Cúng đầy tháng bé trai gồm những gì? Vì sao phải cúng đầy tháng bé trai? Cách sắp đặt mâm cúng và khấn như thế nào? Với những ai lần đầu làm cha mẹ thì đây quả là nỗi băn khoăn lớn. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về điều này trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cúng đầy tháng bé trai gồm những gì?
Cúng đầy tháng là nghi lễ để bé yêu chính thức ra mắt dòng họ tổ tiên. Quan trọng hơn, việc cúng đầy tháng còn mang ý nghĩa bày tỏ lời cảm ơn đến các Bà Mụ, Đức Ông cũng như cầu mong sự phù hộ, che chở cho bé được khỏe mạnh. Do đó, nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai cần được chú trọng bởi việc này mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Contents
1. Vì sao phải cúng đầy tháng bé trai?
Việc cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái đều rất quan trọng. Cúng đầy tháng là nghi thức không thể bỏ qua. Theo quan niệm dân gian, đứa trẻ được sinh ra là do Đức Ông và 12 Bà Mụ nặn thành. Trong 12 Bà Mụ, mỗi Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận của đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân…
Nghi lễ cúng đầy tháng chính là lễ cúng nhằm tạ ơn Bà Mụ và Đức Ông đã đem đứa trẻ đến với gia đình, giúp mẹ tròn con vuông. Cúng đầy tháng cũng như là nghi lễ ra mắt đứa bé với ông bà tổ tiên cũng như mọi người xung quanh, cầu mong ông bà phù hộ và mọi người sẽ cưu mang, che chở cho đứa bé.
2. Mâm cúng đầy tháng bé trai gồm những gì?
Cúng đầy tháng cho bé trai là nghi lễ không thể thiếu. Vậy mâm cúng đầy tháng bé trai gồm những gì? Như đã nói ở trên, theo dân gian, bé trai do Đức Ông và 12 Bà Mụ nặn thành nên mâm cúng đầy tháng cho bé trai cần đầy đủ những lễ vật dưới đây:
2.1 Lễ vật cúng 12 bà Mụ
- 12 ly nước
- 12 đĩa xôi nhỏ
- 12 chén chè nhỏ
- 12 chén cháo nhỏ
- 2 đĩa bánh hỏi
- 12 đĩa thịt quay (khoảng 2kg)
- 12 đĩa các loại bánh dành cho trẻ con
- Hàng mã (giấy tiền)
2.2 Lễ vật cúng Đức Ông
- Ba đĩa xôi lớn
- Một tô chè lớn
- Một tô cháo lớn
- Một con gà luộc
- Một miếng thịt quay
- Một đĩa hoa quả
- Trầu cau
- Hàng mã (giấy tiền)
Tìm hiểu thêm: Sau sinh kinh nguyệt không đều nguyên nhân do đâu?
Ngoài các lễ vật này thì cần có đủ hương, đèn, một bình hoa, một bình trà, rượu, nước, gạo, muối, muỗng và một đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu đũa).
Tùy từng vùng miền mà phong tục cúng đầy tháng có sự khác nhau đôi chút. Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì cũng tùy vào phong tục từng nơi. Tuy nhiên, về cơ bản thì mâm cúng đầy tháng cần đầy đủ những lễ vật trên.
3. Cách sắp đặt mâm lễ và khấn
Đã biết được cúng đầy tháng bé trai gồm những gì, bạn cũng cần biết cách sắp đặt mâm lễ cúng như thế nào. Khi sắp đặt mâm đồ cúng, cần chia thành 2 mâm, mâm trên và mâm dưới (cách nhau không quá 10 phân). Trong đó, mâm nhỏ và thấp hơn để bày lễ vật cúng Đức Ông, còn mâm lớn và cao hơn sẽ bày lễ vật cúng 12 Bà Mụ. Cách đặt mâm cúng luôn tuân theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”, tức phía Đông là vị trí đặt bình hoa và phía Tây là vị trí đặt lễ vật.
Sau khi đặt đầy đủ lễ vật cúng đầy tháng bé trai trên bàn cúng, người lớn trong gia đình, dòng họ (thường là ông, bà) sẽ đại diện thực hiện nghi lễ cúng và khấn.
>>>>>Xem thêm: Bé 8 tháng tuổi biết làm gì và mẹ nên làm thế nào để giúp con phát triển tốt hơn
Sau khi thắp hương, người đại diện cúng đọc bài khấn: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), năm… Ngày cháu (nội hoặc ngoại…) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.
Giờ thì bạn đã biết mâm cúng đầy tháng bé trai gồm những gì cũng như cách sắp đặt mâm cúng và cách khấn rồi đúng không nào? Và cũng tùy từng vùng miền, hay điều kiện gia đình mà bạn có thể chọn nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản hay cầu kỳ sao cho phù hợp nhất.
Tuyết Nguyễn tổng hợp