Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước trước đây là một chủ đề gây khá nhiều tranh cãi. Tuy hiện nay, vấn đề này đã giảm bớt tranh luận, song vẫn tồn tại đó nỗi băn khoăn của các bà mẹ trẻ về việc, cho trẻ sơ sinh uống nước sớm thì liệu sẽ như thế nào. Bài viết sau đây với 4 câu trả lời tiên quyết sẽ giúp mẹ giải tỏa mọi nỗi niềm liên quan đến chủ đề này. Các mẹ hãy cùng theo dõi nhé.
Bạn đang đọc: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước và 4 câu trả lời cơ bản nhất định mẹ nào cũng phải biết
Contents
1. Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?
1.1 Có
1.1.1 Nước lọc
- Trong trường hợp trẻ sơ sinh đã trên 6 tháng tuổi – tức tối thiểu ở thời điểm bé đã bắt đầu ăn dặm.
- Lượng nước cho trẻ ở thời điểm này vẫn chỉ là bổ sung, khoảng 30-60ml/ ngày, còn lại lượng nước chính vẫn là từ sữa mẹ.
- Khi trẻ lớn hơn, lượng nước có thể tăng lên từ 80-120ml/ ngày.
- Lượng nước như trên là lượng nước trung bình, còn lại có thể ít hơn hoặc nhiều hơn một chút là phụ thuộc vào độ tuổi và nhu cầu cụ thể của trẻ.
1.1.2 Nước ép trái cây
Về nước trái cây cho trẻ sơ sinh, mặc dù lý thuyết cho rằng, trẻ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể được cho uống nước ép, song thực tế đều được khuyên nếu có, nên cho trẻ uống nước trái cây như nước cam, cần pha loãng với tỉ lệ 1:10, lượng nước cam trung bình có thể là 5ml + 50m nước đun sôi để nguội/ ngày. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống thường xuyên.
Phần lớn để an toàn hơn cho trẻ, chúng ta được khuyên nên cho trẻ uống nước trái cây phù hợp khi con trên 1 tuổi, để phòng tránh việc dung nạp lượng đường quá sức hoặc một số thành phần khác, mà cơ thể trẻ chưa xử lý được.
1.2 Không
Trong trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và không cần bổ sung bất cứ loại nước nào khác kể cả nước lọc.
Mọi trường hợp cần bổ sung nước cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đều cần rất thận trọng và đều cần có ý kiến hoặc sự giám sát của bác sỹ khoa nhi.
1.3 Quan điểm và lập trường
Chúng ta đều biết rằng, nói đến việc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không, đều gặp phải những cuộc tranh cãi. Những năm trước đây, tranh xảy ra chủ yếu là giữa các thế hệ phụ nữ trong cách nuôi con của họ. Vì, nhiều năm trở về trước, các bà mẹ của các thế hệ trước vẫn cho trẻ sơ sinh uống nước, rơ lưỡi bằng mật ong – là chuyện rất bình thường và trẻ em – là thế hệ phụ nữ hiện đại chúng ta đều lớn lên mà “không sao cả”.
Tuy nhiên, ở hiện tại, chúng ta – những bà mẹ trẻ đã được tiếp cận nhiều hơn, thường xuyên hơn với các tư tưởng tiến bộ, cách nuôi con khoa học, trong đó có cả vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ và một vấn đề vô cùng đơn giản khác là việc trẻ sơ sinh uống nước. Và trong việc nuôi con khoa học này, về cơ bản quan điểm là không cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước để tránh các hệ lụy không tốt có thể xảy ra với trẻ, tác động đến quá trình phát triển của trẻ một cách hiện hữu rõ hoặc âm thầm, các mẹ nên tham khảo, tiếp nhận và giữ lập trường này nhé.
2. Có trường hợp ngoại lệ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước hay không?
Câu trả lời là có. Trong một số trường hợp đặc biệt như trẻ bị tiêu chảy ở mực độ nặng, trẻ sẽ được bác sỹ cho uống nước điện giải để đề phòng mất nước. Hoặc bé bị táo bón nặng cần phải can thiệp y khoa, thì trong trường hợp này, bé cũng có thể được bổ sung nước hoặc nước ép táo với lượng phù hợp và dưới sự giám sát của bác sỹ.
Tìm hiểu thêm: Đặt tên con gái năm 2020 theo phong thủy với 15 nhóm tên hay nhất
3. Cho trẻ sơ sinh uống nước sớm và hệ lụy – điều nhất định mẹ nào cũng cần biết
Đây là điều quan trọng mà mọi bà mẹ đều phải nằm lòng, nhằm bảo đảm an toàn cho con cũng như sự phát triển của bé diễn ra suôn sẻ trong suốt 6 thàng đầu đời, lẫn thời gian sau đó. Nếu tự ý cho trẻ uống nước sớm (dưới 6 tháng tuổi), các hệ lụy con có thể gặp phải như:
3.1 Còi xương, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng
Vì trong sữa mẹ đã cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ, nên việc bổ sung nước tùy ý sẽ dẫn đến tình trạng bé biếng bú do uống nước đã no. Khi con không nhận đủ dinh dưỡng, nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, chậm tăng cân và đương nhiên nếu mẹ không biết rõ thì tất yếu tình trạng suy dinh dưỡng sẽ xảy ra.
Hậu quả này diễn ra âm thầm và đôi khi chúng ta không thấy được bằng mắt thường trong quá trình diễn tiến của nó. Và, khi thấy cụ thể việc trẻ biếng bú, lười ăn, chậm tăng cân,…thì đã là các biểu hiện lâm sàng, dù có thể là chưa muộn để cải thiện hay thay đổi và điều trị, song đây vẫn là điều đáng tiếc vì chính cách chăm con của chúng ta làm chậm sự phát triển của trẻ.
3.2 Ngộ độc nước
Biểu hiện ngộ độc nước ở trẻ sơ sinh là buồn ngủ, trẻ khó chịu và thậm chí co giật. Điều này xảy ra do lượng nước dư thừa làm loãng nồng độ natri trong cơ thể, bài tiết ra ngoài, dẫn đến thiếu hụt natri. Thiếu hụt natri ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, khiến con buồn ngủ, nặng hơn có thể co giật và hôn mê.
3.3 Dễ bị mắc bệnh
Trước hết, bệnh thường gặp nhất khi cho trẻ sơ sinh uống nước quá sớm là khiến bé bị bệnh vàng da hoặc làm nặng thêm bệnh vàng da (nếu trẻ bị mắc bệnh này sau sinh). Nguyên nhân là do nước làm tăng nồng độ bilirubin liên quan đến bệnh này.
Bệnh thường gặp thứ 2 là tiêu chảy. Do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện đề kháng còn yếu, nước không an toàn hoặc không đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, sẽ dễ làm trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột , khiến con dễ bị tiêu chảy.
4. Mẹ làm gì khi trẻ sơ sinh khát?
Thực chất trẻ sơ sinh không như trẻ lớn và người lớn, em bé không cần nước như cách chúng ta cần. Do đó, mẹ không cần phải băn khoăn thái quá trong việc buộc phải làm dịu cơn khát của con. Trẻ bú mẹ hay bú bình, hầu như đều đã nhận đủ cả lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Do đó, mẹ cần chú ý đến các cữ bú của trẻ, và lượng sữa bé bú, để đảm bảo con đã được cung cấp đủ dinh dưỡng và lượng nước cần thiết qua mỗi lần bú.
>>>>>Xem thêm: Đặt tên cho con theo ngũ hành như thế nào là tốt nhất
Chúng ta có thể thấy rằng, có nên cho trẻ sơ sinh uống nước là một vấn đề thực ra không cần phải tranh cãi, nhưng thực tế lại không thể tránh khỏi điều này. Quan điểm nuôi con của mỗi bà mẹ, hoặc mỗi thế hệ mỗi khác, song chúng ta đừng quên, nuôi con khoa học đúng cách nhất là những tháng năm đầu đời, chính là cách chúng ta đang giúp bé phát triển tối ưu nhất. Đây chính là nền tảng để con phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ trong tương lai, nên không có điều gì khiến chúng ta phải hối tiếc, nếu quan điểm và cách nuôi con của chúng ta là đúng và hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Cát Lâm tổng hợp