Dấu hiệu dư nước ối chắc chắn là điều chúng ta đều quan tâm muốn biết rõ. Bởi, chính nhờ các dấu hiệu này, sẽ giúp mẹ bầu cẩn thận hơn về chăm sóc sức khỏe thai kỳ, cải thiện nhanh chóng tình trạng, tránh được các biến chứng thai kỳ hay nguy hiểm cho thai nhi. Vậy các dấu hiệu về dư nước ối cụ thể như thế nào, cách khắc phục tình trạng dư ối ra sao, Blogtretho.edu.vn mời các bầu cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay dưới đây.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu dư nước ối và cách khắc phục hiệu quả mẹ bầu nên biết
Contents
1. Về hiện tượng dư nước ối
Nước ối là dung dịch bao gồm nước tiểu, dịch tiết ra từ phổi thai nhi, dịch tiết từ hệ thống tuần hoàn của mẹ, từ nội sản mạc và dịch được khuếch tán qua dây rốn. Nước ối đóng vai trò quan trọng trọng sự phát triển của thai nhi. Nó có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, giúp thai nhi tránh được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung, bảo vệ thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Chỉ số nước ối bình thường khi thai nhi từ 16 – 32 tuần tuổi là 250 – 600ml. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và đến tuần thứ 34 sẽ là 800ml, khi thai nhi đạt 36 tuần tuổi sẽ đạt tới mức cao nhất là 1000ml. Những tuần tiếp theo của thai kỳ cho tới lúc sinh lượng nước ối sẽ giảm xuống mức bình thường là 600 – 800ml.
Chỉ số nước ối bình thường bé sẽ phát triển tốt, còn nếu chỉ số bất thường đặc biệt là dư nước ối (đa ối) có thể sẽ gây biến chứng thai kỳ, nguy hiểm cho thai nhi.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng dư nước ối
- Nguyên nhân gây ra tình trạng dư nước ối hay đa ối phụ nữ mang thai thường bắt nguồn từ:
- Thai phụ mắc bệnh tiểu đường và không được điều trị hiệu quả.
- Mang đa thai. Tình trạng dư ối có thể xảy ra khi sự trao đổi chất giữa những bào thai không được cân bằng.
- Hội chứng truyền máu song thai. Đây là hiện tượng khi một em bé nhận được lượng máu nhiều hơn bé còn lại.
- Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.
- Thiếu máu ở bào thai.
- Các yếu tố khác làm tăng tình trạng đa ối là: Nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé.
3. Dấu hiệu dư nước ối và triệu chứng
Hiện tượng đa ối chia làm 2 loại đa ối cấp và đa ối mãn, mỗi tình trạng sẽ có những dấu hiệu riêng đi kèm, cụ thể như dưới đây:
3.1 Đa ối cấp
Thường xảy ra ở tuần 16 – 20 của thai kỳ, gây chuyển dạ sớm, có khả năng sảy thai hoặc gây nên các triệu chứng trầm trọng dẫn đến việc phải chấm dứt thai kỳ. Hiện tượng này phát triển nhanh làm tử cung to lên nhanh chóng, chèn ép vào cơ hoành gây khó thở cho thai phụ.
Những biểu hiện của đa ối cấp:
- Bụng lớn nhanh và căng cứng.
- Tử cung căng hơn ấn vào thấy đau.
- Không sờ được các phần của thai nhi.
- Khó nghe được tim thai.
- Đoạn dưới của âm đạo căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng.
- Phù và giãn tĩnh mạch đặc biệt là ở chi dưới.
- Khó thở và có thể xảy ra suy hô hấp.
- Dị dạng cấu trúc thai nhi như tắc nghẽn thực quản hoặc đoạn cao của ống tiêu hóa, quái thai, tật nứt cột sống,…
Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng khi mang thai và những điều mẹ nên biết
3.2 Đa ối mãn
Đa ối mãn chiếm tới 95% các trường hợp đa ối và thường xảy ra ở cuối thai kỳ. Bệnh tiến triển chậm không đau và khó thở nhiều như đa ối cấp. Do các triệu chứng phát triển từ từ nên 3 tháng cuối thai kỳ thai phụ sẽ cảm thấy nặng bụng, khó thở, tim đập nhanh. Thai nhi do bị ối chèn ép nên dễ bị dị dạng, mắc các tật bẩm sinh trong nội tạng. Trọng lượng của trẻ khi có mẹ bị đa ối mạn sẽ nhẹ hơn các trẻ khác. Thai phụ bị đa ối sau khi sinh có thể sẽ bị băng huyết do tử cung co giãn quá mức.
Những biểu hiện của đa ối mãn:
- Tử cung lớn hơn so với tuổi thai.
- Có dấu hiệu sóng vỗ.
- Sờ nắn khó thấy thai nhi.
- Âm đạo dưới căng phồng.
4. Các cách khắc phục tình trạng dư ối mẹ bầu nên biết
Nếu có dấu hiệu của dư ối (đa ối) mẹ bầu nên đi khám ngay, tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp. Trong những trường hợp nhẹ bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc lợi tiểu để thải bớt nước ối ra ngoài hoặc sẽ có giải pháp chọc ối để lấy bớt lượng chất ối dư thừa. Thai phụ cũng có thể được chỉ định mổ nếu mang song thai, tư thế tai nhi phức tạp. Ngoài ra còn phương pháp dùng thuốc giảm sản xuất ối, tuy nhiên phương pháp này không được chỉ định sau 32 tuần vì có thể gây ra biến chứng.
Nếu được chẩn đoán là đa ối mẹ bầu cần phải quan tâm hơn về chế độ ăn uống, dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Luôn đảm bảo đủ lượng protein và chất đạm, nên ăn các loại hải sản và thịt động vật. Ăn nhiều rau xanh và hạn chế những loại rau có chứa nhiều nước. Thay thế những loại quả mọng nước bằng những loại quả có nhiều chất xơ. Và đặc biệt không nên ăn, uống quá nhiều chất lỏng, đồ ăn mặn.
>>>>>Xem thêm: Cách quan hệ vợ chồng khi mang thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi
Dấu hiệu dư nước ối nếu các bầu nắm rõ, có thể phát hiện sớm, thì có thể được khắc phục nhanh, sẽ không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Do vậy, mẹ hãy thật tích cực trong việc tìm hiểu và tiếp nhận những thông tin hữu ích liên quan đến nước ối – môi trường sống trong bụng mẹ của con yêu, để phòng tránh cũng như khắc phục nhanh chóng nhất nếu có bất thường xảy ra.
Hiền Anh tổng hợp