Cháo cho bé 7 tháng tuổi mẹ nên chế biến như thế nào là đúng cách? Mẹ nên biết rằng các món cháo cho bé 7 tháng không cần phải loãng và mịn như lúc trẻ 6 tháng tuổi, nhưng cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu biết lật, biết bò nên cần cung cấp nhiều dưỡng chất, để trẻ có thể hoạt động và phát triển tốt hơn.
Bạn đang đọc: Cháo cho bé 7 tháng tuổi mẹ nên nấu như thế nào?
1. Chọn nhóm thực phẩm nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi
Các loại nhóm chất thực phẩm mẹ có thể dùng để nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi ăn như:
Nhóm chất đạm: cá hồi, cá lóc, tôm, lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt bò…là nhóm thực phẩm góp phần xây dựng nên các tế bào, nguyên liệu để tạo ra dịch tiêu hóa, các nội tiết tố có lợi cho sự phát triển của bé. Yêu cầu tỷ lệ đạm động vật ở trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi là 70% trong tổng khẩu phần ăn hàng ngày.
Nhóm chất béo: các loại dầu vừng, dầu oliu….vừa là nguồn cấp năng lượng vừa là thành phần của màng tế bào và mô não. Ngoài ra, chất béo còn là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K hòa tan, hấp thu vào cơ thể trẻ. Bé từ 7 tháng tuổi trở đi sẽ có nhu cầu cần nạp chất béo khoảng 40% trong tổng khẩu phần ăn hàng ngày.
Nhóm vitamin và khoáng chất: yến mạch, trái cây hoa quả, bánh, rau củ… cung cấp các vitamin, nước và một số khoáng chất, giúp cung cấp chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, tăng tải cholesterol. Trẻ nhận đủ lượng rau, trái cây sẽ không bị táo bón, da mịn màng, ít mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng.
Nhóm chất bột đường: khoai, bắp…..cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Chiếm 50% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ.
Khi bé 7 tháng tuổi tùy vào khả năng hấp thu thức ăn, nhu cầu cụ thể của bé, ngoài các cữ bú sữa, mẹ nên cho bé ăn 1- 2 bữa cháo trong một ngày để trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất. Lượng thực phẩm trung bình một ngày mẹ có thể cho bé 7 tháng tuổi ăn là: 20 gram gạo, 20 gram các loại thịt, cá, tôm, trứng… và 20 gram rau củ quả, ngoài ra mẹ cũng nên thêm 1 chút dầu ăn vào các món ăn của bé yêu.
Cháo cho bé 7 tháng tuổi mẹ không nên nêm gia vị vào thức ăn dặm nhất là muối, vì sẽ ảnh hưởng tới sự bài tiết của thận cùng hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Và quá trình chế biến cũng khá quan trọng, có những lưu ý cần thiết mẹ ghi nhớ để tránh làm mất vitamin trong cháo cho con.
2. Chế biến thức ăn dặm đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ
Mẹ không nên dùng gạo đã bị xay xát quá kỹ và có màu quá trắng để nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi ăn. Vì gạo lúc đó đã bị mất nhiều chất dinh dưỡng và có thể còn bị dùng hóa chất để bảo quản nên sẽ không tốt cho trẻ.
Khi nấu cháo, mẹ không nên vo gạo quá kỹ. Vì việc vo gạo quá kỹ sẽ làm mất đi lớp cám gạo chứa nhiều dưỡng chất vitamin quan trọng cho cơ thể như vitamin B1…Để gạo được làm sạch đúng thì mẹ nên thực hiện theo cách sau: cho gạo vào xoong, rồi đổ nước vào và khuấy nhẹ tay để loại bỏ trấu, bụi bẩn của gạo 1-2 lần là có thể đem đi nấu.
Mẹ nên canh một lượng nước vừa đủ để nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi. Vì nước cháo chiếm khoảng 60% lượng vitamin của nồi cháo, nên nếu mẹ đổ nước quá nhiều thì đồng nghĩa với việc mẹ phải bỏ bớt nước để cháo được ngon hơn, mà như thế lại vô tình làm mất đi một lượng vitamin bổ dưỡng cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: 6 dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Khi nấu cháo cho bé , mẹ nên dùng nước sôi để nấu. Nước sôi sẽ giúp hạt gạo dẻo hơn và hạn chế làm mất các chất dinh dưỡng có trong gạo, vì nước sôi sẽ làm cho màng ngoài của hạt gạo bị co lại. Khi nấu cháo bằng nồi cơm điện hay nồi thông thường thì mẹ vẫn nên dùng nước sôi để nấu để hạn chế sự hao hụt của vitamin. Vì hạt gạo nếu được nấu bằng nước lạnh sẽ bị trương, nên khi sôi các chất dinh dưỡng sẽ dễ dàng bay ra ngoài. Khi cháo sôi, mẹ nên để nhỏ lửa và hạn chế mở nắp nồi để tránh việc vitamin bị bay ra ngoài.
Khi nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi mẹ cũng nên thay đổi thường xuyên giữa các loại cháo khác nhau như:
- Cháo gà, cháo thịt bò, cháo cá hồi, cháo rau củ… để kích thích khẩu vị của trẻ.
- Đồng thời khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên mẹ có thể tăng lượng rau xanh cho các bé lên khoảng 500 gram đến 600 gram/ tháng, để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện nhất.
- Bên cạnh các bữa cháo cho bé 7 tháng tuổi, mẹ có thể tăng thêm các bữa ăn phụ cho bé như: sữa chua các loại , váng sữa, hoặc các loại trái cây có vị ngọt. Từ 19 giờ trở đi, khi trẻ có dấu hiệu của sự thèm ăn thì mẹ có thể cho bú thêm để tránh việc bé quấy khóc vào ban đêm.
>>>>>Xem thêm: Đặt tên con trai ở nhà năm 2022: Gợi ý những cái tên dễ nhớ và đáng yêu nhất
Khi bé 7 tháng tuổi đã có nhiều biểu hiện của việc mọc răng, nên khi chế biến thức ăn mẹ không cần phải xay, nghiền nhuyễn như khi bé còn 6 tháng tuổi, mà có thể thay bằng các loại thực phẩm mềm hơn để con yêu tập mút, tập nhai như rau, củ, hoa quả mềm… Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý để tránh bé nuốt cả miếng to, sẽ không tốt cho bé.
Vậy là giờ mẹ đã biết cách nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi đúng cách, đủ và bảo đảm dinh dưỡng cho bé nhà mình măm măm rồi đúng không nào. Blogtretho.edu.vn hy vọng các mẹ sẽ luôn đồng hành cùng con yêu trong các bữa ăn đủ chất mỗi ngày, để con ngày một phát triển khỏe mạnh hơn. Chúc các mẹ chăm con khỏe và nuôi con ngoan nhé!
Kim Chi tổng hợp