trước khi mang thai chị em phụ nữ cần lưu ý những gì?
- Sản phụ đã từng sinh non sẽ có khả năng sinh non cao hơn. Do vậy, nếu trong trường hợp này, bạn nên lưu ý và thông báo ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
- Kích thích đẻ làm tăng nguy cơ sinh mổ gấp hai lần nên các mẹ chỉ nên áp dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Tim bé sẽ đập chậm hơn khi mẹ đang rặn đẻ, đây là dấu hiệu bình thường nên các mẹ đừng quá lo lắng.
Với những dấu hiệu sắp sinh con và các thông tin về quá trình sinh con Blogtretho.edu.vn chia sẻ trên đây, hi vọng các mẹ bầu sẽ hiểu rõ thêm về việc mang thai và sinh con mà mình sắp trải qua. Dù là những tháng ngày vất vả nhưng chắc chắn cũng sẽ ngập tràn hạnh phúc. Bởi con chính là tình yêu là niềm hạnh phúc của mẹ. Mến chúc các mẹ bầu sẽ vượt cạn thành công và cho ra đời những bé yêu kháu khỉnh, dễ thương, mạnh khỏe nhé.
Lâm Phong tổng hợp