Chiều dài xương đùi thai nhi được tính bắt đầu từ tuần thứ 8 thai kì với các chỉ số như: FL, BPD, EFW, GH, TTB tương ứng theo tuần để tính tuổi thai, trọng lượng thai nhi, chiều cao.
Bạn đang đọc: Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn có phải con bị down?
1. Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn có nguy hiểm?
Dựa vào chiều dài xương đùi thai nhi, mẹ sẽ có thể biết bé có phát triển bình thường hay không. Đối với thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường thì mẹ hoàn toàn yên tâm nghỉ dưỡng để chào đón thai nhi.
Một số mẹ khác thì sẽ lo lắng khi chiều dài xương đùi thai nhi ngắn và lo sợ con sẽ bị dị tật chân tay như chân tay ngắn, khèo tay hoặc bệnh down chẳng hạn. Thực ra lo lắng này không hẳn không có cơ sở.
Theo các bác sĩ, xương đùi ngắn được xem là một dấu hiệu làm tăng từ 2-3 lần hội chứng Down. Tuy nhiên, chiều dài xương đùi ngắn chỉ là một dấu hiệu mềm, nghĩa là có nguy cơ làm tăng chứ hoàn toàn không có nghĩa, bất kỳ em bé nào chiều dài xương đùi ngắn cũng đều bị down.
Chiều dài xương đùi ngắn không hẳn là một bất thường về mặt cấu trúc và nó còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền của mỗi cá nhân. Thông thường, để đánh giá nguy cơ bệnh Down, bác sĩ sẽ phải đo khoảng dày da gáy, tiền sử bệnh tật của mẹ, tiền sử trước đây của thai nhi,…
Ngoài ra, để xác định xương đùi bé có tốt hay không cần phải đo mật độ khoáng xương và nhiều thông số khác để đánh giá. Do đó, nếu mẹ thấy băn khoăn khi chiều dài xương đùi của bé ngắn, mẹ nên nói với bác sĩ để được làm thêm các xét nghiệm.
2. Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần
Để có thể biết chiều dài xương đùi của thai nhi nằm trong ngưỡng an toàn hay không, mẹ có thể dựa vào bảng tra dưới đây:
Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu
>>>>>Xem thêm: Các bài tập yoga cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe thai kỳ
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)