Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

Rate this post

Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng có thể xảy ra với bất cứ mẹ bầu nào ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Tùy vào từng tình trạng cụ thể liên quan mà tình trạng đau bụng dưới có thể được xem bình thường hay nghiêm trọng cần được can thiệp y tế ngay.

Bạn đang đọc: Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

1. Về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Nói đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai – chắc chắn mọi mẹ bầu đều lo lắng thậm chí là sợ hãi, nhất là lo có chuyện gì đó đang xảy ra với em bé của mình. Tuy nhiên, đau bụng dưới khi mang thai không đơn giản là như vậy, mà có thể là các trường hợp khác nhau.

Đau bụng dưới có thể là tình trạng bình thường hay được xem là một phần bình thường của thai kỳ, phản ảnh những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu khi em bé đang lớn dần lên.

Bên cạnh đó, đau bụng dưới khi mang thai cũng có thể rơi vào các tình huống nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe thai kỳ. Sự nghiêm trọng có thể đe dọa đến sự an toàn của em bé, hay sức khỏe của mẹ hoặc cả hai do tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà cần phải can thiệp y tế để phát hiện, điều trị đúng hiệu quả để đảm bảo an toàn cho thai kỳ hoặc sức khỏe của thai phụ.

Vậy, đau bụng dưới khi mang thai cụ thể ở những tình trạng nào là bình thường không đáng lo ngại hoặc ở những tình huống nào là nghiêm trọng để mẹ bầu có thể phân biệt và có các xử trí phù hợp, kịp thời? – Câu trả lời có ngay cho các bầu ở dưới đây, chúng ta cùng theo dõi tiếp nhé.

Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

2. Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng bình thường

2.1 Đau dây chằng

  • Là cơn đau khá đặc trưng mà nhiều mẹ bầu có thể cảm nhận qua cảm giác đau nhói, nhưng cũng có thể là cảm giác âm ỉ kéo dài. Tình trạng này xảy ra do khi thai lớn dần, tử cung phát triển, các dây chằng bị kéo căng làm cho mẹ bầu cảm thấy đau hay cảm thấy cực kỳ khó chịu. Những lúc mẹ bầu thay đổi vị trí ngồi, nằm, đi đứng, làm việc nặng,…đều có thể xuất hiện cơn đau này.
  • Đau dây chằng thường diễn ra ở tam cá nguyệt thứ 2 và thường là vô hại.
  • Để giảm bớt tình trạng khó chịu do đau dây chằng gây ra mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý, đi lại chậm, làm việc nhẹ nhàng, tránh căng thẳng, thường xuyên thay đổi tư thế nhưng thực hiện nhẹ nhàng,…những cách này đều có thể giúp mẹ làm nhẹ cơn đau và giảm sự khó chịu.

Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

2.2 Đầy hơi và táo bón

  • Tình trạng đầy hơi và táo bón có thể được xem là tình trạng phổ biến nhất diễn ra hầu như với mọi mẹ bầu, trong bất cứ thời điểm nào ở thai kỳ của họ. Đầy hơi và táo bón có thể diễn ra ngay cả khi mẹ bầu ăn rất ít. Nguyên nhân là do khi mang thai , nồng độ progesteron tăng lên. Khi nhiều hormone được giải phóng, thì quá trình tiêu hóa của mẹ bầu bị chậm lại.
  • Để giảm bớt tình trạng đầy hơi và táo bón, mẹ bầu cần lưu ý cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình. Chú trọng và tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, kết hợp tập thể dục đều đặn để cải thiện tình trạng. Nếu tình trạng táo bón khi mang thai trở nên nghiêm trọng có thể sử dụng thuốc làm mềm phân, thuốc an toàn cho thai kỳ, cách này cũng giúp giảm đầy hơi táo bón rất hiệu quả.

Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

2.3 Các cơn co thắt Braxton Hicks

  • Các cơn co thắt Braxton Hicks sẽ làm cho bà bầu có cảm giác cơ bụng bị thắt chặt. Các cơn co thắt này được xem là cơn đau giả hay cơn đau mang tính “thực hành” trước khi diễn ra các cơn đau thật chuyển dạ.
  • Các cơn co thắt Braxton Hicks cũng chỉ dừng lại ở việc gây khó chịu cho mẹ bầu như không đe dọa hoặc gây nguy hiểm cho mẹ và bé, tuy nhiên các bà bầu luôn được nhắc nhở cần cảnh giác để phân biệt giữa con gò giả và cơn gò thật. Thường, sau các cơn gò giả, bà bầu sẽ trở lại bình thường. Còn các cơn gò chuyển dạ thật thường diễn ra gần nhau hơn, kéo dài trong một khoảng thời gian và kèm theo cảm giác đau đớn hơn là sự khó chịu.
  • Các cơn co thắt Braxton Hicks thường xảy ra khi ở thời điểm thai 37 tuần , nhưng cũng có thể xuất hiện sớm hơn tùy từng mẹ bầu.
  • Theo các bác sỹ chuyên khoa, các cơn co thắt Braxton Hicks xuất hiện do bà bầu bị mất nước. Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung nước, đảm bảo uống nước đầy đủ để giảm nhẹ sự khó chịu do các cơn gò giả gây ra nhé.

Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

2.4 Các nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai

Ngoài 3 tình trạng rất phổ biến ở trên khiến bà bầu bị đau bụng dưới , cũng có thể có một số nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị khó chịu như liên quan đến việc tử cung phát triển do thai nhi lớn lên, tình trạng tiêu hóa, đau dạ dày, sỏi thận hay thậm chí chỉ là do quá nhạy cảm với thức ăn,…Các trường hợp này cũng đều được xem là không đe dọa đến sức khỏe thai kỳ.

3. Đau bụng dưới khi mang thai là nghiêm trọng

3.1 Mang thai ngoài tử cung

  • Tình trạng mang thai ngoài tử cung theo các báo cáo sức khỏe sinh sản và thai kỳ những năm qua cho thấy, tỉ lệ các bà bầu gặp phải là 1/50. Mang thai ngoài tử cung sẽ khiến cho bà bầu đau bụng từ khó chịu đến dữ dội và kèm theo chảy máu.
  • Mang thai ngoài tử cung thường biểu hiện khá rõ trong khoảng giữa tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Và nếu gặp phải tình trạng này, bà bầu bắt buộc phải được can thiệp y tế, chấm dứt thai kỳ để bảo đảm an toàn sức khỏe thậm chí là tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Cẩm nang cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

3.2 Nhau bong non

  • Nhau bong non là tình trạng nhau thai tách khỏi tử cung người mẹ trước khi em bé được sinh ra. Đây là trường hợp đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của thai nhi, cũng như tình trạng an toàn của cả mẹ bầu.
  • Nhau bong non thường sẽ làm cho mẹ bầu đau bụng liên tục, còn dạ dày thì như bị căng cứng. Tình trạng bị đau trong trường hợp này sẽ kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Kèm theo đau bụng, mẹ bầu còn cảm thấy đau lưng và có thể sẽ chảy máu âm đạo dưới dạng loãng.
  • Nhau bong non thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, dù có thể nặng nhẹ khác nhau nhưng đều được xếp vào mức độ cấp cứu sản khoa, có quá trình xử lý phức tạp. Và, khi gặp tình trạng này, mẹ bầu có thể được thúc đẩy sinh thường qua ngả âm đạo, hoặc mổ lấy thai cấp cứu,…

Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

3.3 Sảy thai

  • Sảy thai tự nhiên chiếm khoảng từ 15-20% trong số các bà bầu và được xem là tình trạng mất thai phổ biến nhất.
  • Tình trạng sảy thai có các dấu hiệu như khiến mẹ bầu bị đau bụng, có các cơn co thắt thực sự diễn ra liên tục sau mỗi 5-20 phút. Kèm theo các cơn đau bụng này là đau lưng từ nhẹ đến nặng, tình trạng chảy máu đỏ tươi hoặc nâu, có mô hoặc như cục máu đông xuất ra ngoài qua âm đạo. Cùng với đó các dấu hiệu mang thai khác cũng sẽ giảm đột ngột hoặc biến mất.
  • Sảy thai thường xảy ra nhất trong 13 tuần đầu của thai kỳ và khi gặp phải tình trạng này, bà bầu bắt buộc phải được can thiệp y tế bao gồm thăm khám, đánh giá tình trạng, dựa vào đó để có cách xử lý điều trị phù hợp.

Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

3.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một trong những bệnh khi mang thai phổ biến thường gặp và có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ như tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc thai bị nhẹ cân,…
  • Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, ngoài cảm giác bị đau bụng dưới, bà bầu còn cảm thấy bị nóng rát khi đi tiểu, rất khó chịu, đau lưng, đau xương chậu, có thể kèm theo sốt, đổ mồi hôi ớn lạnh, buồn nôn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu ở các mứ độ khác nhau đều cần phải được điều trị y tế triệt để, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

3.5 Tiền sản giật

  • Dù tiền sản giật thường kèm hiện tượng đau bụng trên, nhưng tình trạng buồn nôn, nôn và tăng áp lực lên bụng sẽ khiến bà bầu đau toàn ổ bụng và cả vùng bụng dưới. Kèm theo đau bụng, bà bầu còn có thể cảm thấy đau phía dưới xương sườn phía bên phải. Tiền sản giật còn có rất nhiều biểu hiện khác ngoài đau bụng như bà bầu mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, giảm thị lực,…
  • Tiền sản giật thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là tình trạng mà bất cứ người phụ nữ nào dù trải qua hay chưa hoặc sắp trải qua cuộc sống mẹ bầu đều rất e sợ. Vì, biến chứng của tiền sản giật khá nghiêm trọng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Với mẹ, có thể bị tăng huyết áp, suy tim, phù phổi cấp, suy gan, viêm thận mạn,…Với thai nhi, tình trạng gặp phải có thể là chậm phát triển, sinh non, thai chết lưu,…
  • Mẹ bầu bị tiền sản giật ở mức độ nhẹ cần phải nghỉ ngơi, đo huyết áp liên tục, theo dõi, ăn nhạt, uống đủ nước. Nếu tình trạng nặng, mẹ bầu phải nhập viện để theo dõi kỹ hơn, nhằm có các biện pháp xử trí phù hợp từ điều trị nội ngoại khoa, dùng thuốc đến mổ lấy thai hoặc chủ động chấm dứt thai kỳ.

Đau bụng dưới khi mang thai – tình trạng bình thường và nghiêm trọng mẹ bầu nên biết

>>>>>Xem thêm: Các loại sữa tắm dành cho bà bầu đang bán chạy hiện nay

Như vậy, đến đây chúng ta có thể thấy rất rõ ràng, đau bụng dưới khi mang thai có thể liên quan đến bất kỳ khả năng nào. Do đó, mẹ bầu cần nắm được tình trạng cụ thể của mình khi đau, đánh giá được mức độ cũng như các biểu hiện khác kèm theo hoặc không. Đây là bước rất quan trọng để có thể xác định được tình trạng đau bụng là bình thường không nguy hại, hoặc rơi vào tình trạng nghiêm trọng hơn cần được can thiệp y tế ngay. Blogtretho.edu.vn hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên thật hữu ích cho các bầu, để chị em có thêm cơ sở theo dõi sức khỏe thai kỳ của mình thêm phần tốt hơn và yên tâm hơn.

Nguồn tham khảo: American Pregnancy, What To Expect và một số nguồn khác

Cát Lâm tổng hợp và lược dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *