Đau bụng khi rụng trứng và những cách khắc phục cơn đau

Rate this post

Đau bụng khi rụng trứng là hiện tượng thường gặp ở một số chị em khi đến ngày rụng trứng. Trong những ngày này, thường là mỗi tháng một lần, chị em cảm thấy những cơn đau căng tức, hoặc đau quặn, thì có thể “thủ phạm” chính là đau bụng khi rụng trứng. Nhưng chị em cũng đừng quá lo lắng, vẫn có những cách khắc phục cho những cơn đau đó. 

Bạn đang đọc: Đau bụng khi rụng trứng và những cách khắc phục cơn đau

Đau bụng trong ngày rụng trứng có phải là biểu hiện bất thường hay không hoặc có cách nào giảm nhẹ những cơn đau này không? Blogtretho.edu.vn xin mời các bạn tham khảo thông tin dưới đâ, để dễ dàng hơn trong việc giải đáp những câu hỏi này.

Đau bụng khi rụng trứng và những cách khắc phục cơn đau

1. Hiểu về chu kì kinh nguyệt của mình

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn được xác định bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ, cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Một chu kỳ điển hình kéo dài 28 ngày nhưng đa phần chị em có chu kỳ dài hoặc ngắn hơn con số này.

Bạn có thể theo dõi một vài chu kỳ để cảm nhận sự thay đổi của cơ thể

Trong nửa đầu của chu kỳ “đèn đỏ” (trước khi rụng trứng), bạn sẽ có kinh nguyệt, nội mạc tử cung dày lên và hormone bắt đầu làm việc để kích hoạt sự rụng trứng.

Trong nửa sau của chu kỳ (sau khi rụng trứng), nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ thụ tinh thành công, hoặc cơ thể lại tiếp tục chuẩn bị để đào thải nội mạc tử cung khi kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.

2. Xác định thời điểm rụng trứng

Sự rụng trứng thường xảy ra ở thời điểm giữa của chu kỳ. Nếu bạn có chu kỳ 28 ngày điển hình, thì sự rụng trứng sẽ xảy ra xung quanh ngày 14.

Nếu bạn không thể xác định được thời điểm rụng trứng có thể theo dõi và cảm nhận bản thân trong một vài tháng để nhận ra thời điểm này.

Đau bụng khi rụng trứng và những cách khắc phục cơn đau

3. Các dấu hiệu đau bụng khi rụng trứng

2 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn xác định cơn đau do rụng trứng:

  • Bạn gặp phải cơn đau ở bụng dưới, quanh vùng xương chậu hoặc cảm thấy căng tức bụng xung quanh thời điểm giữa của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cơn đau này sẽ biến mất trong vòng một ngày và không xuất hiện trở lại cho đến khi bạn rụng trứng ở chu kỳ tiếp theo.

Nếu bạn nhận thấy cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên của bụng vào thời điểm đó thì cũng đừng ngạc nhiên, vì đa phần chúng ta chỉ rụng 1 quả trứng trong 1 chu kỳ ở buồng trứng trái hoặc phải mà thôi.

Đau bụng khi rụng trứng và những cách khắc phục cơn đau

4. Khắc phục những cơn đau bụng khi rụng trứng

4.1 Chờ đợi cơn đau trôi qua

Nếu các triệu chứng cơn đau chỉ nhẹ hoặc có xu hướng tự biến mất một cách nhanh chóng (một số phụ nữ cảm thấy đau chỉ một vài phút), bạn không cần phải làm bất cứ điều gì cả. Chỉ cần cảm nhận và chờ đợi cơn đau trôi qua.

4.2 Dùng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau kéo dài và khiến bạn khó chịu, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau cơ bản như ibuprofen, naproxen, và acetaminophen để giảm các triệu chứng cơn đau của bạn.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như liều lượng thuốc trước khi dùng.

Tìm hiểu thêm: 6 bệnh di truyền nên kiểm tra trước khi mang thai

Đau bụng khi rụng trứng và những cách khắc phục cơn đau

4.3 Chườm nóng

Một số chị em giảm cơn đau bằng cách chườm nóng vào khu vực đau và họ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều với cách này, bạn cũng có thể tận dụng để khắc phục cơn đau khi rụng trứng.

4.4 Tắm nước ấm hoặc nước nóng

Tắm nước ấm hoặc nước nóng cũng có tác dụng như việc chườm nóng, nhưng nhiều người cảm thấy được thư giãn và dễ chịu hơn.

Bạn hoàn toàn có thể tắm hoặc chườm nóng, tùy theo sở thích của mình.

Đau bụng khi rụng trứng và những cách khắc phục cơn đau

4.5 Dùng thuốc tránh thai

Nếu cơn đau vô cùng khó chịu, bạn có thể dùng thuốc tránh thai nội tiết tố để giảm cơn đau. Thuốc tránh thai hằng ngày có chứa nội tiết tố có thể ngăn chặn sự rụng trứng để giảm sự thụ thai.

Vì thế, đây cũng là phương án giảm cơn đau nếu bạn quá khó chịu.

5. Các dấu hiệu cho thấy cơn đau khi rụng trứng của bạn trở nên nghiêm trọng

Đối với nhiều phụ nữ, rụng trứng gây đau đớn và khó chịu hơn cả khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cơn đau kéo dài hơn một ngày, hoặc gặp bất cứ dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất:

  • Đau bụng đi kèm sốt
  • Đi tiểu đau, buốt
  • Đỏ hoặc viêm da trên bụng hoặc khu vực khung xương chậu
  • Buồn nôn hoặc nôn nghiêm trọng
  • Chảy máu âm đạo nhiều
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Sưng bụng

Đau bụng khi rụng trứng và những cách khắc phục cơn đau

6. Khám bác sỹ để loại trừ các cơn đau do bệnh lý khác

Đề phòng những cơn đau bất thường dễ nhầm lẫn với đau bụng khi rụng trứng là một lưu ý quan trọng mà các chị em không nên bỏ qua.

Ở một số người, triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang, u xơ buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung cũng gây những cơn đau vào thời kỳ rụng trứng. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn nên ghi chép lại một cách chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình với các triệu chứng cơn đau cụ thể, mức độ và thời gian kéo dài cơn đau để tìm hướng xử lý thích hợp.

Trong trường hợp cơn đau kéo dài quá lâu, hoặc nghi ngờ điều gì đó bất thường, bạn nên đi khám và bác sĩ sẽ dựa trên những ghi chép của bạ, để kiểm tra sơ bộ bên ngoài để xác định nguyên nhân cơn đau.

Nếu bạn bị đau dữ dội hoặc phát hiện thấy dấu hiệu bất thường sau khi kiểm tra sơ bộ, bạn có thể tiếp tục siêu âm bụng dưới hoặc siêu âm đầu dò âm đạo, thử máu hoặc chụp X-quang theo chỉ định của bác sĩ, để tìm ra nguyên nhân cuối cùng của cơn đau.

Đau bụng khi rụng trứng và những cách khắc phục cơn đau

>>>>>Xem thêm: Mang thai ở 40 tuổi mẹ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh, thông minh

Những thông tin về nguyên nhân đau bụng trong ngày rụng trứng và cách giảm đau hiệu quả trên đây, chắc chắn sẽ giúp cho các chị em phụ nữ có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn. Nếu không may gặp phải những trường hợp đau bụng khi rụng trứng bất thường, thì bạn nên đến ngay các trung tâm y tế để nhận sự tư vấn của bác sĩ. 

Bích Ngọc tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *