Cúng đầy tháng bé gái là nghi lễ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm tạ ơn sự phù hộ độ trì của 12 bà mụ và đức ông đã che chở, bảo vệ cho “mẹ tròn con vuông”. Đồng thời, đây còn là dịp để cha mẹ cầu xin các vị thần linh phù hộ cho bé có được cuộc sống bình an và hạnh phúc sau này.
Bạn đang đọc: Cúng đầy tháng bé gái sao cho đầy đủ và trọn vẹn nhất
Tùy theo văn hóa mỗi vùng miền sẽ có cách cúng đầy tháng bé gái khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản cũng có nhiều nguyên tắc chung bắt buộc gia đình phải thực hiện đúng, nếu muốn những lời cầu phúc cho bé thành hiện thực.
Contents
1. Cúng đầy tháng bé gái và cách tính ngày tổ chức
Theo truyền thống, ông cha ta sẽ tính ngày đầy tháng cho bé theo lịch âm. Một số nơi tính theo nguyên tắc “ nam trồi nữ sụt” tức là:
- Nếu bé trai thì sẽ tính ngày đầy tháng tăng lên 2 ngày so với ngày sinh của bé. Ví dụ: Bé trai sinh ngày 6/11 âm thì ngày tổ chức đầy tháng sẽ là 8/12 âm lịch
- Nếu bé gái thì sẽ tính ngày đầy tháng lùi lại 2 ngày so với ngày sinh của bé. Ví dụ: Bé gái sinh ngày 6/11 âm thì ngày tổ chức đầy tháng sẽ là 4/12 âm lịch
Quy tắc “nam trồi nữ sụt” có ý nghĩa như một lời chúc tốt đẹp cho tương lai của bé. Lý do bé trai trồi 2 là vì ông cha ta quan niệm con trai phải bản lĩnh, mạnh mẽ, xông xáo tiến về phía trước thì mới thành công được. Còn bé gái sụt 1 thể hiện ý nghĩa con gái phải biết công dung ngôn hạnh, biết nhường nhịn thì gia đạo mới ấm êm và hạnh phúc.
Lễ cúng đầy tháng cho bé gái thường sẽ được tổ chức vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối vì người xưa cho rằng, đây là hai khung giờ tốt đề cầu bình an cho bé. Tuy nhiên, hiện nay giờ giấc còn phụ thuộc vào sự sắp xếp hoặc tập quán sinh hoạt của mỗi gia đình.
2. Cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng đầy tháng cho bé gái?
Bàn đến dịp đầy tháng, chắc chắn mẹ nào cũng lo lắng nhất là mẹ mới sinh lần đầu hoặc chưa từng có kinh nghiệm cúng đều sẽ băn khoăn cúng đầy tháng cho bé gái nên chuẩn bị những gì . Để chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé gái, bố mẹ cần chuẩn bị mâm cúng dành cho 12 bà Mụ và Đức Ông. Theo quan niệm xưa, 12 bà mụ sẽ là những người sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình sinh nở của người phụ nữ. Từ khi mang thai, ốm nghén đến lúc đứa trẻ chào đời sẽ có những bà Mụ khác nhau phụ trách và đảm nhiệm.
Do đó, trong mâm cúng, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau đây:
Mâm cúng 12 bà mụ
- 12 đĩa trầu được têm cánh phượng
- 12 đĩa xôi nhỏ (có thể dùng xôi gấc hoặc xôi đậu xanh)
- 12 chén chè trôi nước
- 12 chén cháo nhỏ
- 12 ly nước lọc
- 1 mâm ngủ quả
- 1 bình hoa
- Hương, đèn cầy, nến
- Chén, bát cùng với 12 đôi đũa hoa
- Quần áo, giấy tiền, vàng mã cho 12 bà mụ
Mâm cúng đức ông
- Rượu
- 1 mâm ngũ quả
- 1 bát cháo lớn
- Giấy tiền, vàng mã
- 1 đĩa Thịt lợn hoặc gà luộc, tôm, cua, ốc luộc
- 3 đĩa xôi lớn
- 1 bình hoa
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia đình tiến hành bày trí mâm cúng sao cho cân đối và phù hợp nhất. Về cách bày biện mâm cúng nên tuân theo nguyên tắc “đông bình tây quả”, tức là mâm cúng đặt ở phía tây còn bình hoa đặt ở phía đông. Về cơ bản, cách chuẩn bị lễ vật và bày trí mâm cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai tương đối là giống nhau, chỉ khác ở chỗ trên mâm cúng bé gái thường có chè xôi nước và giấy độ thế nữ, còn cúng đầy tháng cho bé trai , mâm cúng sẽ có chè đậu trắng và giấy độ thế nam.
3. Ý nghĩa hoa cúng trong mâm lễ đầy tháng của bé gái
Bên cạnh các lễ vật như: mâm cơm, chè xôi, hương, rượu,… thì khi cúng đầy tháng cho bé gái lúc nào cũng phải có một bình hoa đẹp. Vậy cúng đầy tháng thì nên dâng loại hoa nào? Chắc hẳn đây là vấn đề mà rất nhiều gia đình quan tâm. Dưới đây, Chuyên mục Có con 0-12 tháng của Blogtretho.edu.vn sẽ nêu ý nghĩa của từng loại hoa để gia đình dễ dàng chọn lựa hoa cúng đầy tháng cho bé.
3.1. Hoa Cát tường
Hoa cát tường là loại hoa được rất nhiều người yêu thích bởi cái tên chứa đựng nhiều điều “may mắn” của nó. Đây làlà loài thường được chọn với ý nghĩa cầu chúc sự bình an và yên bình trong cuộc sống thường nhật của đứa bé sau này.
Tìm hiểu thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con
3.2. Hoa đồng tiền
Loài hoa đồng tiền là biểu tượng của sự hạnh phúc, hàm ý đem đến cho các bé một tương lai tươi sáng, vui vẻ, sung túc giàu sang và thành đạt.
3.3. Hoa ly
Hoa Ly là một loài hoa biểu trưng cho vẻ đẹp thanh cao và quý phái, nó không những tượng trưng cho sắc đẹp mà còn là thể hiện sự công dung ngôn hạnh của người phụ nữ trong gia đình.
4. Bài khấn cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản
Nội dung bài văn khấn cúng đầy tháng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên sẽ có những chi tiết khác nhau ở mỗi gia đình. Tuy nhiên, về cơ bản bài văn khấn phải có những nội dung sau đây:
Đầu tiên người làm lễ sẽ đọc khấn các các vị thần, các vị tiên nương
Đọc tên cha mẹ, tên thường gọi của đứa trẻ ở nhà cùng ngày tháng năm sinh
Đọc địa chỉ mà gia đình bé đang sinh sống
Đọc mong muốn, nguyện vọng của cha mẹ dành cho bé
Cuối cùng người làm lễ sẽ nói “Nam mô a di đà phật” ba lần rồi kết thúc buổi lễ.
5. Nghi thức khai hoa cho bé gái
Sau nghi lễ cúng 12 bà mụ và các vị thần linh sẽ là nghi thức khai hoa cho bé. Một số nơi còn gọi là nghi thức “bắt miếng”. Nghi thức này có ý nghĩa thể hiện mong muốn của ba mẹ đối với con gái của mình sau này lớn lên sẽ xinh đẹp, đoan trang thùy mị, nói năng nhẹ nhàng, nết na. Nghi lễ sẽ được thực hiện như sau:
Bé gái sẽ được đặt lên chính giữa bàn, người lớn tiến hành rót trà và thắp hương để xin phép bắt miếng.
Tiếp theo, mẹ sẽ bồng bé một tay, còn tay kia sẽ cầm một nhánh hoa quơ trước miệng bé và đọc bài khấn:
“ Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
Sau khi kết thúc nghi lễ, mọi người sẽ lì lì và gửi đến bé những lời chúc phúc bình an để kết thúc nghi lễ.
>>>>>Xem thêm: Chụp ảnh cho bé ở đâu đẹp – lưu ý hữu ích dành cho bố mẹ
6. Nghi lễ đặt tên cho bé gái
Tương tự đối với nghi lễ bắt miếng ở trên, bố mẹ cũng sẽ khấn và xin ý kiến các cụ bằng cách gieo đồng xu. Nếu như đồng xu là 1 sấp 1 ngửa nghĩa là các cụ đã đồng ý với cái tên đó của bé gái. Còn nếu cả hai đồng xu lại cùng sấp hoặc cùng ngửa liên tục 3 lần thì bố mẹ nên nghĩ tên khác để đặt cho con.
Tuy nhiên, hiện nay mọi nghi lễ đã được đơn giản hóa, chỉ giữ lại những nghi lễ có tính bắt buộc. Nghi thức xin tên cho bé cũng không còn phổ biến nữa bởi vì theo quy định, bé sau khi sinh phải đặt tên ngay để làm giấy khai sinh.
Với những chia sẻ khá chi tiết và đầy đủ như trên, Blogtretho.edu.vn hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu được ý nghĩa và biết cách tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái thật chu đáo và trọn vẹn. Điều này theo quan niệm truyền thống sẽ mang lại nhiều may mắn cho tương lai của bé sau này.
Phụng Nguyễn tổng hợp