Việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi hẳn là sẽ khác so với tháng đầu tiên. Thời điểm này, các bé cũng đã biết thể hiện quan điểm, mong muốn hoặc báo hiệu điều không của cơ thể mình cho mẹ biết thông qua tiếng khóc của bé. Vậy phải làm sao để hiểu được tiếng khóc của trẻ? Các mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo một số cách nhận biết tiếng khóc của trẻ qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi – cách mẹ nhận biết tình trạng của bé qua tiếng khóc
Contents
1. Đặc điểm chung trẻ 2 tháng tuổi
Trẻ 2 tháng tuổi nặng trung bình khoảng 5,6kg đối với bé trai và 5,17kg với bé gái, các bé có mức tăng khoảng 150 – 200 gram mỗi tuần. Trẻ 2 tháng tuổi vẫn ngủ nhiều ( 9 – 18 tiếng/ ngày) mỗi giấc ngủ từ 1 – 3 tiếng, trẻ cần được bú sữa mẹ đều đặn, thậm chí là bú vào ban đêm, mẹ có thể cho trẻ bú cách nhau từ 3-4 tiếng hoặc 5-6 tiếng tùy nhu cầu của mỗi bé. 2 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cho bé.
Lúc này, trẻ đã biết kiểm soát cơ thể tốt hơn như giữ đầu ổn định khi nằm và khi được giữ thẳng đứng. Trẻ vô cùng thích thú khi tự khám phá và đùa nghịch với tay chân của mình.
Khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của bé, nhưng nếu mẹ gặp phải một số trường hợp dưới đây thì không thể cho bé bú, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé:
- Người mẹ mắc bệnh viêm gan, thương hàn, bệnh kiết lị và bệnh lao,..
- Người mẹ mắc bệnh tim, bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư ác tính…
- Khi mẹ bị cảm mạo, bệnh viêm tuyến sữa, sốt cao nên tạm dừng cho bé bú sữa, đợi khi khỏi bệnh mới cho bé bú lại.
- Khi mẹ mắc bệnh và uống loại thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Mẹ mắc bệnh thần kinh cũng không nên cho bé bú sữa.
2. Nghe và hiểu tiếng khóc của bé như thế nào?
Khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi, trẻ muốn gì hay khó chịu ra sao chỉ biết khóc để cho mẹ biết. Vậy làm sao để phân biệt được tiếng khóc của bé, các mẹ tìm hiểu những đặc đểm sau:
2.1 Bé khóc vì cảm thấy đói
Khi bị đói, tiếng khóc của bé rất to, vang, vừa khóc vừa quay ngược quay xuôi, miệng mút, chóp chép tìm thức ăn. Chỉ cần cho bú bé, bé sẽ ngừng khóc. Khi được ăn no, bé sẽ ngủ ngoan hoặc tỏ ra vui vẻ, thoả mãn.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn mẹ nên biết
2.2 Bé bị ốm hoặc bị lạnh
Bé không ngừng gào khóc, làm cách nào cũng không nín. Có lúc bé khóc thét lên và khóc lâu, kèm theo nóng sốt, sắc mặt tái, nôn trớ hoặc tiếng khóc nhỏ yếu, tinh thần mệt mỏi, không ăn. Đây là biểu hiện bé bị ốm, cần nhanh chóng khám chữa bệnh cho bé.
Khi bị lạnh, tiếng khóc của bé yếu ớt, sắc mặc trắng bệch, tay chân lạnh, cơ thể co lại. Lúc này mẹ cần ôm bé vào lòng hoặc đắp thêm chăn. Bé cảm thấy ấm sẽ không khóc nữa.
2.3 Bé bị nóng hoặc khóc do bị ướt tã
Nếu bé khóc mà mặt đỏ tía tai, mồ hôi ướt hết đầu tóc và toàn thân, thì có thể là bé bị nóng do đắp chăn dày hoặc mặc quần áo dày. Mẹ hãy bỏ bớt chăn ra, hoặc cởi bớt quần áo cho bé, bé sẽ dần không khóc nữa.
Bé đang ngủ ngon, bỗng nhiên khóc to lên như ấm ức điều gì đó. Mẹ hãy nhanh chóng kiểm tra, vì có thể bé tè ra tã hoặc quần rồi. Nhanh chóng thay tã cho bé, bé sẽ nín.
>>>>>Xem thêm: Cách đặt tên cho bé trai và bé gái hợp phong thủy năm 2018, bố mẹ cùng tham khảo nhé!
2.4 Bé khó chịu do tư thế ngủ
Có thể bé nằm mơ hoặc không thích tư thế nằm ngủ của mình, muốn thay đổi nhưng không được nên khóc kèm theo cựa quậy, vặn mình. Lúc này, mẹ hãy vỗ nhẹ vào bé và nói: “ Mẹ ở đây, đừng sợ nhé!” hoặc có thể thay đổi tư thế ngủ cho bé, bé sẽ tiếp tục ngủ ngon.
Các mẹ thấy đấy, chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cũng vất vả không kém tháng đầu tiên. Tuy nhiên, bé cũng đã biết đưa ra những tín hiệu để báo cho mẹ biết. Nếu mẹ lưu ý kỹ và tinh tế, chắc chắn sẽ nắm bắt được tình trạng của bé qua tiếng khóc. Chăm sóc trẻ 2 tháng thật sự vất vả nhưng bé luôn khỏe mạnh và phát triển là mẹ hạnh phúc rồi phải không nào. Hy vọng với những chia sẻ mà Blogtretho.edu.vn vừa đề cập như trên sẽ giúp ích được các mẹ trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc bé thật tốt mỗi ngày.
Ngọc Huyền tổng hợp