Dấu hiệu chuyển dạ là một trong những đề tài nhận được sự quan tâm cực kỳ cao, của các mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Điều này thật dễ hiểu, bên cạnh đó cũng còn nhiều băn khoăn lo lắng mà các mẹ muốn được giải đáp, nhất là làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ chính xác.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu chuyển dạ – làm thế nào để bạn nhận ra điều đó
Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ cũng như nhận biết dấu hiệu mang thai vậy. Chúng đều có những khó khăn và thử thách riêng, dễ khiến hết thảy chúng ta đều nghi ngờ, bối rối.
Theo các bác sỹ chuyên khoa sản, kinh nghiệm nhận ra dấu hiệu chuyển dạ của mọi người phụ nữ không giống nhau. Chính trong các lần sinh của một người phụ nữ, dấu hiệu chuyển dạ của họ cũng có thể là rất khác.
Vậy làm sao để chúng ta có thể nhận ra được đâu là dấu hiệu chuyển dạ thật sự, để có thể nhờ đó mà chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn cận kề của mình? Giúp các bầu giải quyết vấn đề này, chúng ta lần lượt cùng điểm qua những điều cần làm sau đây nhé.
Contents
- 1 1. Tập giữ bình tĩnh
- 2 2. Nắm các dấu hiệu chuyển dạ quan trọng phổ biến
- 2.1 2.1 Dấu hiệu chuyển dạ sớm
- 2.2 2.2 Dấu hiệu cho thấy chuyển dạ có thể sẽ diễn ra trong vòng vài ngày tới
- 2.3 2.3 Dấu hiệu chuyển dạ cho thấy em bé đã bắt đầu chuẩn bị ra ngoài
- 2.4 2.4 Dấu hiệu cho thấy em bé đã bắt đầu chuyển động và đang ra ngoài
- 2.5 3. Bạn có thể trải qua rất ít các dấu hiệu chuyển dạ
- 3 4. Một số lưu ý quan trọng khác liên quan đến dấu hiệu chuyển dạ
1. Tập giữ bình tĩnh
Đòi hỏi sự bình tĩnh nơi các bà bầu ở những ngày cận sinh hoặc chính gia đình của họ – như thế thực sự là điều rất khó thực hiện. Song, giữ bình tĩnh lại là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu, để giúp chính các bầu có thể nhận ra, dấu hiệu chuyển dạ có thực là đang diễn ra và nó đang ở mức độ hay giai đoạn nào.
Sự bình tĩnh ở bà bầu trong tam cá nguyệt cuối, tháng cuối, tuần cuối cận thời gian dự sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết, vì bình tĩnh sẽ giúp chị em:
- Nắm bắt được dấu hiệu chuyển dạ diễn ra ở cơ thể như thế nào.
- Kiểm tra danh sách những điều cần làm, đồ đạc, giấy tờ cần chuẩn bị cho việc đi sinh.
- Sắp xếp và dặn dò gia đình hỗ trợ những việc cần thiết trong quá trình mình nhập viện chuẩn bị sinh nở, sinh con và mấy ngày đầu sau sinh con.
Như vậy, dù là rất khó, nhưng các bầu hãy cố gắng hít thở, tập kiểm soát dần trạng thái cảm xúc của mình, để có được sự bình tĩnh cần thiết cho việc sinh con nhé.
2. Nắm các dấu hiệu chuyển dạ quan trọng phổ biến
Mặc dù cơ chế chuyển dạ ở phụ nữ là một quá trình chưa thể giải thích một cách cụ thể và chi tiết, nhưng có ít nhất là 6 dấu hiệu nhận biết sớm và khoảng 10 dấu hiệu chuyển dạ điển hình mà chị em có thể gặp, cũng như trải qua.
Cụ thể hơn, các dấu hiệu chuyển dạ có thể xuất hiện như dưới đây, chị em nên “học thuộc lòng” nhé.
2.1 Dấu hiệu chuyển dạ sớm
- Cảm giác như bụng bầu của mình tụt xuống
- Bạn cảm thấy dễ thở nhưng đồng thời lại đi tiểu nhiều hơn.
- Hoạt động “làm tổ” bị thôi thúc
- Mức độ đau lưng có vẻ ngày càng tăng
2.2 Dấu hiệu cho thấy chuyển dạ có thể sẽ diễn ra trong vòng vài ngày tới
- Bong nút nhầy cổ tử cung
- Tăng dịch tiết âm đạo và kết cấu có thể thay đổi như trong và nhiều hơn, có thể có màu hồng hoặc có lẫn một chút máu.
- Nhu động ruột mềm hơn, dễ bị tiêu chảy hơn.
- Cảm giác bồn chồn
- Bị khó ngủ
- Những cơn co thắt tử cung diễn ra thường xuyên và dày hơn.
2.3 Dấu hiệu chuyển dạ cho thấy em bé đã bắt đầu chuẩn bị ra ngoài
- Các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên, đau đớn, mạnh hơn, không có dấu hiệu giảm hay ngừng lại và gần nhau hơn.
- Các cơn co thắt không biến mất dù bạn di chuyển, thay đổi vị trí ngồi nằm hoặc kể cả đi tắm hay làm gì đó.
- Khi các cơn co thắt diễn ra, bạn cảm thấy khó khăn khi đi lại và khó nói chuyện được.
- Cổ tử cung mỏng dần và mở ra. Dấu hiệu này sẽ được thấy rõ qua việc bác sỹ sản khoa theo dõi và khám kiểm tra.
Tìm hiểu thêm: Thai 34 tuần nặng bao nhiêu kg?
2.4 Dấu hiệu cho thấy em bé đã bắt đầu chuyển động và đang ra ngoài
- Bạn vỡ ối , nước ối có thể là ra từ từ hoặc ra nhiều cùng lúc.
- Rất khó đi lại thậm chí là không đi lại nổi, hay nói chuyện được khi các cơn co thắt diễn ra.
- Các cơn co thắt đều đặn hơn, cách nhau khoảng 20 phút một cơn hoặc ít hơn, có thể sẽ xuất hiện cứ sau 10-15 phút.
- Các cơn co bóp xuất hiện sau mỗi 5 phút, cổ tử cung mở đến khoảng 10cm – bạn đã sẵn sàng sinh em bé ra.
3. Bạn có thể trải qua rất ít các dấu hiệu chuyển dạ
Như đã đề cập từ đầu bài viết, kinh nghiệm và trải nghiệm chuyển dạ của mỗi phụ nữ thậm chí là mỗi lần sinh của một người không hoàn toàn giống nhau.
Các dấu hiệu chuyển dạ có thể được liệt kê và đề cập khá rõ nhưng bạn có thể sẽ trải qua rất ít các dấu hiệu này, hoặc có thể không nhận ra một số dấu hiệu trong đó.
Một lần nữa, việc giữ bình tĩnh của bạn lại cho thấy là vô cùng cần thiết và quan trọng, trong thời khắc “dầu sôi lửa bỏng” này. Chắc chắn làm được điều này là vô cùng khó, nhưng khi mọi việc còn ở phía trước đang chờ, ngay từ lúc này, bạn hãy bắt đầu tập bài tập hít thở và kiểm soát tình thế của mình để chuẩn bị nhé.
4. Một số lưu ý quan trọng khác liên quan đến dấu hiệu chuyển dạ
4.1 Dấu hiệu chuyển dạ sớm trước 37 tuần
Chuyển dạ sớm trước 37 tuần hoàn toàn có thể sảy ra với bất cứ bà bầu nào. Và, chuyển dạ sớm trước 37 tuần là trường hợp sinh non . Dấu hiệu sinh non thường gắn với trên 4 cơn co thắt, diễn ra đều đặn, đau đớn trong 1 giờ kèm theo dấu hiệu vỡ ối.
Như thế, nếu bạn nhận ra mình có dấu hiệu chuyển dạ trước 37 tuần, hoặc vỡ ối và co thắt báo chuyển dạ trước 37 tuần, cần nhập viện ngay.
4.2 Các dấu hiệu buộc bạn phải nhập viện càng sớm càng tốt
- Nếu bạn nhận thấy cử động vận động của em bé giảm nhiều.
- Chảy máu đỏ tươi và lượng nhiều hơn đốm máu báo sinh.
- Đau đầu, chóng mặt và nhìn không rõ vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật .
- Vỡ ối và nước ối có màu xanh, màu đậm. Có thể nước ối có lẫn phân su của em bé, rất nguy hiểm cho em bé.
4.3 Lưu ý khác
- Luôn trong tư thế sẵn sàng cho việc đi sinh.
- Hãy để đồ đạc chuẩn bị đi sinh ở vị trí gần cửa, dễ di chuyển nhất.
- Hãy để giấy tờ tùy thân và các giấy tờ cần thiết khác cho việc nhập viện ở nơi dễ thấy nhất, dễ lấy và lấy nhanh nhất. Cũng như, có ít nhất chồng bạn cùng mẹ bạn hoặc chị em nào của bạn giúp bạn đi sinh, cũng biết vị trí của nó.
- Hãy lưu số điện thoại của nữ hộ sinh bạn biết và số của bác sỹ sản khoa đã thăm khám và theo dõi sức khỏe thai kỳ cho bạn.
- Hãy lưu số các dịch vụ xe vận chuyển như xe taxi và lưu ít nhất là trên 2 số.
- Luôn bảo đảm điện thoại đầy pin.
- Trong trường hợp cảm thấy nghi ngờ bất cứ điều gì về chuyển dạ hoặc vấn đề của em bé, hãy liên lạc ngay với bác sỹ của bạn.
- Lưu ý cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là, từ khi bạn vỡ ối hoặc xuất hiện máu báo sinh đến lúc em bé ra ngoài lòng mẹ hãy còn một khoảng thời gian nữa, có thể là vài tiếng, thậm chí là vài ngày. Do vậy, một lần nữa, bạn cần bình tĩnh, có thể tranh thủ ăn nhẹ và tắm rửa qua rồi nhập viện nhé.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu bị táo bón có nên rặn và cách đối phó với chứng táo bón khó chịu trong thai kỳ
Dấu hiệu chuyển dạ khá quan trọng và việc nhận biết được các dấu hiệu này cũng quan trọng không kém. Qua những chia sẻ súc tích ở trên, Chuyên mục Sinh con rất hy vọng các bầu có thể nắm kỹ để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn của mình diễn ra tốt đẹp. Chúc các bầu luôn khỏe, dồi dào năng lượng và giữ đủ bình tĩnh, để đón con yêu đến với thế giới thuận lợi, mà không gặp bất cứ trắc trở nào, các bầu nhé.
Nguồn tham khảo: Live Science, American Pregnancy & Bloomlife
Cát Lâm tổng hợp và lược dịch