Động thai là hiện tượng cho thấy sự bất ổn của thai nhi và có nguy cơ sẩy thai, thường khiến các mẹ lo sợ trong thai kỳ. Đặc biệt ở những người làm mẹ lần đầu, động thai thường bị nhầm lẫn với sẩy thai. Vậy động thai là gì? Dấu hiệu nhận biết động thai? Những việc nên làm khi xảy ra hiện tượng động thai? Những câu hỏi ấy sẽ được trả lời đầy đủ trong bài viết này.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu động thai mẹ bầu không nên bỏ qua
Động thai rất nguy hiểm đối với thai nhi, các mẹ nên lưu ý các dấu hiệu của hiện tượng động thai để có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời.
Contents
1. Động thai là gì?
Động thai là hiện tượng tiền sẩy thai. Hiểu một cách đơn giản là sự bất ổn của thai nhi có thể dẫn đến hiện tượng sẩy thai. Động thai thường xảy ra trong ba tháng đầu thai kỳ. Lúc này, bào thai rất yếu, kém phát triển, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị sự tác động của các yếu tố bên ngoài.
2. Dấu hiệu động thai
Những biểu hiện động thai thường gặp là đau bụng dưới, ớn lạnh, nguy hiểm hơn có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo. Có mẹ chỉ xuất hiện vài đốm máu hoặc chảy một ít máu từ vùng âm đạo nhưng có mẹ lại bị chảy máu khá nhiều. Dịch nhờn âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường.
Ngoài ra, cơ thể xuất hiện cảm giác đau tức bụng kèm với đau lưng. Triệu chứng này thường bị bỏ qua vì nó gần với những triệu chứng thường gặp của mẹ bầu. Khi siêu âm thai, thai có hiện tượng bóc tách bánh nhau, thử thai âm tính hay mất triệu chứng mang thai ở giai đoạn đầu thai kỳ.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng động thai
Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ bản thân người mẹ. Thứ nhất, cơ thể mẹ bầu có thể mắc một số bệnh chưa chữa trị dứt điểm trước khi mang thai. Thứ hai, do mẹ hoạt động mạnh, stress lâu ngày. Một số hành động như xoa bụng, tập thể dục, massage nếu tiến hành sai cách có thể gây động thai.
Tìm hiểu thêm: Mẹ đẻ rơi trong nhà tắm vì nghĩ đau đẻ giả
Ngoài ra, hoạt động vợ chồng thường xuyên trong quá trình đầu thai kỳ cũng có thể gây ra hiện tượng động thai.
4. Điều nên làm khi xảy ra hiện tượng động thai
Đầu tiên khi phát hiện dấu hiệu động thai bạn nên đi đến bệnh viện để bác sĩ có thể hỗ trợ tốt nhất, đưa ra phác đồ điều trị. Việc đi khám bác sĩ càng sớm thì tỉ lệ xảy ra rủi ro càng thấp. Nhiều mẹ bầu chủ quan không đi khám thai nên dẫn đến trường hợp đáng tiếc xảy ra. Khi có dấu hiệu động thai nghĩa là thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng sẩy thai bất cứ lúc nào. Mẹ bầu không thể can thiệp trực tiếp mà bác sĩ là người tiến hành chẩn đoán và đưa ra lời khuyên phù hợp. Bác sĩ có thể can thiệp đến sức khỏe thai nhi bằng thuốc hoặc các dụng cụ y tế.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt phù hợp. Nếu trường hợp nguy hiểm, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện để tiến hành theo dõi xét nghiệm cần thiết.
Hạn chế di chuyển, hoạt động nên nằm nghỉ ngơi đúng tư thế. Lúc này, thai nhi đang yếu nếu di chuyển thường xuyên sẽ gây tác động đến vùng bụng và vùng tử cung. Đặc biệt, mẹ bầu cần tránh các động tác tác dụng lực lên vùng bụng hoặc gây sức ép cho vùng tử cung, vùng lưng như cúi gập người, thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng.
Trong thời gian này, tốt nhất mẹ bầu nên nằm trên giường nghỉ ngơi. Khi này, lưu ý nên nghiêng nhẹ sang trái vì ở tư thế này giúp việc lưu thông máu dễ dàng hơn và không gây áp lực lên vùng bụng. Để thoải mái, tránh phù nề mẹ bầu có thể kê một chiếc gối nhỏ ở lưng và ở chân. Những khi mẹ bầu thấy mệt và muốn đổi vị trí nên thay đổi từ từ không nên xoay người nhanh.
Trước khi có ý định mang thai, bạn nên đi khám và giải quyết những căn bệnh của bản thân, tiêm vắc-xin ngừa một số bệnh. Hiện nay, việc tiêm phòng vacxin có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ mà còn tạo ra một lá chắn bảo vệ thai nhi. Trẻ trong bụng mẹ, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện và đặc biệt nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu là từ cơ thể mẹ vì vậy nếu mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng xấu cho trẻ như dị tật. Một số mũi vacxin được nhiều mẹ bầu lựa chọn là sởi, rubella, uốn ván và các mũi tiêm phòng ung thư cổ tử cung,…Mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt của bản thân trước và trong quá trình thai kỳ.
5. Biện pháp phòng tránh động thai
- Duy trì trạng thái tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng áp lực trong cuộc sống.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, uống nhiều nước và hạn chế sử dụng chất kích thích, thực phẩm bẩn.
- Hạn chế sinh hoạt vợ chồng trong giai đoạn thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Độ xóa cổ tử cung và vai trò của nó đối với việc chuyển dạ
- Vận động thể dục phù hợp, có thể tham dự các lớp học yoga dành riêng cho mẹ bầu.
- Quan trọng nhất là khám thai định kỳ, theo dõi thường xuyên và đến ngay bệnh viện nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Những thông tin về động thai mà Blogtretho.edu.vn cung cấp như trên hy vọng sẽ giúp mẹ bầu có thêm kĩ năng chăm sóc thai nhi. Đặc biệt là việc chú trọng chăm sóc thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ. Mẹ hãy thật cẩn thận và kỹ lưỡng, để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và sẵn sàng chuẩn bị chào đón sự có mặt của bé một cách thuận lợi nhé.
Trần Tạ tổng hợp